Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp đại học hệ từ xa ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 39)

Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tuy mới thành lập từ năm 1995, nhưng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng CBQL giáo dục có một quá trình phát triển khá dài (từ năm 1967 đến nay).

Thời kỳ từ 1967 đến 1980 có tên gọi là trường bồi dưỡng giáo viên lên trình độ Cao đẳng, Đại học, vừa làm nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hàng ngũ cốt cán của ngành giáo dục, bao gồm các cán bộ quản lý: Trường Mẫu giáo, Nhà trẻ, trường Phổ thông cấp I và cấp II, cán bộ chuyên viên phòng giáo dục.

Từ năm 1981 đến 1989 trường có tên là: Trường cán bộ quản lý giáo dục Nghệ Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng CBQL ngành học Mầm non, CBQL cấp I và cấp II.

Từ năm 1990 đến 1995 trường CBQL sáp nhập với trường BTVH dân chính tỉnh lấy tên là trường cán bộ quản lý giáo dục và bổ túc văn hóa tỉnh Nghệ An. Trường có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. - Dạy bổ túc văn hóa cấp III.

Từ tháng 12 – 1995 đến nay, Trung tâm GDTX được thành lập trên cơ sở sáp nhập với trường bổ túc văn hóa với Trung tâm đào tạo đại học Tại chức của tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 3201/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1995 của UBND tỉnh Nghệ An [19]. Có thể khái quát nhiệm vụ chính của Trung tâm là:

a. Điều tra, nghiên cứu nhu cầu học tập trên địa bàn, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức các chương trình và hình thức học tập phù hợp với từng loại đối tượng.

b. Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, THCN để tổ chức đào tạo hệ Vừa làm vừa học và Từ xa ở trình độ Đại học, Cao đẳng, THCN cho cán bộ, công chức, viên chức, công dân trong khu vực Nhà nước và các thành phần Kinh tế - Xã hội.

c. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin, truyền thông, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn Nghệ An, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

d. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

e. Đào tạo cán bộ nghiệp vụ trường học (văn thư, lưu trữ, thư viện, thiết bị, thí nghiệm).

f. Nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm về hoạt động Giáo dục & Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp đại học hệ từ xa ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 39)