xa.
Như đã nói, Đào tạo từ xa đặc biệt coi trọng quá trình tự đào tạo của người học song như thế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người giáo viên. Người giáo viên phải là người biết tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học viên để qua đó khơi dậy từ trong sâu thẳm tâm hồn của sự khát khao học tập, niềm mê say tự nghiên cứu, tự tìm tòi sáng tạo. Mặt khác, người giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý, nhận thức, nhu cầu, hoàn cảnh của người học để trên cơ sở đó, xác lập các phương pháp dạy học phù hợp. Ngoài kiến thức chuyên môn, người giáo viên cần có những kiến thức nhất định về loại hình đào tạo từ xa, có những phương pháp kỹ năng phù hợp với loại hình đào tạo này. [15].
Như vậy, để nâng cao chất lượng, cần phải tập trung và xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng GDTXa của các cơ sở đào tạo.
Ngoài khả năng giảng dạy gián tiếp thông qua hệ thống học liệu và tương tác với sinh viên thông qua các phương tiện truyền thông và internet, các giáo viên còn có điều kiện tham gia giảng dạy trực tiếp cho sinh viên ngay các điểm tập trung ở các địa phương.
Trong một thời hạn rất hạn chế (khoảng 15 đến 25% so với hệ chính quy), với một đối tượng học khá đa dạng, công tác giảng dạy trên lớp của giáo
viên chủ yếu là hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức môn học. Việc giải đáp thắc mắc ít được thực hiện vì phần lớn sinh viên không đặt câu hỏi để giáo viên có thể trao đổi. Giáo viên thường giảng theo đề cương thống nhất của học phần do cơ sở đào tạo đã thông qua. Khi kết hợp các học phần, giáo viên thường kết hợp lồng ghép rèn luyện các kỹ năng đọc, hiểu, lập dàn bài. kỹ năng làm bài kiểm tra và thi kết thúc học phần cho sinh viên. Nhìn tổng thể, cách học trên lớp của học viên thường tỏ ra thụ động, có nhiều bất cập do chưa hình thành được kỹ năng đọc tài liệu.
Nhận thức rõ vấn đề đó, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, trong nhiều năm qua, Trung tâm đã không ngừng cải tiến công tác quản lý, tổ chức hoạt động dạy học nói riêng, quá trình đào tạo nói chung.
Việc quản lý, tổ chức tốt hoạt động dạy học Trung tâm đã thực hiê ̣n các biê ̣n pháp sau:
- Tổ chức các hô ̣i giảng, hô ̣i thảo báo cáo kinh nghiê ̣m giảng da ̣y cũng như thảo luâ ̣n bàn về biê ̣n pháp nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c.
- Thông qua viê ̣c xây dựng nhiều kênh thông tin như phóng vấn giáo viên và ho ̣c viên, qua phiếu điều tra...
- Các khâu của quá trình dạy học theo hình thức dạy học phải hướng đến các vấn đề cốt lõi sau đây:
- Thừa nhận, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, mục đích, giá trị, nhân cách của người học.
- Dựa vào trình độ và khả năng hiện có của người học, khai thác và sử dụng nó như là một sức mạnh tổng hợp.
- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để mọi người học có thể tổ chức hoạt động học tập một cách tốt nhất.
- Tối đa hoá sự tham gia của người học, tối thiểu hoá sự can thiệp, áp đặt của người dạy trong quá trình học tập.
- Hình thành tính tự tin, chủ động , tính tự giác và tích cực nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người học.
- Coi trọng quá trình học của học viên hơn là việc ghi nhớ, tái hiện thông tin, coi trọng phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề hơn là mức độ nắm bắt tri thức.
- Giáo viên không còn là người truyền đạt tri thức một chiều mà là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho học viên học tập theo hướng “thầy thiết kế, trò thi công”.
- Sinh viên không chỉ biết làm việc một cách độc lập, riêng lẻ mà còn phải biết hợp tác với nhau trong quá trình học tập.
Nhận xét:
Mặc dầu trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa nhưng do những yếu tố khách quan của loại hình đào tạo này nên chất lượng vẫn chưa được như mong muốn.Qua khảo sát 84 học viên ở 16 cơ sở giáo dục cử học viên học tại trung tâm có 18.75% ý kiến cho rằng chủ yếu dùng phương pháp đoàm thoại, có 12.5% ý kiến dùng phương pháp trực quan, có 68.75% ý kiến dùng phương pháp ôn, giảng luyện. Trung tâm GDTX do thiếu thốn về CSVC - TBDH chưa có đủ phòng thí nghiệm, thư viện chưa đáp ứng nhu cầu. Trang TBDH tuy có được quan tâm, đầu tư nhưng chưa ngang tầm, trong khi nhu cầu cho một môi trường giáo dục đủ và đạt yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, học tập của ngành học xem ra còn khá xa xôi với các trung tâm GDTX, việc dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới
phương pháp dạy và học của giáo viên và học viên đều còn nhiều khó khăn khi chất lượng học viên thấp, việc tiếp thu còn rất hạn chế.