1.3.3.1 Phương pháp quản lý hoạt động dạy học
- Hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c: Là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình lĩnh hô ̣i tri thức, qua đó hình thành và phát triển nhân cách của mình. Người thầy là chủ thể của hoa ̣t đô ̣ng da ̣y với nô ̣i dung da ̣y ho ̣c theo chương trình quy đi ̣nh, bằng hình thức nhà trường; vai trò chủ đa ̣o của hoa ̣t đô ̣ng da ̣y được biểu hiê ̣n với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển ho ̣c sinh ho ̣c tâ ̣p, giúp ho ̣c sinh nắm kiến thức, hình thành kỹ năng thái đô ̣. Hoa ̣t đô ̣ng da ̣y có chức năng kép là truyền đa ̣t thông tin da ̣y và điều khiển hoa ̣t đô ̣ng [12; tr. 65].
Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo đặc thù, có nhiều khác biệt với đào tạo chính quy được tổ chức trong các trường đại học. Vì vậy phương thức quản lý và và tổ chức hoạt động dạy học nói riêng, hoạt động đào tạo theo hình thức từ xa nói chung cũng có những nét đăc thù so với các loại hình đào tạo khác [21; tr.1]. Như đã nêu trên nội dung quản lý hình thức giáo dục từ xa gồm: Quản lý về chương trình đào tạo, về lịch trình đào tạo, về quy trình kiểm tra chất lượng, về tài liệu, giáo trình, học liệu phục vụ đào tạo, về vấn đề giảng viên giảng dạy cho GDTX. Nếu công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng quy trình sẽ giúp các cơ sở đào tạo nắm chắc được tình hình giảng dạy của giáo viên, qua đó động viên được mặt tốt, điều chỉnh khắc phục những mặt xấu.
GDTXa đặt người học vào vị trí trung tâm theo đúng nghĩa của quá trình đào tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học. Dạy học theo hình thức từ xa phải lấy tự học làm mục tiêu và động lực. Như vậy, cần phải quản lý và tổ chức có hiệu quả HĐDH và các điều kiện hỗ trợ khác nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên năng lực tự học cho học viên ĐTTXa theo hướng:
- Huy động sự tham gia tích cực của học viên trong quá trình học tập trên lớp bằng nhiều cách: biết nghe giảng, ghi chép độc lập, tiếp nhận thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, khẩn trương theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường các hoạt động độc lập của GV ngoài lớp học như ôn tập, luyện tập, thực hành, thí nghiệm, điều tra, quan sát.
- Khuyến khích các hoạt động ứng dụng tri thức vào thực tiễn, vào hoạt động nghề nghiệp.
- Mặt khác, để cải tiến hoạt động tự học của học viên, cần chú trọng đến việc tạo ra các yếu tố, các điều kiện cơ bản sau:
- Hình thành thái độ, nhu cầu động cơ đối với tự học, theo đó, hình thành cho học viên thói quen tự học.
- Cần quan tâm đúng mức đến việc hình thành cho học viên các phương pháp tự học, các kỹ năng lập kế hoạch tự học, hệ thống các kỹ năng làm việc với sách, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, luyện tập, kỹ năng kiểm tra đánh giá.
- Tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự can thiệp, áp đặt của người dạy trong quá trình học tập.
- Hình thành tính tự tin, chủ động, tính tự giác và tích cực nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người học.
- Coi trọng quá trình học của học viên hơn là việc ghi nhớ, tái hiện thông tin, coi trọng phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề hơn là mức độ nắm bắt tri thức.
- Giáo viên không còn là người truyền đạt tri thức một chiều mà là người tổ chức, điều khiển hướng dẫn cho học viên học tập theo hướng “thầy thiết kế, trò thi công”
- Học viên không chỉ biết làm một cách độc lập, riêng lẻ mà còn phải biết hợp tác với nhau trong quá trình học tập.
Để quản lý, tổ chức có hiệu quả HĐDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, một vấn đề đặt ra nữa là cần phải tăng cường hợp tác chặt chẽ với các trường đại học liên kết nhằm tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học, các giáo viên có trình độ chuyên môn cao tham gia vào hoạt động đào tạo của Trung tâm. Việc hợp tác, tổ chức với các cơ sở đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức ĐTTXa phát triển rộng khắp cả nước, đồng thời nhằm phát hiện chủ trương “Xây dựng xã hội học tập” của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo
Quyết định số 112/2005/QĐ-TT ngày 18/05/2005. Nghi ̣ quyết Hô ̣i nghi ̣ lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã chỉ rõ ”Mở rô ̣ng các hình thức ho ̣c tâ ̣p thường xuyên, đă ̣c biê ̣t là hình thức ho ̣c từ xa”. Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam lần thứ IX đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoa ̣ch đào ta ̣o nhân lực theo phương thức kết hợp ho ̣c tâ ̣p trung, ho ̣c từ xa, ho ̣c qua máy tính”[17.tr.110].
1.3.3.2. Phương pháp quản lý quy trình kiểm tra chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo nói chung đều phụ thuộc nhiều vào hai đối tượng: Người dạy và người học.Công tác quản lý cũng quan trọng và cần thiết. Thế nhưng ở phương thức đào tạo từ xa, người dạy và người học có đặc thù riêng nên người quản lý có tầm quan trọng đặc biệt.
- Người dạy: Người dạy công tác ở các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước, trình độ chuyên môn lứa tuổi, kinh nghiệm giảng dạy khác nhau. Người dạy không chịu sự quản lý về chính trị, kinh tế, chuyên môn.. Tất cả đều phụ thuộc vào tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mỗi người.
- Người học: Phần lớn người học đã có công việc ổn định, tuổi tương đối cao, nghỉ học nhiều năm nên có hạn chế trong việc tiếp thu ( nhất là các học phần thuộc các ngành đào tạo khoa học tự nhiên.) Về động cơ học tập, không ít học viên chỉ muốn có bằng cấp, ít quan tâm đến mục tiêu nâng cao trình độ. Trong khi đó, hình thức học từ xa lại rất cần yếu tố tự giác học tập. Trong bối cảnh như vậy, công tác quản lý quy trình kiểm tra chất lượng đào tạo ở hình thức đào tạo từ xa cần phải được xem là một công việc quan trọng, mang đặc thù riêng. [27;tr.58].
Từ nhận thức và quan điểm như trên trong những năm qua cơ sở đào tạo từ xa Trung tâm chúng tôi đã có những cố gắng nhất định trong việc cải tiến nội dung và phương pháp quản lý chất lượng đào tạo như phân cán bộ
chủ nhiệm, quản lý các lớp cụ thể với các tiêu chuẩn đánh giá được đưa ra như tiêu chuẩn chọn người dạy, thực hiện ngân hàng đề và đặc biệt phải biết lắng nghe ý kiến của học viên.
Đối với người học chú ý kiểm tra vở tự học, tăng cường kiểm tra bài thu hoạch ở nhà, tổ chức thanh kiểm tra chặt chẽ và nghiêm túc thi kết thúc học phần, quản lý chặt chẽ về kết quả thi. Đặc biệt, kết quả học tập của học viên cần được đánh giá một cách khách quan, trung thực. Kết quả học tập một môn học cần phải được đánh giá trong quá trình dưới dạng bài tiểu luận, kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn. Hình thức thi có thể tiến hành dưới dạng tự luận hoặc trách nhiệm, hoặc kết hợp. Chính nhờ những cố gắng như trên trong mấy năm qua đa số học viên thấy được giá trị việc học, tự giác, say sưa, tích cực tự nghiên cứu nâng cao chất lượng tự đào tạo. Chất lượng “đầu ra” của giáo dục từ xa phải tương đương với học viên tốt nghiệp hệ chính quy thì xã hội mới ủng hộ và các nhà quản lý mới yên tâm.
Để quản lý tốt việc kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học các nhà quản lý giáo dục cần phải:
+ Nắm vững các quy chế của nghành, quy định của các cơ quan đơn vị và các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục Bộ GD & ĐT, Sở GD_ĐT.
+ Xây dựng và quản lý kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên.
+ Tổng hợp kết quả kiểm tra để phân tích, đánh giá kế hoạch dạy học của giáo viên, đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, chính xác. Kiểm tra đánh giá là mô ̣t khâu hết sức quan tro ̣ng trong quy trình đào ta ̣o.
Kiểm tra đánh giá là mô ̣t khâu hết sức quan tro ̣ng trong quy trình đào ta ̣o. Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, mỗi hình thức kiểm tra đánh giá đều có mă ̣t ma ̣nh và mă ̣t yếu nhất đi ̣nh. Vì vâ ̣y, trong quá trình tổ chức thi,
kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của người ho ̣c cần phải phối hợp các hình thức thi, kiểm tra đánh giá để đa ̣t hiê ̣u quả. [28.tr.23].
Công tác kiểm tra, đánh giá nếu được quản lý chặt chẽ, kịp thời, chính xác, sẽ giúp cho nhà quản lý nắm được thực trạng tình hình dạy học nói chung và loại hình đào tạo từ xa nói riêng để có biện pháp quản lý kịp thời hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết luận chương 1
Nội dung nghiên cứu được trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận của công tác quản lý các lớp đào tạo đại học hệ từ xa tại Trung tâm GDTX Nghệ An. Có thể tóm tắt như sau:
Các khái niệm được trình bày một cách khái quát. Trong đó, khái niệm quản lý đào tạo các lớp đại học hệ từ xa được trình bày theo những cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều thống nhất:
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra.
Khái niệm QLGD cũng có những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều thống nhất: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác GD – ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Quản lý hình thức giáo dục từ xa phải được tiến hành đồng bộ từ quản lý đội ngũ sư phạm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, quản lý điều kiện và môi trường làm việc đến cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành, kiểm tra, đánh giá và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Quy chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của TTGDTX ban hành kèm theo Quyết đi ̣nh số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bô ̣
trưởng Bô ̣ GD&ĐT quy đi ̣nh: “Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hê ̣ thống giáo du ̣c Quốc dân. Trung tâm GDTX có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng”[23;tr1]. Do đó quản lý trung tâm Giáo dục thường xuyên đều mang những đặc điểm, nội dung và chức năng quản lý của quản lý nhà trường. Tuy nhiên, trung tâm Giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục của giáo dục không chính quy có những đặc điểm riêng về mục tiêu, đối tượng, hình thức học, cách thức tổ chức điều hành. Cho nên cần phải am hiểu sâu sắc những đặc điểm của giáo dục không chính quy thì mới xác định rõ các nguyên tắc, các phương pháp quản lý phù hợp và việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý.
Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục, chức năng tư vấn về GDTX trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố, thực hiện các chương trình giáo dục; điều tra nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn, tổ chức dạy học và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Để nâng cao chất lượng đào tạo các lớp đại học hệ từ xa ở trung tâm GDTX, giám đốc trung tâm cần phải quản lý tốt các nội dung: Công tác tổ chức tuyển sinh, tổ chức lớp học, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, hoạt động giảng dạy của giáo viên, công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên, sinh hoạt của tổ chuyên môn, thông qua kết quả học tập của học viên, các điều kiện phục vụ dạy học cũng là nội dung cơ bản trọng tâm của chương 1.
Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở để tiến hành khảo sát thực trạng, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Đào tạo không chính quy trong đó có loại hình đào tạo từ xa tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC LỚP ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát về trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.
2.1.1. Quá trình phát triển
Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tuy mới thành lập từ năm 1995, nhưng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng CBQL giáo dục có một quá trình phát triển khá dài (từ năm 1967 đến nay).
Thời kỳ từ 1967 đến 1980 có tên gọi là trường bồi dưỡng giáo viên lên trình độ Cao đẳng, Đại học, vừa làm nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hàng ngũ cốt cán của ngành giáo dục, bao gồm các cán bộ quản lý: Trường Mẫu giáo, Nhà trẻ, trường Phổ thông cấp I và cấp II, cán bộ chuyên viên phòng giáo dục.
Từ năm 1981 đến 1989 trường có tên là: Trường cán bộ quản lý giáo dục Nghệ Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng CBQL ngành học Mầm non, CBQL cấp I và cấp II.
Từ năm 1990 đến 1995 trường CBQL sáp nhập với trường BTVH dân chính tỉnh lấy tên là trường cán bộ quản lý giáo dục và bổ túc văn hóa tỉnh Nghệ An. Trường có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. - Dạy bổ túc văn hóa cấp III.
Từ tháng 12 – 1995 đến nay, Trung tâm GDTX được thành lập trên cơ sở sáp nhập với trường bổ túc văn hóa với Trung tâm đào tạo đại học Tại chức của tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 3201/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1995 của UBND tỉnh Nghệ An [19]. Có thể khái quát nhiệm vụ chính của Trung tâm là:
a. Điều tra, nghiên cứu nhu cầu học tập trên địa bàn, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức các chương trình và hình thức học tập phù hợp với từng loại đối tượng.
b. Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, THCN để tổ chức đào tạo hệ Vừa làm vừa học và Từ xa ở trình độ Đại học, Cao đẳng, THCN cho cán bộ, công chức, viên chức, công dân trong khu vực Nhà nước và các thành phần Kinh tế - Xã hội.
c. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin, truyền thông, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn Nghệ An, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
d. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
e. Đào tạo cán bộ nghiệp vụ trường học (văn thư, lưu trữ, thư viện, thiết bị, thí nghiệm).
f. Nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm về hoạt động Giáo dục &