Quy hoạch đội ngũ giáo viên đúng với yêu cầu phát triển của trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 72 - 79)

- Kỹ năng tiến hành bài giảng: Sau giai đoạn chuẩn bị sẽ là giai đoạn thực hiện bài giảng, giáo viên truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho

3.3.2.Quy hoạch đội ngũ giáo viên đúng với yêu cầu phát triển của trường:

3.3.2.1. Vị trí, ý nghĩa của giải pháp:

Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”. Chỉ thị cũng nêu rõ: “…. nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào …. xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành trung ương khoá VIII khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Như vậy, để có một đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường ngang tầm với nhiệm vụ thì phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đội ngũ giáo viên. Đây chính là một công cụ quan trọng để quản lý điều hành; quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là hoạt động bao gồm các nội dung: Dự báo, quy hoạch phát triển, sử dụng đội ngũ giáo viên, tạo môi trường thuận lợi để đảm

bảo thu hút và duy trì đội ngũ giáo viên làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo của trường.

3.3.2.2.Nội dung và cách tiến hành:

* Làm tốt công tác dự báo:

- Dự báo là những kiến giải hoặc những thông tin có căn cứ khoa học về các trạng thái khả dĩ của đối tượng trong tương lai, về các con đường khác nhau để đạt tới; xét về mặt phản ánh dự báo là phản ánh trước hiện thực. Như vậy, dự báo là cái chưa xảy ra trong thực tế nhưng nó hoàn toàn có cơ sở để rảy ra.

- Dự báo có vị trí hết sức quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch. Dự báo vừa là điều kiện, vừa là cơ sở của công tác quy hoạch. Dự báo đúng, sát thực tế là điều kiện đảm bảo cho việc lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Đối với hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên thì dự báo giúp cho nhà quản lý - lãnh đạo dự đoán được xu thế, khả năng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong tương lai. Từ đó, có kế hoạch, biện pháp tác động phù hợp để đạt kết quả cao nhất, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho cả hiện tại và tương lai.

Vì vậy, trường Cao đẳng nghề muốn lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên sát thực tiễn, có tính khả thi cao trước hết phải làm tốt công tác dự báo.

* Việc tăng số lượng đội ngũ giáo viên của trường dựa trên các cơ sở sau: - Số lượng học sinh, quy mô đào tạo:

Nhu cầu nguồn lao động đáp ứng nền kinh tế - xã hội; sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước là rất lớn. Theo dự báo đến năm 2020 số người đến tuổi lao động bình quân trên 1,7 - 1,8 triệu người mỗi năm; cộng với số người chưa có việc làm và thiếu việc làm từ những năm trước tạo ra áp lực rất lớn đối với công tác đào tạo trong đó có đào tạo nghề. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề năm 2006 đào tạo 1,34 triệu người, đào tạo dài hạn là: 260.000 người trong đó trình độ cao đẳng 7%). Phấn đấu đến

2010, đào tạo 1,76 triệu người/năm (đào tạo dài hạn là 506.000 người trong đó trình độ cao đẳng đạt 15%).

- Quy mô đào tạo của trường:

Theo quy hoạch phát triển trường đến năm 2015 thì số lượng học sinh, sinh viên sẽ tăng dần hàng năm.

Bảng 3.1. Phát triển quy mô đào tạo

trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đến 2015

TT Năm 2008 2009 2010 2015 Năm 2008 2009 2010 2015 Hệ đào tạo Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh 1 Hệ cao đẳng nghề 1.000 1.800 2.600 4.000 2 Hệ trung cấp nghề 300 350 400 1.000

3 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (số lượng đã quy đổi)

20 50 100 200

4 Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng lao động xuất khẩu và đào tạo khác

200 350 400 800

5 Quy mô 1.520 2.550 3.500 6.000

(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ 2008)

Với quy mô đào tạo trên thì đội ngũ giáo viên cũng phải tăng về số lượng, chất lượng tương ứng.

* Tiến hành rà soát lại đội ngũ giáo viên hiện có:

- Về quan điểm chỉ đạo: Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Việc rà soát, đánh giá thực trạng phải dựa trên các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ ở các phòng, khoa, trong một thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm.Trong quá trình thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tất cả vì lợi ích chung; những nội dung cần thu thập thông tin và các số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời.

+ Rà soát số lượng giáo viên.

+ Rà soát về chất lượng giáo viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học…).

+ Rà soát về tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên.

+ Rà soát về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. + Rà soát về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Rà soát về chính sách, chế độ liên quan đến quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên.

Những nội dung này đã được trình bày ở chương II. - Về phương pháp tiến hành:

+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch (sau đây gọi chung là Ban), thành phần gồm: một đồng chí trong Ban giám hiệu làm trưởng ban, trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ làm phó ban, một chuyên viên của phòng Tổ chức - Cán bộ làm uỷ viên thường trực, kiêm thư ký, lãnh đạo một số các phòng, khoa: Đào tạo, Kế toán - Tài vụ, Khoa học và hợp tác quốc tế và các khoa làm uỷ viên. Trong quyết định thành lập ghi rõ: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thời gian hoạt động của Ban. Ban này giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

+ Trên cơ sở kế hoạch của trường, hướng dẫn của Ban dựa trên các tiêu chí được xác lập, các khoa, bộ môn…. tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên trong đơn vị mình về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng giảng dạy, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, ý thức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học và khả năng phát triển, sau đó gửi phiếu điều tra và kết quả tổng hợp sơ bộ về Ban chỉ đạo.

+ Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, đưa ra đánh giá về thực trạng của đội ngũ giáo viên trong

trường theo các tiêu thức đã xác định ban đầu, chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của các tình trạng đó.

+ Trong quá trình các đơn vị tiến hành điều tra, rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên, Ban chỉ đạo xây dựng qui hoạch phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giúp đỡ các đơn vị thực hiện công việc theo đúng tiến độ đặt ra, nếu có gì vướng mắc thì giải quyết kịp thời.

- Lập quy hoạch đội ngũ giáo viên:

Trên cơ sở dự báo và kết quả điều tra, Ban chỉ đạo lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường từ nay đến năm 2015. Quy hoạch được lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đủ về số lượng, chuẩn trình độ, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính khả thi cao. Nội dung của quy hoạch phải bao quát được cả ba mặt: Số lượng, chất lượng và cơ cấu.

+ Về số lượng:

Phải đảm bảo đủ về số lượng giáo viên cần thiết nói trên cho nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có, dự báo quy mô đào tạo, căn cứ khối lượng giảng dạy theo nhiệm vụ, qui định về tỷ lệ giáo viên/học sinh. Từng khoa, bộ môn chỉ rõ số lượng giáo viên hiện đang thiếu trong giai đoạn tiếp theo của kế hoạch đào tạo. Để từ đó lập kế hoạch cụ thể cho việc bù đắp sự thiếu hụt về số lượng, phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ.

Để thực hiện được mục tiêu về số lượng, phải phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

. Tuyển dụng mới những giáo viên trẻ, tốt nghiệp Đại học chính quy có chuyên môn đúng chuyên ngành trường cần tuyển, ưu tiên tuyển dụng những người tốt nghiệp từ loại khá trở lên, những người có bằng thạc sỹ, có khả năng sư phạm và có phẩm chất đạo đức tốt.

. Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý giảng dạy kiêm chức. Bởi vì, trên thực tế những giáo viên này đã có bề dày

kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sống nên chất lượng giảng dạy rất đảm bảo. Mặt khác, cũng phải khai thác và sử dụng có hiệu quả số giáo viên thỉnh giảng là cán bộ, chuyên viên ở các cơ sở Cục, Vụ, Viện, các giảng viên, giáo viên ở các trường bạn để giảm bớt sự thiếu hụt giáo viên.

. Tăng cường các giải pháp khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ, cần có giải pháp thu hút người tài về trường.

+ Về chất lượng:

Chất lượng giáo viên là sự phản ánh bản chất của quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, là vấn đề mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của nhà trường, là mục tiêu của việc quản lý đội ngũ những người làm công tác giảng dạy. Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện ở các mặt sau: Năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Vì vậy, trong công tác quy hoạch phải quan tâm đúng mức các mặt chủ yếu này, coi phẩm chất đạo đức là cái gốc, năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ là quan trọng. Ngoài ra, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, nhà trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học…, chính trị - xã hội cho đội ngũ giáo viên theo hướng sau:

. Cử giáo viên đi tham gia các lớp ngoại ngữ tự học ở trình độ C trở lên, các lớp về chính trị, các lớp tập huấn về năng lực chuyên môn do Bộ, Tổng cục tổ chức; các lớp đi học tập khảo sát ở nước ngoài, hoặc các lớp do các tổ chức nước ngoài, dự án tổ chức…

. Lập kế hoạch chi tiết về số lượng giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về trình độ ở từng cấp, cho từng năm, từng đơn vị. Cùng với việc cử giáo viên đi học phải có kế hoạch bổ sung lực lượng giáo viên để đảm bảo kế hoạch giảng dạy. Khi cử các giáo viên đi đào tạo nâng cao cần quan tâm đến việc lựa chọn những giáo viên giỏi để tạo nguồn đội ngũ cán bộ kế cận.

Thực tế, hiện nay nhà trường đã sắp xếp giáo viên theo các khoa. Tuy nhiên, vẫn còn bất hợp lý về cơ cấu, cần phải có kế hoạch để từng bước điều chỉnh cho hợp lý hơn. Tỷ lệ cán bộ quản lý, phục vụ còn khá cao (khoảng 40%) so với tổng số cán bộ, giáo viên của trường.Trong thời gian tới cần giảm tỷ lệ này xuống còn 30 - 35% và nâng tỷ lệ giáo viên lên 65 - 70%. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tỷ lệ giáo viên nữ trong tổng số giáo viên là khá cao (46,6%) và phần lớn số giáo viên này đang trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, việc bố trí giảng dạy, kế hoạch nhân lực khá khó khăn. Vì vây, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cần điều chỉnh tỷ lệ giáo viên nữ cho hợp lý chiếm (40%) tăng tỷ lệ giáo viên nam lên 60%. Các vấn đề khác cũng phải quan tâm là đội ngũ giáo viên đầu đàn, cơ cấu độ tuổi, chú ý các khoa trọng điểm (cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, điện tử công nghiệp). Đảm bảo sự cân đối giáo viên ở từng nghề, bộ môn, mỗi môn học có ít nhất 2 giáo viên. Sự mất cân đối về cơ cấu sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, yếu kém, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải bắt đầu từ các khoa, bộ môn. Ở những khoa có cơ cấu giáo viên chưa hợp lý thì việc tuyển dụng giáo viên phải chú ý những vấn đề về tuổi đời, giới tính và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…. ngăn chặn nguy cơ làm mất cân đối ngay từ đầu.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ cơ sở và vì cơ sở, phải gắn với việc thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch lập ra.

+ Cần phải có sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, của Vụ Tổ chức - Cán bộ về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng.

+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp để động viên khuyến khích và bắt buộc giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chú trọng động viên cả lợi ích vật chất và tinh thần đội ngũ giáo viên.

+ Các đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tại đơn vị mình. Ban chỉ đạo phải kiểm tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng tình hình, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi cao.

+ Phải tạo quỹ thời gian hợp lý để các khoa, bộ môn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và bố trí cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.

+ Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền với công đoàn, đoàn thanh niên trong suốt quá trình xây dựng đến tổ chức thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 72 - 79)