Các vấn đề chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 50 - 53)

- Kỹ năng tiến hành bài giảng: Sau giai đoạn chuẩn bị sẽ là giai đoạn thực hiện bài giảng, giáo viên truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho

2.2.1. Các vấn đề chung

Trước khi tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề hãy cùng nhìn lại công tác đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề. Năm 1970, cả nước mới có 4 trường đào tạo giáo viên dạy nghề do Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ Lao động lúc đó quản lý. Các trường này, đào tạo giáo viên dạy nghề chủ yếu ở trình độ trung cấp, chủ yếu dạy thực hành ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho các ngành công nghiệp. Đến nay, tất cả các trường sư phạm kỹ thuật đã được nâng cấp thành Đại học sư phạm kỹ thuật và đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề theo một chương trình tương đối thống nhất. Để đáp ứng tình hình phát triển của hệ thống đào

tạo nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho mở 5 khoa sư phạm kỹ thuật trong 5 trường Đại học: Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Nông nghiệp I Hà nội, Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái nguyên, Đại học sư phạm Huế, Đại học kỹ thuật Đà nẵng. Sự thành lập 5 khoa sư phạm này cùng với trường Đại học sư phạm Thủ đức - Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo ra một mạng lưới đào tạo giáo viên dạy nghề trên một diện rộng trong toàn quốc. Với hệ thống các trường và các khoa sư phạm kỹ thuật thuộc một số trường tham gia đào tạo giáo viên dạy nghề, nhìn chung là chưa đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ giáo viên dạy nghề. Trước tình hình đó năm 2008, Tổng cục Dạy nghề đã có tờ trình Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho phép một số trường cao đẳng thành lập khoa sư phạm và để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Tuy nhiên, hiện nay trong hầu hết các trường, các khoa sư phạm kỹ thuật chuyên ngành đào tạo còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo viên dạy nghề. Do vậy, đội ngũ giáo viên dạy nghề ngoài việc được tuyển chọn từ các cơ sở đào tạo nói trên còn được lựa chọn từ nhiều nguồn khác như các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, thậm chí trong một số trường hợp giáo viên dạy nghề còn được tuyển chọn từ những công nhân thạo nghề. Tất cả những điều này đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề không đồng bộ, còn nhiều yếu kém so với yêu cầu.

Sơ đồ 2.1. Những con đường trở thành giáo viên dạy nghề

2.2.2. Số lượng

Theo số lượng thống kê của Tổng cục Dạy nghề, tính đến tháng 12/2007 cả nước có 20.195 giáo viên dạy nghề trong các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề. Trong đó, có 4.678 giáo viên trong các trường cao đẳng nghề; 9.583 giáo viên tại các trường trung cấp nghề; 5.934 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề. Ngoài ra có 15.767 giáo viên trong các cơ sở khác có tham gia dạy nghề (các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học).

Bảng 2.1. Số lượng giáo viên dạy nghề tính đến 31/12/2007

TT Cơ sở dạy nghề Số lượng Tỷ lệ %

1 Cao đẳng nghề 4.678 23,17

2 Trung cấp nghề 9.583 47,45

3 Trung tâm dạy nghề 5.934 29,38

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề 2008)

- Tỷ lệ học sinh nghề dài hạn/giáo viên ở các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề năm học 2007 - 2008 vào khoảng 24HS/giáo viên.

- Tỷ lệ học sinh/lớp: Tốt nghiệp các trường DN (dạy TH) Nghệ nhân, CN lành nghề (dạy TH) Tốt nghiệp ĐH, CĐSPKT (dạy LT+TH) Giáo viên dạy nghề Tốt nghiệp ĐH, CĐ, TH KT (dạy LT)

+ Đối với lớp dạy lý thuyết trung bình khoảng 30 - 35 HS/lớp. + Đối với lớp dạy thực hành trung bình đạt khoảng 15 - 20HS/lớp. - Giới tính: giáo viên là nữ có: 8.868/35.962 người chiếm 24,66%. - Độ tuổi:

+ Giáo viên có độ tuổi dưới 30 có: 13.347/35.962 người chiếm 37,11%. + Giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 40 có: 11.312/35.962 người chiếm 31,46%. + Giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 50 có: 7.527/35.962 người chiếm 20,93%. + Giáo viên có độ tuổi trên 50 đến dưới 60 có: 3.376/35.962 người chiếm 10,50%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w