- Kỹ năng tiến hành bài giảng: Sau giai đoạn chuẩn bị sẽ là giai đoạn thực hiện bài giảng, giáo viên truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho
3.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên cho các lực lượng trong nhà trường:
lực lượng trong nhà trường:
3.3.1.1.Vị trí, ý nghĩa của giải pháp:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phúc tạp, các thế lực thù địch luôn
có âm mưu chống phá cách mạng nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong chiến lược này, chúng coi tấn công trên mặt tư tưởng văn hoá là “mũi đột phá” nhằm đi tới xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cơ chế thị trường đang tác động mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội và mặt khác của nó đã tác động không nhỏ tới đội ngũ giáo viên làm cho “một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách chưa làm tấm gương tốt cho học sinh” (Trích trong chỉ thị 40 - CT- của Ban Bí thư trung ương). Trước tình hình đó, cần phải có những giải pháp tích cực đồng bộ trong việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước ta tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. Đội ngũ giáo viên là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hoá, để họ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình cần phải giúp họ nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và vấn đề tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Ngoài những nội dung trên, mỗi giáo viên của trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ cần phải và hiểu biết đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của trường, truyền thống đoàn kết nhất trí cũng như định hướng phát triển của trường trong giai đoạn phát triển mới; để từ đó họ xác định rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, không ngừng phấn đấu rèn luyện và học tập để vươn lên đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp đào tạo của trường.
Trong sự nghiệp đào tạo của mình; giáo viên không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, tiếp tục hoàn thiện nhân cách cho học sinh sinh viên, để
khi học sinh tốt nghiệp ra trường có đủ các phẩm chất về Đức - Trí - Thế - Mỹ; gắn bó với nghề nghiệp, có ích cho xã hội. Vì vậy, hơn ai hết đội ngũ giáo viên phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho học sinh sinh viên noi theo. Đó cũng là nhiệm vụ của nhà giáo được quy định trong Điều 72 Luật Giáo dục “…. giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối sử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học, không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học…”
Thực tế, những năm gần đây, ngành giáo dục, đào tạo và đội ngũ nhà giáo đang đứng trước những thách thức mới, đó là “một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục như: Mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của nhà giáo. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma tuý và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường ….” (Trích Nghị quyết số 21/2001/NQ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2001).
Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, về sức khoẻ, phải cần thiết nâng cao ý thức chính trị, lập trường giai cấp, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tình yêu nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ đức, đủ tài: “thày ra thày, trò ra trò” đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục - đào tạo.
3.3.1.2.Nội dung, cách tiến hành:
- Nội dung:
+ Làm cho mỗi giáo viên nhận thức đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, nhất là âm mưu của các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại nước ta.
+ Mỗi giáo viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
+ Hiểu rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác dạy nghề.
+ Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
+ Thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng. Đồng thời cũng thấy được những yêu cầu, đòi hỏi của Đảng, nhà nước và nhân dân tới ngành giáo dục - đào tạo và đội ngũ giáo viên.
+ Làm cho đội ngũ giáo viên tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Tổng cục Dạy nghề, các nội quy, quy chế của nhà trường.
+ Làm cho đội ngũ giáo viên luôn có ý chí vươn lên, có tinh thần cầu thị, coi việc học tập nâng cao trình độ như một nhu cầu không thể thiếu được của giáo viên, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập nâng cao trình độ, về mọi mặt đáp ứng yêu cầu phát triển của trường.
+ Tích cực tham gia xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường, có lối sống lành mạnh, nghiêm túc trong công việc, nhung giàu lòng vị tha với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, sống có kỷ cương, trách nhiệm, không buông thả trước mọi sự cám dỗ, tiêu cực của xã hội.
- Cách tiến hành:
+ Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong trường nghiên cứu, quán triệt, học tập nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến
công việc giảng dạy, đến cuộc sống của cán bộ, của giáo viên. Tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, thời sự, các cuộc thi tìm hiểu và trước hết là vận động mọi người tham gia tích cực vào cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Tổ chức các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt” và “học tốt”, tham gia cuộc vận động “kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong trường, để thông qua đó khơi dậy và phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi giáo viên, học sinh - sinh viên.
+ Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế lên lớp, coi thi, chấm thi và chất lượng giảng dạy của giáo viên, nhất là đánh giá phân loại giáo viên hàng năm.
+ Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, chịu khó lắng nghe ý kiến của giáo viên, giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất hợp lý và chính đáng của giáo viên.
+ Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản ban hành nội bộ trong trường tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao, được sự đồng thuận của đa số cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên trong trường.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện:
+ Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến công tác này, coi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ nói chung và nhận thức về đổi mới, cải cách giáo dục nghề nghiệp nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung lãnh đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về thời gian và kinh phí cho công việc này.
+ Mỗi cán bộ, giáo viên phải có ý thức tự giác, tích cực tham gia các phong trào mà chính quyền, các đoàn thể trong trường phát động; luôn có ý thức phấn đầu rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, lối sống
và chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi cán bộ, giáo viên là Đảng viên phải thực sự gương mẫu về mọi mặt cho quần chúng noi theo.
+ Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải làm tốt công tác bồi dưỡng quần chúng, phát triển Đảng viên, chú trọng tới đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ.
+ Tạo được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, trong sạch, công bằng và dân chủ; để mọi cán bộ, giáo viên phát huy hết khả năng, sự cống hiến cho sự phát triển của nhà trường một cách vô tư nhất.