8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3. Quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng Phương Đông
nay đã có 02 trường, các trường đã đầu tư xây mới hoàn toàn và hiện đang triển khai mở rộng diện tích và đầu tư thêm các trang thiết bị dạy và học.
2.3. Quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam: Quảng Nam:
2.3.1. Quá trình thành lập:
Trường được thành lập theo quyết định số 7459/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/2007 trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông Quảng Nam (thành lập theo quyết định số 116/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam) với mục tiêu: Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa của tỉnh nhà và cả nước đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, đồng thời
thông qua đào tạo ngành nghề cung cấp cho người lao động kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quản lý nhằm giúp họ có khả năng tìm kiếm việc làm có thu nhập một cách bền vững và đáp ứng nguồn nhân lực cho người sử dụng lao động trong và ngoài nước.
Trường được xây dựng trên diện tích 23.000m2 tại trung tâm thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam gồm cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản với các công trình: Nhà học lý thuyết, nhà làm việc, nhà xưởng và công trình phụ trợ với tổng diện tích xây dựng: 8.000m2. Trường đã đưa vào hoạt động 60 phòng học và các phòng ban chức năng của nhà trường.
Với cơ sở kỹ thuật, đội ngũ giảng viên và các kết quả đạt được, cùng với định hướng của tỉnh nhà về đào tạo nhân lực kỹ thuật bậc cao phục vụ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngày 20/11/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập trường Cao đẳng Phương Đông (Quảng Nam) trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông Quảng Nam.
Từ năm học 2007 đến nay nhà trường tổ chức tuyển sinh đào tạo với 02 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp gồm các ngành:
Bậc cao đẳng: Công nghệ Kỹ thuật điện, Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Kế toán.
Bậc trung cấp: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán tin, Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ, Điện tử - tin học, Điện Công nghiệp và Dân dụng, Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng, Kỹ thuật xây dựng Cấp thoát nước, Tin học, Pháp lý, Chế biến và bảo quản thủy sản.
2.3.2. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học:
TT Hạng mục ĐVT Số lượng Diện tích
(m2)
1 Phòng học Phòng 60 3300
2 Phòng thực hành, nhà xưởng Phòng 07 650 Số lượng phòng học và phòng thực hành với diện tích nêu trên đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập với số lượng sinh viên như hiện nay.
Trong quá trình nhà trường phát triển số lượng sinh viên tăng lên cần đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng phòng học, phòng thực hành, nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
(Nguồn: Phòng HC - QT)
2.3.3 Ngành nghề đào tạo và quy mô đào tạo:
Trường là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành: đào tạo bậc cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trong năm tới sẽ đào tạo liên thông Trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng. Hiện nay nhà trường đã được phép Bộ Giáo dục và Đào tạo đào tạo các bậc cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp như sau:
Các ngành đào tạo (bậc trung cấp):
TT Ngành nghề Mã số
1 Kế toán doanh nghiệp 20.04.01
2 Kế toán tin 20.04.02
3 Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ 07.01.03
4 Điện tử - tin học 22.06.01
5 Điện Công nghiệp và Dân dụng 06.03
6 Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng 07.01
7 Kỹ thuật xây dựng Cấp thoát nước 21.03.01
8 Xây dựng Cầu đường bộ 22.06.02
9 Nghiệp vụ lễ tân 10.06.01
10 Nghiệp vụ nhà hàng 10.02.02
11 Tin học 10.02
12 Pháp lý 21.04
Các ngành đào tạo (bậc cao đẳng):
TT Ngành nghề Mã số
1 Công nghệ Kỹ thuật điện 01 2 Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng 02
3 Kế toán 03
4 Tài chính Ngân hàng 04
5 Quản trị Kinh doanh 05
(Nguồn: phòng Đào tạo)
2.3.4. Qui mô đào tạo:
Do đầu tư chưa hiệu quả trong những năm qua, quy mô đào tạo của nhà trường còn nhiều hạn chế, cụ thể số liệu như sau:
Năm Số lượng tuyển TCCN Chỉ tiêu TCCN Số lượng tuyển CĐ Chỉ tiêu CĐ Tổng chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2002 367 350 0 0 350 2003 515 600 0 0 600 2004 1304 900 0 0 900 2005 1414 2600 0 0 2600 2006 793 2800 0 0 2800 2007 595 1000 0 0 1000 2008 303 1200 104 300 1500 2009 302 900 0 500 140
(Nguồn: phòng Đào tạo)
2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ trường cao đẳng Phương Đông Quảng Nam:
2.4.1. Ban Lãnh đạo:
Chủ tịch HĐQT: Ông ĐỖ ANH TUẤN Sinh năm: 1960
Trình độ: Cử nhân Kinh tế, Cao học Kinh tế, ngành Khoa học Quan hệ công chúng
(Chức danh Chủ tịch HĐQT được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quyết định số 4371/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2009.)
Sinh năm: 1941
Trình độ: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành Kỹ thuật cơ học (Chức danh Hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quyết định số 8334/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2009).
Phó Hiệu trưởng:
- Bà HOÀNG THẢO NGUYÊN, Tiến sĩ Giáo dục học - Ông ĐỖ ANH TUẤN, Cử nhân kinh tế
Đội ngũ cán bộ, nhân viên và giảng viên:
Đội ngũ giảng viên và cán bộ hiện có đến tháng 8 năm 2009:
T T
Bộ Phận Tổng Giáo viên Phân theo trình độ Cơ hữu Thỉnh giảng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác
Cán bộ & nhân viên 31 31 - 02 04 11 14
Giảng viên 145 52 93 3 24 118 0 Tổng cộng 176 83 93 5 28 129 14 (Nguồn: Phòng HC – QT) 2.5. Đánh giá chung: 2.5.1. Mặt mạnh: 2.5.1.1. Về mặt vĩ mô:
..Chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về giáo dục luôn thể hiện sự quan tâm đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thể hiện ở Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đề án “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” ban hành theo quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005, và gần đây “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020”: Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý đã chọn quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là hai giải pháp mang tính đột phá. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết lý luận và thực tiễn cho thấy quyết định sự vận hành của một hệ thống có đi đến mục tiêu đã định hay không là do vấn đề quản lý hệ thống. Như vậy chúng ta có hệ thống quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành để xây dựng và phát triển Nhà trường.
2.5.1.2. Về phía nhà trường:
Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam đang rất quan tâm đến chất lượng đào tạo và quản lý nhà trường khoa học hơn, bởi đây là yếu tố quyết định thương hiệu và sự tồn tại, phát triển của nhà trường, từ việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đến việc xây dựng những chính sách về tiền lương, ưu đãi về chế độ, tăng cường các khoản chi phí cho đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm mục đích có được đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, ổn định để phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của nhà trường. Nhà trường hoàn toàn chủ động về tổ chức hoạt động, tuyển dụng, hợp tác đầu tư.
2.5.1.3. Về phía đội ngũ cán bộ, giảng viên:
..Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam đa phần là cán bộ trẻ, tốt nghiệp từ các trường Đại học trong cả nước, được đào tạo bài bản, chuyên môn cao nên dễ tiếp thu và chuyển hướng nhanh, đã tham gia vào đổi mới cách thức quản lý theo hướng tích cực.
.Sự bùng nổ về phát triển công nghệ thông tin và phát triển giao lưu giữa các trường trong khu vực, quốc tế và trong nước đã tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trao đổi thông tin nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp quản lý và điều hành, đồng thời phát huy ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong nhà trường.
2.5.2.1. Về mặt vĩ mô:
..Chính sách của nhà nước còn nhiều điểm chưa công bằng, nên các trường Cao đẳng ngoài công lập còn lo ngại, các trường công lập được nhà nước trang bị toàn bộ cơ sở vật chất, mặt bằng, cấp kinh phí hàng năm cho hoạt động đào tạo, thu học phí thấp, nên người học có xu hướng lựa chọn vào học các trường công lập rồi mới sang ngoài công lập.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cũng ưu tiên ngân sách cho các trường công lập trước và nhiều hơn. Học phí đào tạo cho cán bộ, giảng viên các trường ngoài công lập cao hơn các trường công lập.
2.5.2.2. Về phía nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý các bộ phận còn yếu về năng lực điều hành, quản lý, tính chuyên nghiệp còn thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
. Vốn đầu tư nhỏ nhưng tập trung vào mua đất, xây dựng phòng, lớp học nên phần dành đầu tư cho trang thiết bị, đầu tư chất lượng dạy học là thấp. Thể hiện tỷ trọng vào đầu tư thấp, nhà trường chọn các ngành đào tạo là những ngành ít đầu tư thiết bị vì trên thực tế họ phải xoay sở cân đối thu để bù chi đầu tư và chi đào tạo.
Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên còn nhiều bất cập, kiến thức pháp luật kém, còn lúng túng trong việc xử lý, giải quyết các tình huống quản lý nhất là quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý điều hành.
Các nội dung trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nói riêng và đội ngũ toàn trường nói chung chưa thực sự khoa học từ khâu phân tích công việc đến hoạch định nguồn lực nhân sự tuyển dụng, tuyển mộ cũng chưa thực hiện một cách khoa học đã ảnh hưởng lớn đến việc xác định định biên cũng như đánh giá thù lao cho đội ngũ.
2.6. Kết luận chương 2:
Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam là trường ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đào tạo, đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ của ngành và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Bên cạnh những mặt tích cực, nhà trường còn có những bất cập nhất định do trường mới được nâng cấp lên trường cao đẳng, quy mô đào tạo ngày càng tăng do yêu cầu của phát triển Kinh tế - Xã hội, còn một số vấn đề tồn tại mà nhà trường cần tập trung giải quyết là: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ quản lý và giảng viên, nhân viên còn yếu, công tác quản lý còn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, xử lý công việc còn mang tính sự vụ; tính kế hoạch hoá trong các khâu quản lý chưa cao, tác phong lề lối làm việc chưa thật sự khoa học…vì vậy phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và lâu dài của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM
3.1 Định hướng, quan điểm và mục tiêu của việc xây dựng các giải pháp: 3.1.1 Định hướng của giải pháp:
Việc đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam được căn cứ trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về các vấn đề liên quan và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường trong những năm qua. Qua những mặt mạnh, mặt yếu, những điều kiện thuận lợi, cũng như khó khăn liên quan đến việc xây dựng các giải pháp. Hơn nữa việc xây dựng các giải pháp cần đảm bảo tính đúng đắn, tính thực tế và hiệu quả nhằm đạt được tính khả thi.
Công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về các yêu cầu: Phẩm chất chính trị và đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn. Với yêu cầu của sự phát triển về sơ cở vật chất thiết bị, chuyên môn kỹ thuật ngày càng nâng cao để phù hợp với sự phát triển của công nghệ mới. Việc bồi dưỡng và phát triển của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam ngoài việc tuân theo những định hướng chung, còn có những định hướng mang tính đặc trưng riêng của địa phương Quảng Nam.
Những định hướng chung:
Đối với việc tuyển chọn cán bộ, giảng viên phải chú trọng đến 2 tiêu chuẩn chủ yếu nhất, đó là phẩm chất và năng lực.
Để thu hút được đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất, tinh thần theo khả năng của trường và vận dụng tốt các chính sách của nhà trường (như chính sách Đào tạo, Bồi dưỡng và thu hút lao
động có chất lượng cao) để họ yên tâm công tác, động viên được sự cống hiến của cán bộ, giảng viên trong các hoạt động giáo dục và đào tạo của trường.
Yêu cầu về trình độ cán bộ, giảng viên phải đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, đồng thời có trình độ sư phạm, năng lực chuyên môn tốt.
Những định hướng đặc trưng riêng là:
Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam là trường Cao đẳng ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với cơ sở vật chất khá tốt, thiết bị giảng dạy mới được đầu tư và đang tiếp tục đầu tư thiết bị hiện đại. Vai trò nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên phải đủ điều kiện làm chủ được trang thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Một số cán bộ, giảng viên phải có chuyên môn cao để đảm bảo đào tạo và cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp bậc cao cho CNH – HĐH tỉnh nhà và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt để gửi đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao ở nước ngoài tiến tới có một lực lượng cán bộ, giáo viên đầu ngành trong một số lĩnh vực tiếp cận được với trình độ khu vực.
Với những định hướng như vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường là nhiệm vụ hết sức nặng nề và không thể thực hiện được ngay trong một thời gian ngắn, nó đòi hỏi phải có một lộ trình thực hiện thường xuyên và lâu dài. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường phải được đi trước một bước, tiến hành một cách toàn diện, trong đó bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò quyết định đến các cấp độ và chất lượng đào tạo.
3.1.2 Quan điểm của việc xây dựng các giải pháp:
Việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cần phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt: Số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chỉ có thực
hiện đồng bộ như vậy mới đảm bảo yêu cầu của việc phát triển đội ngũ cán bộ,