8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.6. Giải pháp Chăm lo đời sống văn hóa, vật chất cho đội ngũ cán bộ,
bộ, giảng viên:
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là một vấn đề quan trọng trong chính sách quản lý của nhà trường cũng như của bất cứ một tổ chức nào. Chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các giải pháp trên. Đối với cán bộ, giảng viên, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh riêng của bản thân và hoàn cảnh gia đình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác.
Trong điều kiện hiện nay, đời sống của phần lớn cán bộ, giảng viên đã được cải thiện, song so với mức sống chung trong xã hội thì thu nhập của cán bộ, giảng viên đang ở mức trung bình. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, tuổi đời và tuổi nghề chưa cao thì cuộc sống thậm chí còn khó khăn dưới mức trung bình chung. Việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ cán bộ, giảng viên là một vấn đề cấp bách và thiết thực để bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu.
Nếu trong quá trình quản lý mà chỉ quan tâm đến trách nhiệm của thành viên đối với tổ chức mà ngược lại không quan tâm đến quyền lợi vật chất tinh thần mà tổ chức đem lại cho từng thành viên thì sẽ dẫn đến làm việc
đối phó, không tận tâm tận lực với công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm… Ngoài ra việc chăm lo đời sống vật chất cũng cần phải chăm lo đến đời sống tinh thần. Việc tạo nên một đội ngũ đoàn kết nhất trí thành một khối thống nhất và mọi thành viên đều cảm thấy nó là chỗ dựa về vật chất tinh thần của mình thì đội ngũ đó sẽ phát huy được sức mạnh. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần phải đạt được các mục tiêu:
- Tăng nguồn thu nhập chính đáng cho cán bộ, giảng viên từ nghề nghiệp của họ để họ yên tâm trau dồi nghề nghiệp, yên tâm công tác.
- Tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao trong đội ngũ cán bộ, giảng viên. - Đảm bảo mọi chế độ, chính sách, động viên khích lệ cán bộ, giảng viên trong công tác.
Nội dung chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, giảng viên: - Tạo môi trường sư phạm, đoàn kết thân ái trong nhà trường. - Quan tâm đến hoàn cảnh riêng của từng cán bộ, giảng viên. - Có các phương tiện thông tin và giải trí phục vụ sinh hoạt. - Tổ chức các buổi tham quan du lịch hàng năm.
- Tổ chức tốt các ngày lễ truyền thống, các ngày kỷ niệm.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa – thể thao trong cán bộ, giảng viên.
Chăm lo đến đời sống vật chất cho cán bộ, giảng viên:
- Thực hiện các chế độ chính sách một cách đầy đủ và nhanh chóng. - Giúp đỡ kịp thời cho những cán bộ, giảng viên có hoàn cảnh đặc biệt.
Phương hướng tổ chức thực hiện:
Nhà trường cần đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể hóa một số khoản chi như: thưởng hàng tháng và đột xuất, chế độ làm việc ngoài giờ, vượt giờ, mức chi hỗ trợ khi cán bộ, giảng viên có khó khăn, sự cố đặc biệt.
Thưởng xứng đáng khi cán bộ, giảng viên đạt các thành tích cao khi tham gia các cuộc thi phát động các cấp tổ chức từ địa phương đến Trung ương.
Phối hợp các tổ chức: Công đoàn, đoàn thanh niên... tổ chức thăm hỏi khi bản thân cán bộ, giảng viên hoặc gia đình, người thân có sự cố ốm đau, tai nạn cũng như việc hiếu hỷ.
Đảm bảo sự công bằng trong trong việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giảng viên.
Nhà trường tích cực tạo nguồn kinh phí hỗ trợ đời sống cán bộ, giảng viên, có biện pháp tổ chức chu đáo và thu hút được sự tham gia của cán bộ, giảng viên vào các hoạt động.