Các giải pháp trên đều tác động qua lại lẫn nhau, kết hợp với nhau và có mối quan hệ khắng khít. Kết quả của giải pháp này lại là tiền đề cho giải pháp tiếp theo với một trình tự nhất quán.
Sau khi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam trong thời kỳ đổi mới như hiện nay.
Các giải pháp này do tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.
Biểu 4. Tổng hợp kết quả xin ý kiến cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam:
Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Đơn vị tính % Đơn vị tính % 1
Giải pháp Quy hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng đạt chuẩn 92 8 92 8 2
Giải pháp nâng cao tính kế hoạch và các điều kiện thu hút để tuyển dụng cán bộ có trình độ cao.
90 10 90 10
tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường
4
Giải pháp Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá cán bộ, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để tạo động lực phát triển.
100 92 8
5
Chăm lo đời sống văn hóa, vật chất cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.
92 8 84 8 8
6
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ.
Kết luận chương 3
Để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường phải dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong những năm qua. Từ đó rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, khó khăn để xây dựng các giải pháp sát thực có tính khả thi.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam cần phải tiến hành đồng bộ trên các mặt: số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, trình độ và năng lực phải phù hợp với định hướng phát triển của trường. Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên phải có tính kế thừa và phát triển, vừa mang tính đặc thù của trường Cao đẳng ngoài công lập là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cung cấp người sử dụng lao động. Trên cơ sở đó việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Trong chương này chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam trong thời kỳ đổi mới như hiện nay. Trên xu thế phát triển của trường, từ lý luận đến thực tiễn và qua khảo nghiệm một số giải pháp có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng, đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên theo chiều rộng và chiều sâu chính là tạo động lực cho người dạy cũng như người học và là nguồn nhân lực chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. Do vậy phát triển chất lượng giáo dục và đào tạo trước hết phải bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Qua phân tích, nghiên cứu và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường, chúng tôi thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam có những mặt mạnh cơ bản về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất chính trị. Phần lớn đội ngũ cán bộ, giảng viên có lòng yêu thương con người (học sinh sinh viên) và say mê với nghề nghiệp. Đó là những điểm cơ bản giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản còn bộc lộ một số bất cập cần được đánh giá một cách đầy đủ và có biện pháp để sớm khắc phục mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là sự thiếu hụt về số lượng cán bộ, giảng viên, thiếu đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là sự thiếu
hụt về đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên sâu, nhất là những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, những nhà sư phạm giỏi.
Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường, chúng tôi nêu lên một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay.
Kết quả nghiên cứu thu được là phù hợp với mục đích và yêu cầu nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Một số giải pháp đã trình bày phần nào đáp ứng được các yêu cầu và các giả thuyết đặt ra. Các biện pháp đó cần giải quyết một cách đồng bộ, phối hợp xen kẽ, liên kết với nhau trong xu thế vận động và phát triển, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở để thực hiện biện pháp kia và ngược lại.
Tuy nhiên với thời gian hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và vì các lý do khách quan, chủ quan khác nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là:
- Kết quả phân tích đánh giá thực trạng chưa sâu và chưa đề cập hết mọi khía cạnh, việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp, nên việc áp dụng rộng rãi đề tài nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định.
Những hạn chế trên chúng tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Khuyến nghị:
a. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với các trường ngoài công lập, hiện nay các trường ngoài công lập gặp nhiều khó
khăn nhất định trong việc cân đối mức thu học phí so với các trường công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Đối với các ban ngành cấp tỉnh:
Hiện nay, cán bộ, giảng viên các trường ngoài công lập đi học chương trình sau Đại học (thạc sỹ, tiến sĩ…) không được sự hỗ trợ tiền học phí từ phía nhà nước. Vì vậy, đối với Ủy ban nhân nhân tỉnh Quảng Nam cần có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, giảng viên các trường ngoài công lập đi học để tạo động lực người đi học, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho tỉnh nhà và góp phần đào tạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh sinh viên.
c. Đối với nhà trường:
Cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Tạo ra phong trào thi đua và kịp thời động viên kể cả vật chất đối với những người có tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ và đạt kết quả tốt.
Có cơ chế phù hợp để thu hút những sinh viên tốt nghiệp khá giỏi về tham gia công tác tại trường, nhất là số giáo viên có chuyên môn cao hoặc chuyên sâu mà trường còn thiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục ĐH, NXB ĐHQG, Hà Nôi.
2. Nguyễn Quốc Chí (2000), Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO.9000, NXB Khoa học-Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.
4. Những quy định về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
(2006), NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
5. Trần Quốc Thành (2003), Đề cương bài giảng Khoa học quản lý (dành cho các lớp chuyên ngành QLGD), Hà Nội
6. Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế giáo dục: Một số vấn đề lý luận-thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý, Hà Nội
7. M.Ikônđacôp (1984). Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục.
Trường CBQLGD và Viện KHGD, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường CBQLGD TW1, Hà Nội.
9. Chủ trương, chính sách chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 – Nhà xuất bản Lao động xã hội 2005.
10. Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012.
11. Nghị quyết số 05 - NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng và chương trình hành động của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục Đại học giai đoạn 2010 - 2012.
13. Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập Quốc tế - Nhà xuất bản Lao động Xã hội 2007.
14. Hoàng Phê (1998) Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
15. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm. Hà nội.
16. Lưu Xuân Mới, Kiểm tra thanh tra và đánh giá trong giáo dục, Đề cương bài giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục (2007, Hà Nội)
17. Nguyễn Minh Đường (1996), Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Đề tài KX 07-14 chương trình KH-CN cấp nhà nước.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam – Luật giáo dục - NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2005.
19. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học Giáo dục Việt Nam.Bài giảng lớp Cao học Quản lý Giáo dục.
20. Trần Xuân Sinh (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Vinh.
21. Vương Xuân Chấn (2008) Dự Báo - Lập kế hoạch, Bài giảng lớp Cao học Quản lý Giáo dục tại trường Đại học Vinh.
22. Luật giáo dục năm 2005.
23. Trần Kiểm (2004), Khoa học QLGD – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Bộ giáo dục và Đào tạo: Phê duyệt Đề án thành lập trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam.