Kết luận chương 2:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường đại học phương đông quảng nam (Trang 50 - 55)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.6. Kết luận chương 2:

Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam là trường ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đào tạo, đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ của ngành và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên nói chung.

Bên cạnh những mặt tích cực, nhà trường còn có những bất cập nhất định do trường mới được nâng cấp lên trường cao đẳng, quy mô đào tạo ngày càng tăng do yêu cầu của phát triển Kinh tế - Xã hội, còn một số vấn đề tồn tại mà nhà trường cần tập trung giải quyết là: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ quản lý và giảng viên, nhân viên còn yếu, công tác quản lý còn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, xử lý công việc còn mang tính sự vụ; tính kế hoạch hoá trong các khâu quản lý chưa cao, tác phong lề lối làm việc chưa thật sự khoa học…vì vậy phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và lâu dài của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM

3.1 Định hướng, quan điểm và mục tiêu của việc xây dựng các giải pháp: 3.1.1 Định hướng của giải pháp:

Việc đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam được căn cứ trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về các vấn đề liên quan và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường trong những năm qua. Qua những mặt mạnh, mặt yếu, những điều kiện thuận lợi, cũng như khó khăn liên quan đến việc xây dựng các giải pháp. Hơn nữa việc xây dựng các giải pháp cần đảm bảo tính đúng đắn, tính thực tế và hiệu quả nhằm đạt được tính khả thi.

Công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về các yêu cầu: Phẩm chất chính trị và đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn. Với yêu cầu của sự phát triển về sơ cở vật chất thiết bị, chuyên môn kỹ thuật ngày càng nâng cao để phù hợp với sự phát triển của công nghệ mới. Việc bồi dưỡng và phát triển của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam ngoài việc tuân theo những định hướng chung, còn có những định hướng mang tính đặc trưng riêng của địa phương Quảng Nam.

Những định hướng chung:

Đối với việc tuyển chọn cán bộ, giảng viên phải chú trọng đến 2 tiêu chuẩn chủ yếu nhất, đó là phẩm chất và năng lực.

Để thu hút được đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất, tinh thần theo khả năng của trường và vận dụng tốt các chính sách của nhà trường (như chính sách Đào tạo, Bồi dưỡng và thu hút lao

động có chất lượng cao) để họ yên tâm công tác, động viên được sự cống hiến của cán bộ, giảng viên trong các hoạt động giáo dục và đào tạo của trường.

Yêu cầu về trình độ cán bộ, giảng viên phải đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, đồng thời có trình độ sư phạm, năng lực chuyên môn tốt.

Những định hướng đặc trưng riêng là:

Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam là trường Cao đẳng ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với cơ sở vật chất khá tốt, thiết bị giảng dạy mới được đầu tư và đang tiếp tục đầu tư thiết bị hiện đại. Vai trò nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên phải đủ điều kiện làm chủ được trang thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Một số cán bộ, giảng viên phải có chuyên môn cao để đảm bảo đào tạo và cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp bậc cao cho CNH – HĐH tỉnh nhà và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt để gửi đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao ở nước ngoài tiến tới có một lực lượng cán bộ, giáo viên đầu ngành trong một số lĩnh vực tiếp cận được với trình độ khu vực.

Với những định hướng như vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường là nhiệm vụ hết sức nặng nề và không thể thực hiện được ngay trong một thời gian ngắn, nó đòi hỏi phải có một lộ trình thực hiện thường xuyên và lâu dài. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường phải được đi trước một bước, tiến hành một cách toàn diện, trong đó bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò quyết định đến các cấp độ và chất lượng đào tạo.

3.1.2 Quan điểm của việc xây dựng các giải pháp:

Việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cần phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt: Số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chỉ có thực

hiện đồng bộ như vậy mới đảm bảo yêu cầu của việc phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên phải có quy trình tuyển dụng hợp lý và dựa trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có tại đơn vị.

Việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên phải phù hợp với sự phát triển chung đồng thời phải mang những nét đặc thù riêng của trường và gắn với đào tạo nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển CNH – HĐH tỉnh nhà nói riêng và khu vực miền trung tây nguyên nói chung mà các cơ sở đào tạo khác trong khu vực chưa có điều kiện.

3.1.3 Mục tiêu về việc xây dựng các giải pháp:

Về số lượng:

Phấn đấu thực hiện đủ về số lượng cán bộ, giảng viên tương ứng với số lượng học sinh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đi dần vào ổn định để phát triển. Việc tuyển chọn cán bộ, giảng viên phải được tiến hành bằng nhiều con đường như: Tiếp nhận cán bộ, giảng viên từ các trường khác về (nếu là cán bộ, giảng viên giỏi hoặc đã có bằng thạc sỹ, có chuyên môn phù hợp). Tuyển chọn sinh viên đã tốt nghiệp các trường Đại học sư phạm, kỹ thuật, tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo nâng cao. Dự kiến quy mô đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chính quy đến năm 2015 là 7.000 học sinh sinh viên.

Về cơ cấu:

Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đồng bộ về cơ cấu cả chuyên môn, độ tuổi, giới tính và năng lực trình độ. Đặc biệt có cơ cấu hợp lý về các lĩnh vực chuyên môn giữa các phòng, khoa, cơ cấu đủ giảng viên có trình độ cao (hoặc chuyên sâu) về một số chuyên ngành mũi nhọn của nhà trường.

Cơ cấu theo nguyên tắc mỗi giảng viên giảng dạy được ít nhất 02 môn và mỗi môn có ít nhất 02 giảng viên giảng dạy.

Về phẩm chất:

Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu về số lượng, cơ cấu thì việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có ý chí vươn lên sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được nhà trường giao. Trung thực thẳng thắn, có lòng say mê nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Về trình độ:

Đối với cán bộ, giảng viên tuyển mới: Đạt chuẩn trình độ đối với cán bộ, giảng viên giảng dạy theo quy định của nhà nước và nhu cầu của nhà trường. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường (kể cả số tuyển mới) để họ đạt chuẩn và trên chuẩn theo chức danh quy định. Mục tiêu đến năm 2020 đạt 40– 50% cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sỹ, 10 – 20% cán bộ, giảng viên đạt trình độ tiến sỹ và 100% cán bộ, giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Về năng lực:

Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có tinh thần tự giác sáng tạo, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ để đạt kết quả tốt nhất.

Năng lực quản lý, điều hành và kỹ năng sư phạm tốt, nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và sử dụng tốt các dụng cụ phương tiện dạy học, nâng cao hơn nữa khả năng tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, giảng viên để thích ứng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Từ kết quả khảo sát thực trạng về bộ máy tổ chức về đội ngũ giảng viên, nhân viên và cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam đúng yêu cầu thì trước hết phải xác định mục tiêu của việc hoàn thiện bộ máy tổ chức.

Mục tiêu của giải pháp: Bộ máy phải gọn nhẹ, cơ cấu bộ phận phòng ban, khoa, tổ hợp lý, phân chia công việc QL, GD và phân biệt từng cấp được vạch ra rõ ràng.

Nhằm đạt được mục tiêu trên và giải quyết các tồn tại của bộ máy QL nhà trường hiện nay, thì nhà trường cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường đại học phương đông quảng nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w