8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.4. Giải pháp bồi dưỡng, Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng
Mục đích đào tạo bồi dưỡng:
Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ mà họ được trang bị. Đối với người cán bộ, giảng viên thì phẩm chất và tri thức khoa học là công cụ quan trọng bậc nhất để họ hành nghề. Thực tế hiện nay khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, vì vậy những gì mà cán bộ, giảng viên được học, được trang bị sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Do đó vấn đề đặt ra là không thể coi việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giảng viên một lần là đủ mà trường cần thường xuyên có kế hoạch và tạo điều kiện giúp họ đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Có như vậy người cán bộ, giảng viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động luôn biến động, phát triển như hiện nay đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Đào tạo và bồi dưỡng quyết định chất lượng đội ngũ, thống nhất cách thức quản lý điều hành. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên ở nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở cấp độ thứ nhất hoặc thứ hai theo mô hình của Ashridge, (cấp độ 1 là tổ chức đào tạo manh mún, tự phát, cấp độ 2 là có tổ chức chính thức, nhưng nhu cầu của cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng, cấp độ 3 là tổ chức có trọng điểm, nơi nhu cầu của tổ chức có vai trò quyết định nhưng chưa đóng vai trò chiến lược, và cấp độ 4 là tổ chức kết hợp đầy đủ, nơi công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên đóng vai trò chiến lược). Công tác tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực trong nhà trường còn có nhiều bất cập.
...Để tìm hiểu các bất cập trong công tác đào tạo bồi dưỡng ở nhà trường qua trò chuyện với lãnh đạo, được biết như sau:
- Hầu hết các cán bộ, giảng viên đều khát khao được nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để tham gia học tập.
- Tất cả các trường chưa có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nói chung, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng.
- Phần lớn các cán bộ, giảng viên nhà trường phải tự nghiên cứu, tự triển khai công việc, đúc kết kinh nghiệm để làm việc, cán bộ tuyển dụng mới sẽ được cán bộ, giảng viên cũ hướng dẫn, truyền kinh ngiệm.
- Việc đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia học các lớp cao học là tự phát do cán bộ, giảng viên đó ý thức và tự hoàn thiện bản thân.
- Nhà trường chưa thúc đẩy được phong trào tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam mới được nâng cấp từ trường Trung cấp kỹ thuật Phương Đông nên đội ngũ cán bộ, giảng viên cần được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng trên các mặt. Vì vậy nhà trường cần đẩy mạnh và làm tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Để công tác đào tạo bồi dưỡng xác thực trước hết cần xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Đối với lĩnh vực đào tạo nghề, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên vừa tuân thủ các quy tắc chung vừa mang tính đặc thù của ngành. Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên các hình thức đào tạo bồi dưỡng cần thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hình thức và nội dung đào tạo bồi dưỡng.
Các hình thức đào tạo bồi dưỡng bao gồm: Bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng thường xuyên (cho tất cả cán bộ, giảng viên) và bồi dưỡng nâng cao (cho các chuẩn chức danh cao hơn). Đối với trường trong giai đoạn hiện nay và cả về sau không xem nhẹ hình thức nào trong các hình thức bồi dưỡng. Các hình thức đào tạo bồi dưỡng được biểu diễn như Hình 3.4.
Hình 3.4 Các hình thức đào tạo bồi dưỡng: Nội dung Bồi dưỡng:
Nội dung bồi dưỡng: Bao gồm: Bồi dưỡng chuẩn hóa ( như Hình 3.4.1), bồi dưỡng thường xuyên ( Hình 3.4.2).
Hình: 3.4.1 Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa
Bồi dưỡng chuẩn hoá với mục tiêu làm cho cán bộ, giảng viên nhà trường đạt chuẩn theo chuẩn quy định đối với cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kiến thức tin học và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường hiện còn một số cán bộ, giảng viên trình độ thấp và số cán bộ, giảng viên tuyển
Hình thức đào tạo bồi
dưỡng Bồi dưỡng chuẩn hóa Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả cán bộ, giảng viên
Bồi dưỡng nâng cao hoặc chuẩn
chức danh cao hơn Nội dung bồi dưỡng chuẩnhóa Tin học Ngoại ngữ Nghiệp vụ Sư phạm Kiến thức kỹ năng chuyên môn Những kỹ năng mềm bổ trợ chuyên môn
mới theo quy hoạch cần được bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Hình: 3.4.2 nội dung bồi dưỡng thường xuyên
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên phong phú và đa dạng cần được quan tâm đúng mức và xác định đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Bồi dưỡng thường xuyên gồm các nội dung sau đây:
- Bồi dưỡng về chủ trương chính sách pháp luật về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
+ Các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, giảng viên.
- Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, công nghệ mới .
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, kể cả sử dụng các thiết bị mới, hiện đại.
+ Mở rộng kiến thức chuyên môn liên quan.
- Bồi dưỡng về kỹ năng nghề, các thiết bị mới hiện đại. + Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
Chủ trương chính sách, phẩm chất, đạo đức Kiến thức chuyên môn Công nghệ mới Kỹ năng nghề ( Cả Sử dụng thiết bị hiện đại) PP giảng dạy, xây dựng CT Ngoại ngữ Tin học Nội dung bồi dưỡng thường xuyên
+ Bồi dưỡng tập huấn sử dụng, vận hành bảo dưỡng các thiết bị mới. - Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm:
+ Nghiệp vụ sư phạm (bậc 1, bậc 2).
+ Phương pháp giảng dạy mới, xây dựng chương trình, giáo trình. + Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
- Bồi dưỡng về các kiến thức bổ trợ: + Bồi dưỡng về Tin học.
+ Bồi dưỡng về ngoại ngữ.
Thực tế quá trình giáo dục - đào tạo cũng đòi hỏi người cán bộ, giảng viên phải tham gia bồi dưỡng và không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của người học, đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo đặc biệt đáp ứng nhu cầu người lao động.
Phương hướng thực hiện:
- Hàng năm trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cử cán bộ, giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Lên kế hoạch tranh thủ tham gia các đợt tập huấn bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Dự án của nước ngoài tổ chức về lĩnh vực công nghệ mới. Trường chủ động liên hệ gửi đi tham quan thực tập tại các trường khác đã có nhiều kinh nghiệm trong một số lĩnh vực mà trường đang cần. Tranh thủ chuyên gia nước ngoài hợp tác đang làm việc tại trường để bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên. Trường tự tổ chức một số lớp bồi dưỡng mời các chuyên gia giỏi giảng dạy.
Dự kiến bồi dưỡng trong 05 năm tới một số lĩnh vực như biểu 3.4.3. TT Nội dung bồi dưỡng 2011 2012 2013 2010 2015
1 Nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học mới, phương pháp biên
soạn chương trình, giáo trình 2 Kiến thức chuyên môn, tay nghề,
công nghệ mới
- Nghiệp vụ kế toán 4 4 6 10 15
- Điện công nghiệp 5 5 5 10 15
- Điện dân dụng 5 5 5 10 15
Xây dựng 10 10 15 15 20
- Cơ điện tử 2 2 4 4 8
- Điện tử công nghiệp 4 4 8 8 10
- Sữa chữa máy tính 2 4 4 6 8
- Quản trị mạng máy tính 3 3 4 4 6
- Nghiệp vụ nhà hàng 3 3 6 6 8
- Du lịch 3 3 6 6 8
- Quản trị văn phòng 2 2 4 4 6
- Pháp lý 2 2 5 5 5
3 Bồi dưỡng về các kỷ năng giáo dục 15 20 25 30 35
4
Bồi dưỡng về các Kiến thức bổ trợ - Tin học - Ngoại ngữ 20 15 25 20 25 20 30 30 40 40 5 Tổng cộng ( ĐVT: lượt GV) 120 142 152 218 284 Biểu 3.4.3. Dự kiến bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trong 05 năm tới
Theo nhu cầu bồi dưỡng Biểu 3.4.3 cho thấy: Một số cán bộ, giảng viên có thể tham gia nhiều nội dung bồi dưỡng, một nội dung bồi dưỡng có ít nhất 02 cán bộ, giảng viên tham gia. Một số nội dung bồi dưỡng có thể phát sinh ngoài bảng trên khi có nhu cầu và điều kiện cho phép.
Hình thức tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập, bồi dưỡng theo các trường lớp như trên là việc làm có ý nghĩa lớn đáp ứng kịp thời và nhanh chóng các yêu cầu đặt ra, tuy nhiên số lượng tham gia ít thời gian không dài
và không thường xuyên. Vì vậy phải có các quy định về tự bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ, giảng viên.
Tự học tập bồi dưỡng là yêu cầu khách quan, xuất phát từ nghề nghiệp của người thầy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nội lực của từng người. Là biện pháp để bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm của từng cán bộ, giảng viên và được xác định là nhiệm vụ thường xuyên được tiến hành có kế hoạch của từng cá nhân và theo định hướng của nhà trường.
Như vậy mặc dù dưới hình thức nào, yêu cầu của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của nhà trường phải đạt được mục tiêu: Nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng cán bộ, giảng viên, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng của đội ngũ.
Điều kiện đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của cán bộ, giảng viên gồm:
- Điều kiện về thời gian để cán bộ, giảng viên có thể thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính trong thời gian học. - Điều kiện về nhân lực (người dạy, người học).
- Các chế độ chính sách liên quan đến công tác đào tạo , bồi dưỡng. Tổ chức chỉ đạo và phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch:
- Giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng hàng năm cho từng cá nhân, bộ phận.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện để rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh sau từng học kỳ, năm học.
- Biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nội dung kế hoạch đào tạo bồi dưỡng có hiệu quả một cách thiết thực.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, vì vậy nhà trường (nhất là các phòng chức năng) cần quan tâm đến việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên theo kế hoạch đã xây dựng, chủ yếu tập trung các khâu sau:
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch một cách tỉ mỉ, cụ thể.
- Định kỳ kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những thiếu sót, những mặt yếu trong công tác chỉ đạo điều hành, thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả, đúng tiến độ .
Hiện nay, đối với nhiều cán bộ, giảng viên việc sắp xếp thời gian cũng như một số việc khác của bản thân để theo học các lớp tập trung là rất khó. Trong hoàn cảnh như vậy, việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn là một giải pháp có tính khả thi cao. Hơn nữa, xã hội hiện nay đang hướng tới việc tạo ra một “xã hội học tập” và “học tập suốt đời” thì việc tự bồi dưỡng là một điều tất yếu và nó đã trở thành nhu cầu thường xuyên của mỗi cá nhân.
Nội dung tự học tập, bồi dưỡng phải hướng vào: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và chuyên môn của người thầy giáo. Yêu cầu công tác tự học tập, tự bồi dưỡng của cán bộ, giảng viên phải bổ sung kiến thức còn thiếu, hoàn thiện kiến thức đã có và nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy, năng lực tự đánh giá để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
Hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng khá đa dạng phong phú, có thể tự đọc tài liệu, sách báo khoa học, đi nghiên cứu thực tế giảng dạy hay sản xuất kinh doanh trong cũng như ngoài ngành, tham gia các chương trình hội thảo, nghiên cứu khoa học. Tự bồi dưỡng thông qua kinh nghiệm và quá trình thực tế công tác của mình, học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp...
Tóm lại đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ và quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường, và phát triển bền vững trước mắt cũng như lâu dài.
Bồi dưỡng nâng cao:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao: Là đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý giáo dục; trung cấp, cao cấp chính trị... Phương thức tổ chức có thể gửi đi đào tạo ở các trường Đại học hoặc liên kết, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể để vận dụng phù hợp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trường có 40– 50% thạc sỹ, 10 – 20 % tiến sỹ và các học hàm khác.
Biểu: 3.4.4 Nội dung bồi dưỡng nâng cao