Những điều chỉnh chiến lợc toàn cầu của G Bush.

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 29 - 34)

Năm đầu tiên sau khi nhận chức: một nền ngoại giao cứng rắn mang màu sắc đơn phơng.

Điều quan trọng hàng đầu cho bất kỳ ai làm Tổng thống Mỹ là tiến hành thành lập nội các mới của mình. Ngay sau khi bớc vào Nhà Trắng, Tổng thống Bush nhanh chóng bắt tay vào việc thành lập nội các. Việc bổ nhiệm nội các của Tổng thống Bush đạt kết quả kỷ lục. Chỉ trong vòng cha đầy 4 tuần lễ, Tổng thống Bush đã bổ nhiệm hàng loạt các nhân vật thuộc phái bảo thủ có quan điểm cứng rắn vào những vị trí đối ngoại then chốt đó là Phó Tổng thống D. Cheney là ngời đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong các chính quyền tr- ớc đây. Chenney đợc đánh giá là một nhân vật lỗi lạc trong sự nghiệp kinh doanh và sự nghiệp chính trị, ngời đã từng phục vụ ba đời Tổng thống Mỹ ở những cơng vị quan trọng. Ngoại trởng C.Powell đã có kinh nghiệm trên cơng vị cố vấn Hội đồng an ninh Quốc gia, từng là Chủ tịch Hội đồng Tham mu tr- ởng liên quân thời chiến tranh vùng Vịnh. Bộ trởng quốc phòng D.Rumsfeld, đã từng tham gia 4 chính quyền của đảng Cộng hoà. Đặc biệt là nữ cố vấn an ninh quốc gia C.Rice, vốn là một chuyên gia về Liên Xô và Nga, từng làm cố vấn cho Tổng thống Bush (cha) về vấn đề châu Âu. Nội các mới của Tổng thống Bush đợc đánh giá là “bao gồm hàng loạt các nhân vật sáng giá nhất trong những ngời theo phải Bảo thủ”, sẽ góp phần quyết định vào việc chi phối các chính sách, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống cùng với ê kíp bảo thủ trong nội các của mình ngay lập tức đã cho cả thế giới biết tới một đờng hớng ngoại giao cứng rắn theo chủ nghĩa hiện thực mà ngời ta thờng gọi bớc đầu là học thuyết Bush.

Để thực hiện đờng lối ngoại giao theo chủ nghĩa đơn phơng, Mỹ đã liên tiếp từ chối những ràng buộc đa phơng để tự do hành động. Sau khi nắm quyền,

chính quyền Bush đã thể hiện thái độ khinh thờng lảng tránh, thậm chí thẳng thừng chối bỏ hàng loạt các cam kết quốc tế:

- Tháng 03/2001, Mỹ rút khỏi nghị định th Kyoto về “giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”. Giống nh các nớc khác, Mỹ cũng nhận đợc cảnh cáo dự tính đến năm 2100, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên từ 40C - 110C, sản lợng cây trồng vì thế có thể giảm 30%. Trong khi 178 nớc trên thế giới đã ký hiệp đình này, nhng chính phủ Bush đã từ chối thực hiện mục tiêu rất nhỏ yêu cầu đến năm 2002 giảm bớt khí thải nhà kính 5,2% đối với các nớc phát triển. Ngay cả những ngời hiểu biết ở Mỹ cũng cho rằng, hành động này đã gây trở ngại cho việc thực thi hiệp định.

- Tháng 07/2001, Mỹ từ chối thi hành hiệp ớc cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) với lý do là khả năng thẩm định hiệp ớc này không cao, thiếu cơ chế trừng phạt với những hành vi không tuân thủ hiệp ớc này, tác dụng kiểm soát chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân bị hạn chế. Thậm chí bà Rice còn cho rằng đây là một “hiệp ớc tồi” và từ chối đa ra Thợng viện phê chuẩn.

- Tháng 12/2001, Mỹ đơn phơng rút khỏi Hiệp ớc đạn đạo vì theo lời bà Rice thì “Hiệp ớc này chỉ là những tàn d của cuộc xung đột Đông – Tây trớc đây”. Chính quyền Bush rút khỏi Hiệp ớc này với lý do nó đã cản trở chính quyền Bush đảm bảo nớc Mỹ không bị tấn công bất ngờ bằng tên lửa của các phần tử khủng bố và các nớc vô lại.

- Chính quyền Bush còn rút khỏi Công ớc chống mìn 1997, đồng thời tăng cờng nghiên cứu cái gọi là mìn thông minh, không gây thờng vong đối với ngời không tham chiến.

Chính quyền Bush còn nhấn mạnh an ninh tuyệt đối đơn phơng, công khai tuyên bố, vận động để Mỹ nhanh chóng triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và Hệ thống phòng thủ tên lửa chíên trờng (TMD). Kế hoạch quốc phòng đầy tham vọng này đợc khởi xớng từ thời B. Clintơn. Nó đợc đánh giá là “con đẻ của sáng kiến phòng thủ chiến lợc SDI” dới thời Tổng thống Rigân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Khi đề xuất kế hoạch này, Clintơn cam kết chỉ thực sự triển khai NMD khi đủ 4 tiền đề:

1. Xác định đợc mối đe doạ thực sự đối với nền an ninh quốc gia Mỹ (mà theo các quan chức Mỹ thì mối đe doạ đến từ các quốc gia thù địch nh Bắc Triều Tiên, Iran, Irắc. Nhng thực chất là nhằm vào các đối thủ chiến lợc là Nga và Trung Quốc).

2. Điều kiện tài chính cho phép: Nếu kế hoạch này chỉ triển khai trên mặt đất thì phải tiêu tối thiểu 60 tỷ đô la trong 10 năm. Còn chính quyền Bush muốn triển khai cả trên biển và trong vũ trụ thì phải tiêu tốn tới 120 – 240 tỷ đô la.

3. Đảm bảo thành công về mặt kỹ thuật. Dới thời B.Clintơn ba lần thử nghiệm thì chỉ một lần duy nhất thành công.

4. Đạt đợc sự nhân nhợng từ phía Nga về sửa đổi Hiệp ớc chống tên lửa đạn đạo ABM.

Tuy nhiên, chính quyền Bush bất chấp sự lo lắng và phản đối của các nớc đồng minh, bỏ qua những điều kiện trên để cố tình phát triển kế hoạch NMD. Hệ thống này là hành động phá vỡ thế ổn định chiến lợc toàn cầu, làm tăng thêm ngân sách quân sự của Mỹ, có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới, ảnh hởng đến xu thế ổn định hoà bình trong quan hệ quốc tế.

Đờng lối ngoại giao đơn phơng còn đợc thể hiện rõ trong việc tuỳ tiện thực hiện chính sách theo ý đồ riêng của mình đối với các khu vực xung đột. Khi còn nắm quyền, chính phủ của B.Clintơn đã tiến hành những bớc đi tích cực để cải thiện quan hệ với CuBa, bớc đầu có những động thái hợp tác tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để nới lỏng, xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Irắc, xúc tiến đàm phán để bình thờng hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Nhng khi lên nắm quyền, chính phủ Bush đã bỏ qua những động thái tích cực trên, thực thi một loạt chính sách thù địch, tăng cờng bao vây, cấm vận đối với CuBa, công khai cổ vũ, ủng hộ cho các lực lợng phản động trong cộng đồng ngời Mỹ gốc CuBa, cô lập CuBa với cộng đồng Mỹ la tinh. Mỹ với Irắc cuối tháng 02/2001, Bush đơn phơng phát động cuộc tấn công Irắc nhằm phát tín hiệu rõ ràng cứng rắng đối với Irắ, tăng cờng kiểm soát khu vực cấm bay. Chính phủ Bush công khai tuyên bố ý đồ của Mỹ nhằm loại bỏ chính quyền của Tổng thống S. Hutxen. Đối với bản đảo Triều Tiên, Mỹ đã điều chỉnh tiến trình hoà giải đối

với Triều Tiên đợc tiến hành trong thời kỳ cuối nhiệm kỳ B.Clintơn. Chính phủ Bush ngay lập tức đình hoãn vô thời hạn các cuộc đàm phán về bình thờng hoá quan hệ với quốc gia Đông Bắc á này. Điều đó khiến cho tiến trình hoà bình bán đảo Triều Tiên rơi vào cục diện bế tắc.

Đối với các nớc lớn nh Nga và Trung Quốc, chính phủ Bush đều thực hiện chính sách ngoại giao mang tính chất cứng rắn hơn. Đối với Nga, chính quyền mới tiếp cận các vấn đề trên quan điểm truyền thống nhiều hơn là quan điểm về mối liên hệ giữa các nớc lớn. Việc thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa NMD có khả năng sẽ làm cho quan hệ hai nớc xấu đi và có ý kiến lo ngại rằng sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tômat Graham, Nguyên Đại sứ Mỹ tại Nga, một chuyên gia về Nga đã nói: “Vĩnh viễn thời kỳ lãng mạn trong những năm đầu và quan hệ gợng ép trong những năm cuối của thời Tổng thống B. Clintơn. Quan hệ Mỹ – Nga từ nay là quan hệ hợp tác, cạnh tranh với thái độ bất cần” [21]. Nh vậy, quan hệ Mỹ – Nga không đợc chính phủ Bush coi là “quan hệ đối tác chiến lợc” mà theo các nhà phân tích sẽ trở thành quan hệ” cạnh tranh chiến lợc. Điều đó làm cho giai đoạn căng thẳng mới giữa Mỹ – Nga có thể xảy ra.

Trên thực tế, sau cuộc gặp gỡ cấp cao của Tổng thống Mỹ Bush với Tổng tống Nga Putin (16/06/2001) tại Xlovenia, ông Putin đã cảnh báo rằng Liên Bang Nga sẽ tăng nhanh lực lợng hạt nhân nếu Mỹ rút khỏi các Hiệp ớc ABM. Nếu Mỹ cố tính đơn phơng triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa quốc gia NMD, Nga sẽ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân chiến lợc, tăng số lợng tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân để đảm bảo đủ sức chọc thủng hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Đối với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đã lên tiếng chỉ trích chính sách can dự của chính quyền Clintơn. Ông nói: “Trung Quốc là đối thủ chứ không phải đối tác chiến lợc, chúng ta đừng ác ý đối xử với Trung Quốc nhng cũng đứng ảo tởng hảo huyền”. Trong cuộc gặp gỡ với các chuyên gia quân sự, chính trị và học giả ở Washingtơn, bà C.Rice cũng đã nói: “Sẽ là sai lầm khi cho rằng Trung Quốc là kẻ thù nhng cũng không sai khi cho rằng Trung Quốc là nớc

đang thách thức Mỹ. Trung Quốc đang thách thức Mỹ và Washingtơn sẽ phải thận trọng khi xử lý vấn đề lợi ích an ninh của mình mà không xa lánh Bắc Kinh” [21].

Chính sách của chính quyền Bush đối với Trung Quốc là “tiếp xúc và kiềm chế”, định vị lại quan hệ đối với Trung Quốc, dùng khai niệm “đối thủ cạnh tranh chiến lợc” thay cho “quan hệ đối tác chiến lợc mang tính xây dựng” thời kỳ B. Clintơn. Vấn đề mà chính quyền Bush coi là trọng tâm trong quan hệ với Trung Quốc là kiềm chế và ngăn chặn không cho Trung Quốc trở thành thách thức đối với cục diện Châu á - Thái Bình Dơng của Mỹ trong tơng lai. Quan hệ Trung – Mỹ trong thời kỳ đầu nắm quyền của Tổng thống Bush cũng có nhiều căng thẳng do vụ va quệt máy bay do thám (01/04/2001), đặc biệt là vấn đề Đài Loan. Chính quyền Bush quyết định bán cho Đài Loan một lợng vũ khí giá trị khoảng 6 tỷ đô la, tuyên bố sẽ giúp Đài Loan tự vệ nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan. Quan hệ Trung – Mỹ một lần nữa lại đứng trớc tình hình vô cùng nguy hiểm.

Nh vậy, trong thời gian đầu cẩm quyền, chỉnh phủ Bush đã hoạch định những bớc đờng cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình. Đó là một đờng lối ngoại giao cứng rắn, đơn phơng, ngợc lại với nền ngoại giao đa phơng thời Tổng thống B. Clintơn. Học thuyết Bush di theo chủ nghĩa hiện thực, coi lợi ích quốc gia là cao nhất, tạo thành lý tởng chính trị cơ bản của chính phủ Bush nh lời tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia Rice: “Chính sách của chính quyền đảng Cộng hoà chắc chắn phải bắt nguồn từ cơ sở vững chắc là vì lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích của một cộng đồng quốc tế hảo huyền”. Còn Tổng thống Bush thì ra sức kêu gọi thực hiện “một chủ nghĩa quốc tế mới của Mỹ”. Ông Vladimia Lukin, Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga đã phê phán: “Chính sách đối ngoại của Mỹ đã và đang đợc đặc trng bởi mức độ tự tin quá cao, thái độ tự mãn và sự say sa với quyền năng của mình sau thời Chiến tranh lạnh” [8 tr12]. Nhng ngay sau khi đờng hớng chiến lợc của chính quyền Bush bắt đầu đ- ợc thể hiện rõ nét, nó đã phải điểu chỉnh bởi một sự kiện kinh hoàng xảy ra đối với nớc Mỹ – sự kiện 11/09/2001.

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w