Một số điều chỉnh trên lĩnh vực đối ngoạ

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 47 - 55)

Trứơc sự kiện 11/09/2001, chính quyền Bush đã thực thi một loạt hành động đơn phơng gây hỗn loạn trên thế giới, khiến quan hệ giữa Mỹ và một số n- ớc lớn trên thế giới trở nên căng thẳng. Nhng sau khi nếm “nỗi đau cắt thịt” đối với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Mỹ rat cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố lâu dài và đầy khó khăn. Chính phủ Bush đã nhận thức đợc rằng dù là siêu cờng duy nhất, nhng để đối phó với các hoạt động khủng bố “không biên giới” Mỹ sẽ “không đạt đợc thành công khi luôn luôn hành động đơn độc, mà phải thông qua một liên minh hùng mạnh của các quốc gia để duy trì một mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố thống nhất và mạnh mẽ” [6 tr21]. Do đó, Mỹ đã có những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại , đặc biệt là điều chỉnh chính sách đối với các nớc lớn và điều chỉnh đối với chiến lợc liên minh của Mỹ.

Thay đổi dễ nhận thấy trong chính sách đối ngoại trong chính quyền Bush là thái độ đối với Liên Hợp Quốc, vì Mỹ thừa hiểu rằng Liên Hợp Quốc là ngọn cờ giúp Mỹ tập hợp lực lợng một cách rộng rãi và hợp pháp nhất trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Mỹ đã thay đổi lập trờng không hợp tác với Liên Hợp Quốc trong thời kỳ nắm quyền đầu tiên, chuyển sang coi Liên Hợp Quốc là “vũ đài ngoại giao chủ yếu” của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính phủ Bush nhanh chóng nộp tiếp 582 triệu đôla kinh phí cho Liên Hợp Quốc, mặt khác, tích cực thúc đẩy Liên Hợp Quốc thông qua hai nghị quyết chống khủng bố. D luận cho rằng, Mỹ tạm thời từ bỏ “quan điểm bi quan” đối với Liên Hợp Quốc, nhấn mạnh tăng cờng hợp tác với tổ chức quốc tế này, vì thế một số quan chức Mỹ đã đánh giá rằng “Mỹ và Liên Hợp Quốc ngày càng nhích lại gần nhau hơn”.

Sự lên án mạnh mẽ của nhiều nớc đối với hoạt động khủng bố cọng với sự tơng đồng lợi ích giữa Mỹ với các nớc hiện là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố là điều kiện thuận lợi để Mỹ đi đầu trong việc xây dựng liên minh chống khủng bố toàn cầu. Nh vậy, vụ khủng bố ngày 11/09 đã tạo ra cơ hội cho Mỹ củng cố quan hệ với các nớc đồng minh truyền thống đồng thời cải tạo quan hệ với các nớc lớn nh Nga, Trung Quốc, ấn Độ…Trên cơ sở đó, chính quyền Bush đã xây dựng một chiến lợc liên minh mới nhằm đối phó với sự thay đổi của tình hình quốc tế và dựa trên đòi dỏi lợi ích của Mỹ, nó mang tính linh hoạt và thực dụng rất cao so với chiến lợc liên minh truyền thống.

Tháng 06/2002, Vụ trởng hoạch định chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ Haass nhấn mạnh “mối quan hệ vợt Đại Tây Dơng cân dựa theo nhũng biến đổi thời đại, chuyển trọng tâm công tác từ phòng thủ tập thể sang an ninh tập thể” và cho rằng “NATO cần tăng cờng vai trò trong an ninh tập thể”. Khi phác thảo hệ thống liên minh mới của chính quyền Bush, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Phó tổng thống Gorecũng viết: “Mỹ không nhất thiết phải tiến tới mục tiêu thành lập một liên minh chính thức”, mà nên khuyến khích “thiết lập một tập đoàn lợi ích để thực thi chính sách an ninh tập thể”trong phạm vi khu vực, và cần có các hành động chung có hiệu quả với Mỹ, có thể hình thành một số liên minh tạm thời vì một số mục đích đặc biệt. Có thể nói, trên cơ sở quan niệm an ninh hiện thực mới, đa khái niệm “an ninh tập thể”vào chiến lợc liên minh truyền thống là bớc khởi đầu quan trọng để chính quyền Bush thay đổi liên minh truyền thống.

Thứ nhất, nó tuân thủ nguyên tắc liên minh lớn mang tính mở rộng.Mục tiêu quan trọng nhất của chiến lợc liên minh mới không còn bị giới hạn trong một số khu vực, mà sẽ mang tính toàn cầu;nó cũng không còn là quân sự thuần tuý, mà sẽ mang tính xã hội. Một là, chức năng liên minh đợc mở rộng, từ đối phó một kẻ thù chung sang đối phó mối đe doạ trên thế giới, từ đối phó mối đe doạ an ninh của các lực lợng thù địch sang đối phó các vấn đề xã hội rộng rãi nh bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trờng và vấn đề đói nghèo. Hai là, hình thức liên minh đợc đa dạng hoá. Không những có hình thức liên minh chặt chẽ

nh NATO, đồng minh Mỹ – Nhật, mà còn có cớ chế hợp tác ba bên Mỹ – Nhật – Hàn nhằm vào xung đột khu riêng, và cả liên minh chống khủng bố toàn cầu lỏng lẻo. Ba là, mở rộng liên minh. Ngoài những thành viên có chung lợi ích, chỉ cần có những quốc gia và khu vực có chung mối quan hệ về an ninh, có nguyện vọng hợp tác với Mỹ, đều có thể trở thành đối tợng liên minh của Mỹ, trong đó vừa có những đồng minh truyền thống nh Anh, Nhật Bản, vừa có những đối thủ trớc đây nh Nga, Trung Quốc, thậm chí không ngoại trừ Iran, một quốc gia thuộc “trục ma quỷ” trong một thời gian nhất định. Trong diễn văn kỷ niệm một năm sự kiện 11/09, Tổng thống Bush nhấn mạnh: “Chúng ta hình thành liên minh quốc tế rộng rãi từ Trung Đông tới Nam á, tăng cờng tranh thủ các lực lợng hoà bình. Nớc Mỹ cần các đối tác duy trì hoà bình, chúng ta sẽ hợp tác với mỗi quốc gia có mục tiêu cao cả đó” [21]. Điều này cho thấy Mỹ đã bớc sang “thời đại đối tác mới”.

Thứ hai, điều chỉnh quan hệ liên minh truyền thống, nhấn mạnh quan hệ an ninh lâu dài giữa Mỹ và các nớc đồng minh. Trải qua 10 năm phát triển sau Chiến tranh lạnh, cơ sở quan hệ liên minh truyền thống giữa Mỹ với Tây Âu và Nhật đã có những thay đổi. Một là, nhiều năm sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ – Nhật – Tây Âu cha tìm ra đợc kẻ thù chung. Hai là, về mặt lý thuyết, muốn duy trì nội bộ ổn định, cần giữ cho cơ cấu lực lợng hiện có phát triển cân bằng, bất cứ một thành viên nào quá hùng mạnh hoặc quá suy yếu đều có thể phá vỡ hệ thống cơ cấu của liên minh. Hơn nữa, thực lực siêu cờng của Mỹ hiện nay đã vợt xa Tây Âu và Nhật. Nền tảng thay đổi cộng với phạm vi liên minh không ngừng mở rộng và vai trò “liên minh tạm thời” nổi bật lên đã làm suy yếu vai trò trọng tâm của liên minh Mỹ - Âu. Trớc đây Mỹ từng cho rằng, do Chiến tranh lạnh kết thúc, những mối de doạ chung mà Mỹ và đồng minh phải đối mặt đang mất đi, “sứ mệnh phòng thủ tập thể ở NATO dờng nh cũng tiêu tan”. Nh- ng giờ đây, Mỹ lại nhấn mạnh để “đảm bảo an ninh của chúng ta”, châu Âu và Bắc Mỹ “cần có NATO hơn bao giờ hết”. Chính quyền Bush đã từ bỏ ý định rút khỏi Bôxnia trong thời kỳ đầu cầm quyền và cho rằng nớc Mỹ sẽ đứng cùng với NATO “cùng tiến cùng lùi chứ không để mặc bên nào”. Do vậy, sau ngày

11/09, Mỹ nhấn mạnh ủng hộ NATO mở rộng để củng cố tiến trình dân chủ ở miền Đông và miền Nam châu Âu.

ở châu á, quan hệ quân sự thực chất Mỹ – Nhật cũng đợc tăng cờng. Mỹ cho rằng, quan hệ Mỹ - Âu, Mỹ – Nhật cần dựa trên những thay đổi thời đại, mở rộng vai trò đồng minh ra bên ngoài các khu vực phòng thủ truyền thống ở châu Âu, châu á, gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong việc phòng thủ chung, trở thành “đối tác toàn cầu” của Mỹ. Thực chất là đòi hỏi các đồng minh phục vụ tốt hơn nữa lợi ích toàn cầu của Mỹ. Nếu nói quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật hiện nay chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chiến lợc ổn định khu vực châu á - Thái Bình Dơng, thì cơ sở quan hệ liên minh Đại Tây Dơng Mỹ - Âu chủ yếu đã chuyển thành duy trì trật tự thế giới mới trên cơ sở giá trị quan phơng Tây, cùng đối phó “mối đe doạ an ninh đối với thế giới phơng Tây do sự phân hoá của cải tạo ra”.

Thứ ba, nâng cao địa vị “liên minh tạm thời”. Chiến tranh lạnh kết thúc, Huntingtơn đã vạch rõ: “So với thời kỳ Chiến tranh lạnh, các nớc sẽ ít gặp những mối đe doạ chung, liên minh mang tính lâu dài nh NATO trở nên không quan trọng, nhng liên minh tạm thời nhằm vào một vấn đề đặc biệt nh trong chiến tranh vùng Vịnh lại có tậm quan trọng đáng kể” [19 tr21]. Cơ chế liên minh kiểu này hoàn toàn khác với tổ chức liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nó không có khuôn khổ cố định, chỉ gồm các quốc gia có mối quan tâm đặc biệt tổ chức thành liên minh tạm thời nhằm đối phó với những diễn biến quốc tế hay những xung đột khu vực, dần dần trở thành những hình thức chủ yếu để Mỹ liên kết các bên nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhất là trong quá trình Mỹ tổ chức liên minh chống khủng bố quốc tế sau sự kiện 11/09, sách lợc liên minh tạm thời bắt đầu đợc hệ thống hoá, trở thành lý luận chiến lợc lớn, đi vào tầm quyết sách của chính phủ. Chính phủ Mỹ nhiều lần tuyên bố “Liên minh là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố” nhng “sẽ không có một liên minh đơn nhất, bao gồm mọi phơng diện”, mà căn cứ vào sự thay đổi của tình hình và hoàn cảnh khác nhau của mỗi nớc để hình thành các liên minh cụ thể về các vấn đề khác nhau. Liên minh

chống khủng bố do Tổng thống Bush dựng lên bao gồm hạt nhân là NATO và các nớc đồng minh thân cận (Nhật Bản, Canađa, Ôxtrâylia), các nớc lớn (Nga, Trung Quốc, ấn Độ) cùng với các chính quyền Hồi giáo thân Mỹ. Cuộc chiến chống khủng bố đã giúp Mỹ phần nào thấy đợc giá trị của sự hợp tác đa phơng - điều mà G. Bush đã coi nhẹ từ khi lên nắm quyền. Dựa vào liên minh này, chính quyền Bush có thể thoát khỏi trình trạng cô lập do chính sách đơn phơng đã thi hành trớc đây trên thế giới quốc tế. Tuy nhiên, cũng có thể thấy, đây chỉ là liên minh mang tính nhất thời, hình thành chủ yếu do bị Mỹ ép buộc hoặc do lợi ích riêng của các nớc tham gia. Phần lớn các nớc tham gia liên minh với hy vọng sẽ nhận đợc sự ủng hộ của Mỹ chống lại các nhóm khủng bố trong nớc mình. Còn Mỹ thì chỉ quan tâm đến việc chống khủng bố nhằm vào lợi ích của Mỹ và công dân Mỹ. Do vậy, nếu so với liên minh chống Irắc trong chiến tranh vùng Vịnh, liên minh chống khủng bố của Tổng thống Bush vô cùng lỏng lẻo do sự khác nhau quá xa về lợi ích và mục tiêu của các nớc khi tham gia liên minh. Do vậy, về lâu dài, duy trì hoạt động của liên minh chống khủng bố trong khi cân bằng lợi ích của các nớc thành viên sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.

Thứ t, nhấn mạnh thống nhất lợi ích nớc lớn theo quan niệm giá trị phơng Tây, hình thành “thế cân bằng lực lợng mới có lợi cho tự do” dới sự chủ đạo của Mỹ. Chiến tranh chống khủng bố giúp chính quyền Bush nhận thức đợc rằng cộng đồng quốc tế đang đứng trớc cơ hội tốt nhất từ thế kỷ XVII đến nay để xây dựng một trật tự thế giới mới với đặc điểm cạnh tranh hoà bình chứ không chiến tranh giữa các nớc lớn. Mỹ cần lợi dụng nội lực siêu cờng của mình để gánh vác trách nhiệm lãnh đạo mới, xây dựng hệ thống cân bằng lực lợng nớc lớn toàn cầu mới mà không “một nớc lớn hay liên minh nớc lớn nào có thể đe doạ an ninh và tự do của nớc khác”. Trong hệ thống mới này, Mỹ cần ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối, kiểm soát phơng hớng thay đổi cơ cấu lực lợng nớc lớn. Hơn nữa, sự “cân bằng lực lợng mới” giữa các nớc lớn này phải đợc “xây dựng trên cơ sở giá trị quan kiểu Mỹ” Bà Rice cũng cho rằng “Cần đi xa hpn nữa trong việc chia sẽ lợi ích trong một trật tự cùng chung quan niệm giá trị”. Phát biểu trớc Quốpc

hội Nhật đầu năm 2002, Bush đã đa ra một ranh giới rõ ràng: “Giá trị quan của Mỹ, giá trị quan liên minh của Mỹ” chính là các nguyên tắc. Giá trị quan bắt nguồn từ nớc Mỹ, tức pháp luật, tự do tôn giáo tín ngỡng, quyền lợi và sự thiêng liêng của con ngời” [21]. Do đó, Mỹ ra sức thúc đẩy Nga chuyển sang nhà nớc dân chủ, xây dựng quan hệ đối tác với ấn Độ và tuyên bố một nớc Trung Hoa hớng tới pháp trị, mở cửa thị trờng, cuối cùng đi theo con đờng dân chủ, sẽ ảnh hởng sâu xa và tích cực đến nền an ninh và phồn vinh trên thế giới.

Mỹ cho rằng, sự ủng hộ của các nớc đồng minh chẳng những có thể tăng cờng mục tiêu truyền thống trong chiến lợc toàn cầu của Mỹ mà còn nảy sinh “tác động hộ trợ” khi đối phó với việc phổ biến vũ khí sát thơng quy mô lớn phối hợp của Mỹ.

Sau ngày 11/09, có thể nhận thấy rõ rằng Mỹ đã điều chỉnh lại quan hệ với các nớc lớn, đặc biệt là quan hệ đối với Nga và Trung Quốc.

Đối với Nga, tại cuộc hội đàm Tổng thổng Putin bên lề hội nghị thợng định G8 (tại Ginoa, tháng 07/2001), lần đầu tiên Tổng thống Bush chấp thuận gắn đàm phán về ABM và NMD với tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến l- ợc. Hai Tổng thống cũng nhất trí xúc tiến các vòng đàm phán ở cấp quan chức quân sự, ngoại giao hai nớc về vấn đề ổn định chiến lợc mà cốt lõi của nó là vấn đề điều chỉnh hiệp ớc ABM, kế hoạch NMD vàd tiến tinhd cắt giảm vũ khí tiến công chiến lợc. Sau khi xảy ra vụ khủng bố ở Mỹ, chính Tổng thống Nga V. Putin là ngời đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Bush để chia sẽ những mất mát của nớc Mỹ. Quan hệ giữa Nga Mỹ dần đợc cải thiện nhờ nổ lực của cả hai bên. Trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Apganixtan, Nga đã cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Nga và các sân bay của Liên Xô cũ, đồng thời tuyên bố sẵn sàng chia sẽ thông tin tình bào liên quan tới các tổ chức khủng bố, cam kết phong toả tài sản của bọn khủng bố, ngăn chặn sử dụng giấy tờ giả và tìm kiếm vũ khí sinh hoá học và vũ khí hạt nhân… Đổi lại phía Mỹ tuyên bố ủng hộ Nga trong vấn đề Chesnia. Tại cuộc gặp gỡ thợng đỉnh Mỹ – Nga, tháng 11/2001, bằng việc cam kết cùng nhau cắt giảm 2/3 số vũ khí hạt nhân hiện có của mỗi nớc trong vòng 10 năm tới, hai Tổng thống đã tạo ra bớc đột phá trong

quan hệ song phơng về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Tổng thống Bush cũng đã hứa hẹn sẽ tìm cách mở rộng mối quan hệ kinh tế song phơng và bày tỏ sẵn sàng giúp Nga thoát khỏi điều luật bổ sung Jakson – Vanik và thừa nhận quy chế thị trờng đối với Nga. Mỹ khuyến khích đầu từ nớc ngoài vào Nga, giúp Nga gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới (WTO). Điều này cũng có điểm khác so với thời B. Clintơn là Mỹ hợp tác với Nga để tạo ra môi trờng thu hút đầu t chứ không phải cung cấp việc trợ. Nh vậy, mặc dù còn những điềm bất đồng căn bản nhng với những nổ lực ngoại giao của cả hai bên, quan hệ Mỹ – Nga đã có chiều hớng ấm dần lên và đánh dấu một thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w