Địa chính trị quốc tế có những thay đổi lớn theo hớng có lợi lớn cho Mỹ.

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 75 - 80)

cho Mỹ.

Do bị tác động bởi nhân tố điều chỉnh chiến lợc của Mỹ, tình hình địa chính trị quốc tế có những thay đổi lớn, đặc trng chủ yếu thể hiện ở hai mặt sau: Thứ nhất, đại lục địa á - Âu về tổng thể vẫn giữ đợc cấn bằng, nhng sự chệnh lệch ngày cang tăng lên; Thứ hai, Trung Đông, Trung á và Nam á xuất hiện tình trạng rối ren do sự thâp nhập của Mỹ, nhng sẽ dần đi vào thế ổn định.

Các nhà kinh điển địa – chính trị của phơng Tây gọi đại lục Âu - á là hòn đảo của thế giới, còn Nga gọi khu vực này là “vùng đất trái tim”. Đã có kết luận: Ai nắm đợc “vùng đất trái tim” ngời đó sẽ nắm đợc đại lục Âu - á. Ai năm đợc đại lục Âu á, ngời đó sẽ nắm đợc thế giới. Vì vậy, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà ngời Mỹ tiến hành đơn phơng cuộc chiến ở Apganixtan. Tr- ớc đây họ chỉ “nắm”đại lục Âu - á ở các khu vực ngoại vi ở phía Đông và phía Tây, còn bây giờ họ đã tiến vào đợc “vùng đất trái tim”. Việc Mỹ tiến hành và giành đợc thắng lợi áp đảo trong hai cuộc chiến tranh ở Apganixtan và Iraq đã giúp Mỹ có đợc u thế về không gian địa chính trị. Tuy nhiên, việc “đứng chân” và thực thi vai trò “thống trị” của Mỹ ở đây còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi Mỹ phải giải quyết. Yếu tố thứ nhất có thể dễ nhận ra là quan niệm an ninh không giống nhau giữa hai khu vực Âu và á. Do sự thay đổi của tình hình và cơ chế, nên t duy an ninh kiểu Chiến tranh lạnh ở châu Âu đã giảm đi rất nhiều, các nớc không còn giả định nớc này, nớc kia là kẻ thù của mình và cũng không lấy giả định đó để hoạch định chiến lợc an ninh của mình. Trong khi đó, t duy kiểu Chiến tranh lạnh hiện vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên và hầu nh

phát huy tác dụng ở nhiều khu vực khác ở châu á - Thái Bình Dơng, thậm chí ngay cả khi quan hệ Mỹ – Trung đã có những điều chỉnh, cải thiện. Yếu tố thứ hai mà Mỹ phải tính đến là các điểm nóng ở khu vực châu á - Thái Bình D- ơng tuy không đóng vai trò quyết định đối với an ninh thế giới nhng cũng không thể coi nhẹ. Khủng bố hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là điều dễ nhận thấy nhất. Mỹ không thể dùng chiến tranh để giải quyết cuộc khủng hoảng này nhng đã từng dùng với Iraq, vì vấn đề này có liến quan trực tiếp tới Hàn Quốc, Nhật Bản – hai đồng minh thân cận của Mỹ và nhất là dễ dẫn đến sự đối đầu lợi ích giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga - điều này Mỹ đang hết sức tránh. Việc Mỹ xâm nhập vào Trung á cũng ảnh hởng tới bố cục chiến lợc ở đây và sự phát triển của Tổ chức Hợp tác Thợng Hải. Xung đột Irsael – Palestine liên quan tới quan hệ giữa Mỹ với các nớc Hồi giáo, ảnh hởng đến khu vực Địa Trung Hải và tình hình Bắc Phi…

Tóm lại, việc điều chỉnh chiến lợc quân sự của chính quyền Bush phản ánh địa vị, u thế siêu cờng hiện nay của Mỹ và phục vụ cho việc xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo. Nhng trong quá trình thực hiện chiến lợc quân sự mới này đã gây nhiều ảnh hởng đến quan hệ chính trị quốc tế, làm nảy sinh nhiều xung đột và mâu thuẫn mới đe doạ nghiêm trọng đến an ninh và luật pháp quốc tế. Giờ đây Mỹ không còn tự coi mình là nớc thành viên bình đẳng trong hệ thống quốc tế, mà đã vợt lên trên cộng đồng quốc tế, tự làm theo ý mình, tự xây dựng một trật tự thế giới có lợi cho nớc Mỹ. Vì vậy, ngay các đồng minh của Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh cáo Mỹ cần thận trọng khi thực thi chiến lợc này. Nếu nh Mỹ vẫn khăng khăng đơn phơng thực hiện thì sẽ đa lại hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng quốc tế. Nó sẽ làm cho thế giới càng rối ren hơn, càng xa vời dòng chảy chính của thế giới hiện nay là hoà bình và phát triển.

C. Phần kết luận

Mỗi đời Tổng thống Mỹ sau khi lên nắm chính quyền đề ra chiến lợc toàn cầu của mình để nhằm dự ví trí “Sen đầm quốc tế”, mục tiêu Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới nhằm thống trị thế giới. Thật vậy, sau khi lịch sử khoác trọn “vòng hoa” chiến thắng lên. G.H.Bush thêm vào đó “ngời hùng” trong cuộc

chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất càng khích lệ chiến lợc toàn cầu “vợt trên ngăn chặn”. Quá say sa trong chiến thắng mà G.H.Bush quên đi sự phát triển đất nớc.

Vì vậy, trớc khi rời ghế Tổng thống của mình G.H.Bush không để lại dấu ấn gì đặc sắc đối với kinh tế Mỹ, ngoài một di sản kinh tế “bị đóng băng”.

B. Clintơn bớc vào Nhà Trắng với di sản kinh tế không mấy may mắn ấy. Ông đã đề ra chiến lợc toàn cầu “cam kết và mở rộng”. Bằng tất cả lòng nhiệt tình táo bạo của một vị Tổng thống trẻ B. Clintơn đã xoá đi sự nghi ngờ khi nớc Mỹ gửi gắm vật báu cho ngời họ cha biết, để cho một vị thống đốc bang nhỏ B. Clintơn lên ngôi báu chắc chắn là một sự phiêu lu rất lớn [4].

Vấn đề kinh tế lúc này đợc chú trọng, kinh tế lúc này đợc xem là nền tảng trong chiến lợc toàn cầu của Mỹ. Hàng loạt các chính sách kinh tế táo bạo đợc B. Clintơn đề xớng, từ đó thúc đẩy kinh tế Mỹ hồi sinh trở lại.

Ngày 20/01/2001, G.W.Bush lên nhận chức Tổng thống thứ 43 của nớc Mỹ. Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống G.W.Bush đã thi hành đờng lối ngoại giao mang tính “vị kỷ” chỉ coi trọng lợi ích riêng của nớc mình là trên hết. Cố tình lẫn tránh hay thẳng thừng tuyên bố từ chối các cam kết quốc tế nh: Rút khỏi nghị định th Kyoto về giảm khí thải hiệu ứng nhà kính, trì hoãn cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT), từ chối Hiệp ớc ABM kí với Liên Xô trớc đây… Thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc và Nga cũng nh nhiều nớc khác trên thế giới nhất là những nớc Hồi giáo.

Thảm kịch 11/09/2001 diễn ra có nhiều chuyên gia cho rằng đây là tiếng chuông cảnh báo đối với chính sách cờng quyền của đế quốc Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh. Sự kiện 11/09/2001 nh một cơn lốc tập kích vào nớc Mỹ làm cho n- ớc Mỹ bị khủng hoảng về tất cả các mặt. Nhà chiến lợc quá cố ngời Pháp Raymon Arron đã từng có câu nói nổi tiếng: "Trong thế kỷ XX, chúng ta đã quá bận rộn đâu còn thời gian để suy nghĩ về thế kỷ XXI". Nhân loại đã bớc sang thế kỷ XXI, điều xa xôi trớc đây đã ở ngay trớc mắt. Những việc trớc đây cho là viễn vông thì hiện nay trở thành chủ đề nóng hổi. "Sự kiện 11/09" - một tiếng chuông cảnh báo vang lên ngay sau khi bớc vào một thế kỷ mới - chỉ là màn mở

đầu của tình hình thế giới mà thôi. Nó đã giáng một đòn mạnh mẽ vào quan hệ quốc tế, tình hình an ninh thế giới, đồng thời cũng dẫn tới sự biến đổi mang tính tơng đối quan trọng của nhân tố quyền lực, làm thay đổi nhân tố cơ bản chi phối diễn biến tình hình thế giới. Môi trờng chiến lợc quốc tế tới đây sẽ có những biến đổi phức tạp hơn.

Bắt mạch tình hình thế giới sau cơn lốc 11/09 hiện nay thấy rằng "bên trong nóng bỏng, bên ngoài lạnh giá". Một mặt mâu thuẫn chủ yếu trong quan hệ quốc tế đã có sự chuyển hoá rất rõ rệt, thậm chí càng phức tạp và gay gắt hơn, mặc dù hình thức biểu hiện của sự phức tạp và gay gắt khongo giống nhau. Thời kỳ Chiến tranh lạnh, mâu thuẫn chủ yếu là đối kháng Đông - Tây, hai siêu cờng tranh bá, tất cả tiêu điệp mâu thuẫn đều tập trung trên hai chế độ tức là cuộc tranh giành giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và t bản chủ nghĩa còn vết th- ờng mà ngời Mỹ phải chịu đựng sau sự kiện 11/09/2001 không chỉ là sự đổ nát của toà nhà trung tâm thơng mại thế giới, mà là đòn nặng nề đánh vào thế lực bảo thủ cứng rắn luôn nhìn nhận các công việc quốc tế bằng con mắt của Chiến tranh lạnh. Chính sách của Mỹ đối với các nớc thế giới nhất là các nớc Hồi giáo là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trên. Từ lâu, nhất là từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, chiến lợc bá quyền, chủ nghĩa đơn phơng của Mỹ đã trở nên ngông cuồng hơn trên nhiều công việc quốc tế. Mỹ đóng vai trò "sen đầm thế giới", thọc tay ngang ngợc vào những công việc quốc tế và công việc nội bộ của nhiều nớc, tạo ra nhiều kẻ thù. Đặc biệt Mỹ đã có những chính sách phân biệt đối xử với thế giới Hồi giáo và nhiều quốc gia ảRập. Có thể thấy chính sách thiên lệch nghiêm trọng trong chiến lợc ngoại giao của Mỹ chính là nguyên nhân quan trọng gây ra bi kịch 11/09/2001.

Trớc sự kiện 11/09/2001, Đại Tây Dơng và Thái Bình Dơng đã bảo vệ lục địa Mỹ không bị tấn công, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai ngời Nhật chỉ đến đợc Hawai và Alaska. Trong Chiến tranh lạnh, tên lửa đạn đạo của Liên Xô có thể vợt qua đại dơng, nhng bị sự răn đe của hệ thống tên lửa hạt nhân của Mỹ nhng sự răn đe này không có tác dụng đối với các phần tử khủng bố Hồi giáo gây nên sự kiện 11/09.

Ngời dân Mỹ từ lâu không biết đến sự đau thơng mất mát của chiến tranh, nay họ lại đối mặt với sự kiện 11/09/2001 đã làm cho họ hiểu đợc thế nào là đau thơng mất mát, thế nào là chiến tranh. Điều mà nớc Mỹ đã gây ra cho nhiều nớc trên thế giới.

Tất cả những điều đó thể hiện ngay trên bản thân của nớc Mỹ với những vết thơng cha lành hẳn đang lên da non nhng có những lúc vì quá tự tin vào sự bảo vệ của mình mà nớc Mỹ đã đề ra một chính sách ngạo mạn, điều đó đợc thể hiện trong bối cảnh nớc Mỹ năm 2001 và những chiến lợc toàn cầu của G.W.Bush. Nhng cũng chính sự kiện 11/09/2001 đã làm cho nớc Mỹ nhất là Tổng thống Bush phải điều chỉnh một số chiến lợc toàn cầu của mình cho phù hợp tình hình của nớc Mỹ và các nớc trên thế giới. Mỹ đã điều chỉnh về an ninh - quân sự, ngoại giao, kinh tế.

Về quân sự, Mỹ đã thành lập "liên minh chống khủng bố" không chỉ có các nớc đồng minh phơng Tây của Mỹ mà còn có cả các quốc gia quan trọng khác nh Liên Bang Nga ấn Độ, Paskistan.

Ngày13/12/2001 Tổng thống Bush chính thức tuyên bố quyết định Mỹ đơn phơng rút khỏi: "Hiệp ớc chống tên lửa đạn đạo" (ABM) đã ký với Liên Xô năm 1972, nhanh chóng triển khai nghiên cứu, sản xuất và bố trí hệ thống tến lửa quốc gia (NMB). Bên cạnh đó về quân sự Mỹ đa ra mô thức quy hoạch quốc phòng là: "lấy năng lực làm cơ sở" thay cho mô hình cũ "lấy uy hiếp làm cơ sở". Cơn lốc do vụ tấn công khủng bố gây ra lại trùng với chu kỳ suy thoái kinh tế ở Mỹ. Toàn bộ chính sách kinh tế, đối nội và đối ngoại của Mỹ giờ đây đã thay đổi cho phù hợp với tình hình sau ngày 11/09. Thiệt hại về kinh tế do cuộc khủng bố gây nên với Mỹ là 1,5% GDP - khoảng 150 tỷ USD điều đó Mỹ phải điều chỉnh đáng kể chính sách kinh tế của mình. Để đảm bảo sự ủng hộ các hoạt động của mình Tổng thống G.W.Bush đã thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế. Washingtơn buộc phải sử dụng các công cụ ngoại giao và kinh tế, Mỹ buộc phải nhờ đến Liên Hợp Quốc và trả các khoản nợ của mình cho Liên Hợp Quốc.

Về ngoại giao, Mỹ coi Liên Hợp Quốc là "vũ đài ngoại giao chủ yếu", thừa nhận quyền lợi của ngời Plestin có đợc nhà nớc độc lập, và nhất là thay đổi

chính sách ngoại giao đối với Nga, thay đổi thái độ đối với Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản và các nớc khác.

Nh vậy, có thể thấy rằng chích sách đối ngoại của Tổng thống G.W. Bush chuyển dịch theo chiều hớng từ "chủ nghĩa hành động đơn phơng" sang "chủ nghĩa hợp tác quốc tế"

Chính sự điều chỉnh chiến lợc toàn cầu đó đem lại cho nớc Mỹ một sự bình yên “tạm thời” có thể nói một số điều chỉnh chiến lợc toàn cẩu của Mỹ sau sự kiện 11/09/2001 là một biện pháp đúng và kịp thời của G.W.Bush chính điều đó đã tạo một “khoảng trống bình yên” cho nớc Mỹ.

Một phần của tài liệu Một số điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mỹ sau sự kiện 11-9-2001 (Trang 75 - 80)