Xác định mục tiêu độc lập

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 64)

- Thuyết trình PH và GQVĐ

2.2.2.1.Xác định mục tiêu độc lập

Khi thiết kế bài học, điều quan trọng trớc tiên là phải xác định đúng mục tiêu bài học. Cần thay đổi thói quen viết mục tiêu giảng dạy (cho thầy) Bằng viết mục tiêu học tập (cho trò). Khi xác định mục tiêu học tập, GV phải hình dung sau khi học xong bài đó, HS phải có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, HS phải nắm vững trước khi bước vào bài học, để thực hiện, thông qua các HĐ học tập tích cực.

Trong phương pháp tích cực, ngời ta không chỉ quan tâm đến yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện các kiến thức theo SGK, lặp lại đúng và thành thạo các kỹ

năng đó được tập dượt trong tiết học mà còn đặc biệt chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết,...) chú ý các kỹ

năng học tập, phát triển năng lực tự học. GV phải luôn luôn có ý thức nêu ra yêu cầu, mức độ hợp lý giữa kiến thức và kỹ năng, giữa phương pháp suy nghĩ, hành

động và tự học.

Khi xác định mục tiêu học tập, GV lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hóa đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức mình.

Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu của chương trình, với hoàn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt. Mục tiêu được xác

định như vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh HĐ dạy, để trò tự đánh giá kết quả và điều chỉnh HĐ học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc.

Trong việc thiết kế bài học, mục tiêu có thể đề cập tới các lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh vực GV nên cụ thể hóa các mức độ, sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt, qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học.

Mục tiêu là những kết quả được dự đoán trước. Chúng là đích đối với sự khuyến khích cá nhân HS tìm tòi học tập và cũng là cơ sở cho việc đánh giá và so sánh các kết quả học tập thực tế đạt được.

Chẳng hạn, có thể viết mục tiêu như sau: Qua bài học HS cần:

- Về kiến thức: Hiểu được định nghĩa và các tính chất...

- Về kỹ năng: Vận dụng được định lý trong một số bài tập đơn giản... - Về tư duy, thái độ:

+ Biết quy lạ về quen

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác

+ Biết được toán học có ứng dụng thực tiễn +...

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 64)