Khái niệm động cơ và động cơ học tập.

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 69 - 70)

- Thuyết trình PH và GQVĐ

2.3.1.2.Khái niệm động cơ và động cơ học tập.

- Động cơ chính là sức hấp dẫn, lôi cuốn của đối tợng mà cá nhân nhận thấy cần chiếm lĩnh để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn của mình.

- Động cơ học tập của HS là cái mà việc học của họ phải đạt đợc để thoả mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, HS học cái gì, thì cái đó chính là động cơ học tập của họ.

Nh vậy, để có động cơ nói chung, động cơ học tập nói riêng, trớc hết phải có đối tợng ở bên ngoài chủ thể, có giá trị đối với chủ thể và làm nảy sinh ở chủ thể nhu cầu cần chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu sự chiếm lĩnh đối tợng đó đợc cá nhân ý thức, sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hớng và duy trì hành động. Động cơ luôn gắn với nhu cầu, mong muốn của cá nhân. Nói khác đi, nhu cầu, mong muốn là những yếu tố bên trong quan trọng nhất để hình thành động cơ.

Trong học tập có hai cách phân loại động cơ sau đây:

- Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài: Những động cơ bắt nguồn từ nhu cầu ham hiểu biết, niềm tin hay sự quan tâm... của cá nhân đến đối tợng đích thực của học tập, đợc gọi là động cơ bên trong. Trái lại, khi HS làm một cái gì đó để có thể đợc thởng hay để tránh sự trừng phạt, làm hài lòng GV hay vì lí do khác, thì động cơ đó là động cơ bên ngoài.

- Động cơ tạo ý và động cơ không tạo ý: Động cơ tạo ý chính là đối tợng đích thực của HĐ học tập, vì sau khi HĐ học kết thúc, chủ thể thoả mãn đợc nhu cầu về đối tợng học (chẳng hạn, chiếm lĩnh đợc tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo t- ơng ứng). Động cơ không tạo ý là động cơ thoả mãn các nhu cầu không nằm trong đối tợng học, mà bám theo đối tợng đó và khi kết thúc việc học, nhu cầu đi theo nó đợc thoả mãn (chẳng hạn học để đợc khen, hoặc để không bị trách phạt hay vì động cơ khác) [25, tr. 369 - 374].

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 69 - 70)