Dự kiến các HĐ học tập

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 64 - 66)

- Thuyết trình PH và GQVĐ

2.2.2.2.Dự kiến các HĐ học tập

a. Dự kiến các HĐ trong bài soạn

Trọng tâm của bài soạn là dự kiến các HĐ học tập của HS trong tiết học. Mỗi HĐ học tập là một tình huống gợi động cơ học tập. Một HĐ học tập thờng gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng. Thực hiện xong các HĐ thành phần thì mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện.

GV cần hình dung cách tổ chức HĐ học tập của HS như thế nào (giao bài tập cho cá nhân hay theo nhóm, giải bài toán gắn với thực tế hay hớng dẫn HS suy luận từng bước dẫn đến chứng minh...). GV phải suy nghĩ công phu về những khả

năng diễn biến các HĐ đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.

Về mặt kỹ thuật, cần coi trọng về chuẩn bị các câu hỏi. Với mỗi HĐ cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, nhất là ở

phụ, tùy theo diễn biến của lớp học. Tránh khuynh hớng hình thức (đặt câu hỏi ở

chỗ dễ hỏi chứ không phải là ở chỗ cần hỏi), câu hỏi phải có yêu cầu cao về nhận thức.

Để tổ chức các HĐ học tập của HS, ngời ta thờng dựng các phiếu học tập. Mỗi phiếu học tập là một tờ giấy rời, ghi rõ công việc của HS cần phải hoàn thành theo trình tự quy định, trong một thời gian quy định. Qua công tác độc lập với các phiếu học tập, HS tạo ra được sản phẩm (đi tới một kiến thức mới, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy...)

b. Quan điểm HĐ trong dạy học môn Toán

* Quan điểm HĐ và sự vận dụng trong PPDH:

Con ngời sống trong HĐ, học tập diễn ra trong HĐ. Vận dụng điều đó trong dạy học môn Toán gọi là học tập trong HĐ và Bằng HĐ, được thể hiện ở các tư

tưởng chủ đạo sau:

- Cho HS thực hiện và luyện tập những HĐ và HĐ thành phần tơng thích với nội dung và mục đích dạy học.

- Gợi động cơ cho các HĐ.

- Dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như

phương tiện và kết quả của HĐ.

- Phân bậc HĐ làm căn cứđiều khiển quá trình dạy học.

- Vận dụng những tư tưởng chủ đạo trên vào dạy học môn Toán được những thành tố cơ sở của dạy học.

- HĐ và HĐ thành phần. - Động cơ HĐ.

- Tri thức trong HĐ. - Phân bậc HĐ.

* Nội dung môn Toán và các HĐ của HS:

Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những HĐ nhất định, đó là các HĐ được thực hiện trong quá trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó. Nội dung dạy học môn Toán thờng liên quan đến các dạng HĐ sau:

- Nhận dạng và thể hiện: một khái niệm; một phương pháp; một quy tắc; một định lý.

- Những HĐ toán học phức hợp: chứng minh; định nghĩa; giải toán Bằng cách lập phương trình; giải toán dựng hình; giải toán quỹ tích...

- Những HĐ trớ tuệ phổ biến trong toán học: (cũng diễn ra ở các môn khác) lật ngược vấn đề; xét tính giải được (có nghiệm, nghiệm duy nhất...); phân chia tr- ờng hợp;...

- Những HĐ trí tuệ chung: phân tích; tổng hợp; so sánh; xét tơng tự; trừu t- ợng hóa; khát quát hóa;...

- Những HĐ ngôn ngữ: Khi yêu cầu HS phát biểu, giải thích một định nghĩa, trình bày lời giải một bài toán...

Lưu ý: HĐ ởđây có thể không trùng với một số HĐ thông thờng khác.

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 64 - 66)