Khai thác các yếu tố tích cực trong các PPDH truyền thống

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 66 - 67)

- Thuyết trình PH và GQVĐ

2.2.2.3.Khai thác các yếu tố tích cực trong các PPDH truyền thống

Nếu sắp xếp các PPDH truyền thống thành 3 nhóm (nhóm các phương pháp dùng lời, nhóm các phương pháp trực quan, nhóm các phương pháp thực hành) thì về mặt HĐ nhận thức, các phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời.

Trong nhóm các phương pháp dùng lời (lời của thầy, lời của trò, lời của sách) thì “lời” đóng vai trò là “nguồn” tri thức chủ yếu, đặc biệt quan trọng là lời thầy. Trong các phương pháp dùng lời thì phương pháp vấn đáp, HS làm việc (chủ yếu làm việc của SGK), báo cáo nhỏ của HS có nhiều thuận lợi để phát huy TTC của HS.

Trong nhóm các phương pháp trực quan thì các phương tiện trực quan là “nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới.

Trong nhóm các phương pháp thực hành, HS được trực tiếp thao tác trên

đối tợng dới sự hớng dẫn của GV, tự lực khám phá tri thức mới.

Trong phương pháp vấn đáp (nhóm dùng lời) thì câu hỏi được GV sử dụng với những mục đích khác nhau, ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học nhưng quan trọng nhất là cũng khó sử dụng nhất là khâu nghiên cứu tài liệu mới.

GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS lần lượt trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả với GV. Qua hệ thống hỏi - đáp, HS lĩnh hội được nội dung bài học.

Vấn đáp tái hiện (câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận) được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc khi củng cố kiến thức vừa mới học.

Vấn đáp giải thích minh họa nhằm mục đích làm sỏng tỏ một đề tài nào đó GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để giúp HS dễ

hiểu, dễ nhớ.

Vấn đáp tìm tòi còn được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại ơrixtic. Với phương pháp này, GV tổ chức sự trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận, giữa thầy với cả lớp, có khi giữa lớp với trò, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ

thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý, giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lợng lĩnh hội của lớp học. Trật tự logic của các câu hỏi, kích thích TTC tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. GV đóng vai trò ngời tổ chức sự tìm tòi còn HS thì tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá. Cuối giai đoạn đàm thoại, GV khéo vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đềđặt ra, có bổ sung, chỉnh lý khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học bộ môn toán thể hiện qua nội dung hệ thức lượng trong tam giác hình học 10 luận văn thạc sỹ (Trang 66 - 67)