Sự ngự trị của lối sống dung tục vô văn hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 29 - 32)

Miêu tả một xã hội mà quan hệ giữa con người và con người không phải trên cơ sở nhân tính , là sự ràng buộc của các quan hệ đạo đức, chỉ có sự lợi dụng lẫn nhau để thỏa mãn những dục vọng và tham vọng cá nhân, Mạc Ngôn cũng chỉ ra một hiện tượng rất đối nghịch. Càng có tiền, càng giàu có, càng tiến tới cái gọi là văn minh, con người càng sống bản năng với lối sống dung tục và vô văn hóa. Lối sống vô văn hóa này biểu hiện ở nhiều cấp độ: lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử giữa người với

người, thái độ và sự đối xử của con người trước các giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần.

Sống trong gia đình có bố ăn chơi bạt mạng, mẹ lam lũ lúc nào cũng sẵn sàng nổi xung chửi bới chồng con bằng thứ ngôn ngữ chợ búa và tục tĩu nhất, Tiểu Thông phần nào tiêm nhiễm lối sống tự do, không có trên dưới ấy. Cậu cũng văng tục với người lớn khi tức giận, cậu lôi tên tục của mẹ ra chửi, cậu cãi tay ngang với cô giáo và cảm thấy rất tự hào về điều đó, cậu ngồi uống rượu với người lớn… Có thể nói hành vi, lối sống của Tiểu Thông là của một đứa trẻ không được giáo dục đến nơi đến chốn. Nó phản chiếu lối sống của môi trường mà cậu trưởng thành.

Lão Lan là trưởng thôn, xuất thân trong gia đình có thể coi là dòng dõi , sau này thường lên tivi phát biểu về quốc kế dân sinh nhưng lão lại là người có lối sống rất vô văn hóa. Lão quan hệ bừa bãi, chiếm vợ của người khác, hạ nhục La Thông bằng trò bỉ ổi là đái vào ông ta để thỏa lòng ghen, quyên tiền để trùng tu miếu thờ thần Ngũ Thông nhưng lại giở trò sát sinh ngay trước cửa miếu, ăn nói thô tục vô văn hóa… Có thể nói rằng, lối sống của lão Lan chính là lối sống của một tên trọc phú thời hiện đại, dù có khoác bằng vẻ ngoài sang trong thì bản chất vô văn hóa của tên đồ tể vẫn cứ bộc lộ ra.

Lễ hội ẩm thực - một lễ hội văn hóa- nhưng ở đây lại chẳng văn hóa chút nào. Người kinh doanh bán sản phẩm kém chất lượng khiến mấy chục người phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm. Thị trưởng, tỉnh trưởng, tổ chức Tết ẩm thực để chạy đua thành tích làm tốn tiền hại của của dân. Lễ hội tôn vinh Nhục thần nhưng người canh tượng lại đòi tiền vận chuyển. Những người nghệ sĩ diễn kịch cho lễ hội - những người làm văn hóa lại bị đối xử như những kẻ đi ăn xin bố thí… Ngay trên sân khấu vừa diễn tích “ Nhục hài thành tiên kí” lão Lan giở trò đồi bại, quan hệ với bốn mươi mốt cô gài để chứng tỏ khả năng đàn ông khác thường của mình.

Đề cập tới lối sống vô văn hóa của một bộ phận người trong xã hội , thậm chí có sự góp mặt của cả những người cầm quyền, những người tự cho mình là có học , Mạc Ngôn không chỉ thẳng thắn phơi bày một hiện thực cái tầm thường ngự trị mà còn phản ánh sự lộn xộn, sự đảo lộn mọi giá trị văn hóa của một xã hội lấy đồng tiền làm thước đo. Đây quả là một hiện trạng đáng buồn, đáng đánh động đối với một quốc gia có bề dày văn hóa mấy nghìn năm như Trung Hoa.

Chương 2

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÁ THỂ TRONG 41 CHUYỆN TẦM PHÀO

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w