Thực và ảo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 77 - 78)

Cho đến hiện nay khái niệm kì ảo và văn chương kì ảo vẫn chưa được thống nhất. T.Tôđôrốp cho rằng: thái độ nước đôi, phân vân và lưỡng lự, do dự và hoài nghi của độc giả khi tiếp xúc với những hiện tượng khác lạ tạo nên cái kì ảo. Lê Nguyên Long nhấn mạnh: cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa các hư huyễn siêu nhiên với thế giới thực tại.

Ở đây tác giả luận văn muốn nói đến thực và ảo vơi tư cách thế gian quan đồng thời là thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên khuynh hướng văn chương kì ảo hậu hiện đại. Thực và ảo là cách nhà văn mô tả thế giới đồng thời cũng là thế giới trong mắt nhìn của tác giả.

Với tư cách là thủ pháp nghệ thuật, việc sử dụng yếu tố kì ảo huyền thoại là một đặc trưng của văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng thế kỷ XX. Ở phương Tây các tác giả F.Kafka, J.Joy đã sử dụng yếu tố kì ảo trong các sáng tác của mình. Văn học phương Đông cuối thể kỉ XX, đầu thế ki XXI cũng xuất hiện nhiều tác giả với nhiều tác phẩm thành công bằng bút pháp kì ảo như Linh Sơn của Cao Hành Kiện, truyện ngắn và tiểu thuyết của Marakami Haruki. Mạc Ngôn là cây bút luôn có những tìm tòi và cách tân để không lặp lại mình. Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi sáng tạo độc đáo tạo ra những phong cách tiểu thuyết riêng: phong cách hiện thực huyền ảo trong Tửu Quốc, phong cách tân lịch sư như Báu vật của đời, Đàn hương hình. Dù viết bằng phong cách nào thì hầu hết các tiểu thuyết của ông đều có tiếng nói mời lạ, cách diễn đạt mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Góp phần làm nên tiếng nói mới lạ ấy chính là việc Mạc Ngôn sử dụng các yếu tố kì ảo, thủ pháp kì ảo ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói bằng cảm quan nhân sinh, bằng phương pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng biến hình huyền ảo, khoa trương, tác giả đã khiến cho một ánh mắt một nụ

cười một tiếng thở dài một cảm xúc nhỏ...cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi vị.

41 chuyện tầm phào không phải là tác phẩm sử dụng đậm đặc các yếu tố kì ảo, song bằng bút pháp vừa tả thực vừa tương trưng, nghệ thuật phóng đại kết hợp với những ấn tượng trong quá khứ của tác giả và nhân vật để tạo nên một thế giới vừa hiện thực vừa ảo giác với việc tình tiết lạ đầy chất hư cấu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w