Tiểu thuyết như là liên kết nhiều truyện ngắn 1 Tính chất của truyện ngắn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 52 - 71)

3.1.1. Tính chất của truyện ngắn

3.1.1.1. Giới thuyết về truyện ngắn

Truyện ngắn là thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người.Truyện ngắn với đặc điểm thể tài riêng biệt chỉ thực sự phát triển ở các nền văn học hiện đại, gắn kết với sự xuất hiện và phát triển của báo chí.

Truyện ngắn hiện đại ít nhiều mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết (hình thức tái hiện cuộc sống đương thời) tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng: truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người. Nhân vật trong truyện ngắn không nhiều, ít sự kiện phức tạp chồng chéo, thường là phản ánh một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

Cốt truyện của truyện ngắn thường hạn chế về thời gian, không gian. Truyện ngắn có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc

đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng.

Chi tiết và lời văn là những yếu tố quan trọng của nghệ thuật viết truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều được người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý nhằm đạt hiệu quả mong muốn.

3.1.1.2. Truyện ngắn của Mạc Ngôn

Không chỉ thành công ở lĩnh vực tiểu thuyết, Mạc Ngôn còn là tác giả của nhiều truyện ngắn xuất sắc. Các tác phẩm có thể kể đến của ông bao gồm:

Năm 1985 có các truyện ngắn: Dòng sông khô khát, Lão Sang, Bạch cẩu thu thiên giá, Đại phong, Ba con ngựa, Sông thu. Năm 1986:

Con nhặng, Răng cửa. Năm 1991: Cá đêm, Chợ cá, Cao vũ. Năm 1993:

Truyện ngắn Thần Liêu. Năm 1998: Vòng ngón tay cái, Mĩ nhân cưỡi ngựa trên đường Trường An, Cuộc chiến đấu trong rừng Bạch Dương, Con sói ngã trên gôc cây ngân hạnh, Hoàng trùng kỳ đàm. Năm 1999, truyện ngắn Chiếc cửa của bà nội. Năm 2000 có truyện ngắn Mạc Ngôn, Súng cũ, Gươm báu.

Chỉ nhìn vào số lượng tác phẩm trên có thế thấy được năng lực sáng tác hết sức dồi dào của tác giả. Các tác phẩm thuộc thể loại này của ông cũng được đánh giá rất cao. Thạch Nhất Long cho rằng: “Truyện ngắn của Mạc Ngôn rất đặc sắc, nhất là những tác phẩm truyện ngắn lúc mới sáng tác của anh như Cao lương đỏ. Nhưng tôi cho rằng mấy tác phẩm lúc đầu khác của anh như Bạch cẩu thiên thu giá, Dòng sông k

khát đã đi vào hàng của các truyện ngắn ưu tú trên thế giới” [39, 334 - 335].

Các sáng tác truyện ngắn của Mạc Ngôn thường bám sát hiện thực cuộc sống quê hương, “sử dụng những trải nghiệm có từ thời ở nông thôn” [36, 368].

Về phương pháp sáng tác truyện ngắn của mình, Mạc Ngôn quan niệm: “Thực ra tôi muốn thử điều mà tôi gọi là khả năng tả thực. Vì trong đó không có bất cứ vòng trói buộc nào và cũng không có sự thực nghiệm của cái gọi là phái hiện đại về mặt kỹ thuật nào, mà hoàn toàn theo phương pháp tả thực”. Tuân thủ theo phương pháp sáng tác này, trong một số truyện ngắn của Mạc Ngôn, ta có thể thấy tính cách của nhân vật được xây dựng dựa trên đối thoại và hành vi nhân vật (ví dụ truyện Băng tuyết mĩ nhân).

41 chuyện tầm phào không phải là truyện ngắn song xét về phương diện nghệ thuật, tác phẩm này có hình thức như là sự liên kết nhiều truyện ngắn. Đây là điểm hết sức độc đáo của tác phẩm. Vài nét về truyện ngắn Mạc Ngôn như giới thiệu trên góp phần soi chiếu cho đặc điểm nghệ thuật này.

3.1.1.3. Tính chất truyện ngắn của 41 chuyện tầm phào

Cốt truyện là “phương tiện thể hiện sự thật cuộc sống”, là yếu tố quan trọng góp phần quyết định tính hấp dẫn của một tác phẩm tự sự. Theo G.Pospelov, thuật ngữ cốt truyện để chỉ vào việc miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật diễn ra trong không gian và thời gian trong các tác phẩm tự sự và kịch.

Truyện ngắn vốn là hình thức ngắn của tự sự. Với khuôn khổ ngắn, truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật. Chính vì vậy cốt truyện của truyện ngắn có yêu cầu riêng, thường phải nổi bật, hấp dẫn.

Tác phẩm 41 chuyện tầm phào như tên gọi của nó, gồm 41 chuyện, mỗi chuyện tương đương với một chương. Trong tiểu thuyết này chỉ có hai chuyện là tồn tại một câu chuyện đơn nhất về quá khứ (tầm phào 6 và

tầm phào 33), 39 chuyện còn lại là sự đan xen giữa câu chuyện quá khứ và câu chuyện hiện tại (có 34 chuyện mở đầu kể bằng truyện hiện tại nơi miếu thờ Ngữ thông thần, 6 chuyện mở đầu bằng truyện kể về quá khứ của mười năm trước). Như vậy, kết cấu của tác phẩm rất giống với sự phân cảnh trong điện ảnh hiện đại. Điều này khiến mỗi chương hoặc vài chương trong tác phẩm có thể đứng tách riêng độc lập để làm nên một truyện ngắn. Chẳng hạn tầm phào 5 và tầm phào 6 có thể tách ra với lớp sự việc về thôn đồ tể từ thôn thuần nông chuyển sang giết mổ gia súc, cách định giá trâu bò của thôn, chuyện giết mổ và chế biến thịt phi pháp...; tầm phào 1 đến tầm phào 17 tách ra với lớp sự việc chuyện tình giữa La Thông với cô đĩ La, cuộc sống của mẹ con Tiểu Thông khi La Thông bỏ đi, sự trở về của La Thông. Ngay tầm phào 11, tầm phào 12, tầm phào 13 cũng đã có thể tách ra thành một câu chuyện bởi kết cấu của nó mang tính kịch rất hoàn chỉnh.

Điểm đặc biệt thứ hai của tác phẩm xét về cốt truyện đó là tác giả lồng ghép cốt truyện. Nhìn tổng thể có thể thấy trong tiểu thuyết có một cốt truyện bên ngoài và một cốt truyện bên trong; một cốt truyện hướng nội và một cốt truyện hướng ngoại. Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện được chia thành hai dạng, một dạng có sơ đồ cấu trúc theo diễn biến: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc; dạng thứ hai là cấu trúc tự sự gồm những chương cấu trúc song song,dường như có tính chất hãm phanh, các sự kiện lao tới kết thúc với một tốc độ giảm nhẹ. 41 chuyện tầm phào nằm ở ranh giới của hai dạng kể trên: lối kể chuyện ở cốt truyện thứ nhất (truyện ngoại tại) nhằm hướng tới độc thoại nội tâm, lối kể chuyện ở cốt truyện thứ hai (truyện nội tại) lại hướng tới hành động.

Cốt truyện nội tại là cốt truyện của câu chuyện được kể lại- truyện kể được nằm trong truyện khác, là câu chuyện hướng về bản thân nhân vật. Người kể chuyện tái hiện lại mọi sự việc đã diễn ra như một cuốn

hồi kí, một cuốn tự thuật về bản thân. La Tiểu Thông kể về những chuyện đã xảy ra tại làng nơi cậu từng sinh sống khi còn nhỏ. Đó là thôn đồ tể chuyên giết mổ gia súc phi pháp, chuyện tình giữa bố cậu và cô đĩ La, chuyện về cuộc sống vất vả của hai mẹ con cậu, chuyện về sự đoàn tụ của bố mẹ, chuyện về lão Lan, về xưởng chế biến thịt Hoa Xương...

Cốt truyện ngoại tại là cốt truyện lớn nhất trong tác phẩm trong đó nhân vật di chuyển và thay đổi hành động kể ở nhiều phương diện với những tình tiết truyện khác nhau theo những phương thức độc thoại hay đối thoại. Trong tác phẩm, cốt truyện ngoại tại là câu chuyện của Tiểu Thông sau 10 năm lang bạt trở về làng cũ, tại miếu thờ Ngũ Thông thần cậu kể cho sư cụ cả Lan nghe về câu chuyện thơ ấu của mình với ý muốn sư cụ thu nhận làm đồ đệ, đồng thời khi đó, chuyện về cô gái mặc áo xanh, chuyện lễ hội ẩm thực lần thứ mười, chuyện gia đình lão Lan và vở diễn “nhục hài thành tiên kí”... lần lượt diễn ra trước mắt. Như vậy, 41 chuyện tầm phào là truyện kể về những truyện kể, nói cách khác, đó là câu chuyện về quá khứ của La Tiểu Thông cùng đồng hiện khi nhân vật đang kể chuyện. Trong tiểu thuyết này, ta nhận thấy có hai tuyến truyện phát triển đồng thời và có thể tách ra thành hai tác phẩm độc lập. Một là chuyện về thời thơ ấu của La Tiểu Thông. Hai là chuyện về lễ hội ẩm thực và huyền thoại về nhục thần.

Hai cốt truyện với hai nội dung với những sự kiện và biến cố khác nhau được lồng vào nhau thành một thể thống nhất trong cùng một thời gian kể. Cốt truyện nội tại được thể triển khai theo đúng chiều hướng cổ điển: xung đột được tăng dần đến mức cao trào còn kịch tính ở cốt truyện ngoại tại luôn có sự kìm hãm bằng những điểm ngưng.

Ví dụ ở tầm phào 16, kịch tính được đẩy lên cao hơn khi trong lễ diễu hành đàn đà điểu vỡ đội hình chạy tán loạn, một con đà điểu kéo lê em bé một quãng dài... thì Tiểu Thông quay trở lại quá khứ kể chuyện buổi sáng sau hôm bố về, cậu bị đau bụng do viêm dạ dày cấp. Hay ở

tầm phào 40, Tiểu Thông kể chuyện đang diễn ra trên sân khấu, trong khi diễn viên đang diễn, Hoàng Phi Vân xuất hiện và bị bức tử, Tiểu Thông rất đau xót, cậu ngừng kể và lại quay trở về chuyện quá khứ- đám tang vợ lão Lan.

Nhờ sự luân chuyển trong lối kể này mà người đọc luôn phải theo dõi truyện không ngừng, vừa phải theo những biến cố mới đang tuôn chảy trong hiện tại lại vừa chiêm nghiệm những gì đã xảy ra. Những hình ảnh được nhắc lại ở cốt truyện ngoại tại giúp người đọc mổ xẻ, đào sâu hơn những gì đang diễn ra trong hiện tại của nhân vật. Mạc Ngôn đã lí giải cho việc dùng kết cấu của mình: “Tôi đã sử dụng kết cấu này... là để cho việc thuật lại được thuận lợi hơn và cũng để độc giả khi đọc cảm thấy sáng rõ. Nếu không sử dụng kết cấu này thì truyện sẽ rất dài, thời gian và không gian thuật lại của nó sẽ gặp nhiều rắc rối”.

Bằng việc xây dựng cốt truyện lồng ghép, Mạc Ngôn đã kết nối những mảng hiện thực bề bộn của cuộc sống, sự đa diện nhiều chiều của tâm lí nhân vật hội tụ trong một bức tranh thu nhỏ. Chính bởi vậy, người đọc không chỉ tiếp nhận hiện thực trong tác phẩm như một quá trình mà còn có cơ hội “dừng lại” để chiêm nghiệm sâu sắc hơn những điều nhà văn muốn gửi gắm. Rõ ràng, sự cô đọng súc tích rất sống động- những tính chất của truyện ngắn đã giúp nhà văn phát huy thêm nội lực cho ngòi bút của mình.

3.1.2. Tính chất của tiểu thuyết

3.1.2.1. Giới thuyết về tiểu thuyết

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều loại tính cách.

Ở Châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ điển tan rã, văn học cổ điển suy tàn. Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc xuất hiện vào đời Ngụy Tần (thế kỷ III- IV) dưới dạng “chí quái”, “chí nhân”- chuyện ghi chép những việc quái dị hoặc những việc thuộc sinh hoạt cá nhân của các danh sĩ, ở ngoài giới hạn kinh sử.

Khác với các thể loại tự sự khác, tiểu thuyết phản ánh cuộc sống ở phương diện đời tư. Đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống theo nhãn quan tiểu tuyết. Một nét đặc trưng nữa là tiểu thuyết thường miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thu vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Nhân vật trong các tác phẩm tiểu thuyết vì vậy luôn là “con người nếm trải”, con người tu duy, chịu đau khổ dằn vặt của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó. Trong tiểu thuyết chúng ta thường thấy không có khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ.

Tóm lại, ở nhiều nền văn học, tiểu thuyết là bộ phận thể loại có nhiều sáng tác nhất, chẳng những đáp ứng nhiều nhất cho nhu cầu đọc sách của công chúng mà còn là nguồn tài liệu quan trong cung ứng cho việc chuyển thể sang sân khấu, điện ảnh, truyền hình.

3.1.2.2. Quan niệm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết

Theo Mạc Ngôn, cuốn tiểu thuyết hay phải có mùi vị. Ông khẳng định: “Tôi thích đọc những cuốn tiểu thuyết có mùi vị. Tôi nhận thấy những cuốn tiểu thuyết có mùi vị là những cuốn tiểu thuyết hay. Những cuốn tiểu thuyết có mùi vị độc đáo riêng là những cuốn tiểu thuyết hay nhất. Những nhà văn làm cho cuốn tiểu thuyết của mình chứa đầy hương

vị là những nhà văn giỏi, những nhà văn làm cho cuốn sách của mình có hương vị độc đáo riêng là những nhà văn giỏi nhất” [39, 17].

Để tạo ra hương vị riêng cho cuốn tiểu thuyết của mình, theo Mạc Ngôn, nhà văn phải có sức sáng tạo, “cho dù là những thứ không có hương vị cũng phải tạo ra hương vị cho chúng bằng sức tưởng tượng của mình” [39, 18]. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chứng tỏ sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú đến kinh ngạc của nhà văn. Ông có biệt tài miêu tả thế giới mùi vị bằng cảm giác, thậm chí nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông còn có mùi vị. Ở điểm này Mạc Ngôn rất gần với W.Faulknne. Nhân vật của W.Faulknne-Caddy trong “Âm thanh và cuồng nộ “ có “mùi cây” . Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn, nhân vật Tư Mã Lương mùi “hăng hắc cây hòe”, mục sư Moalo mùi “ngầy ngậy”, Kỷ Quỳnh Chi mùi “kem đánh răng”, Lai Đệ “mùi chua”, Kim Một Vú mùi “ sữa tươi”…

Cuốn tiểu thuyết hay không chỉ có mùi vị mà nó phải đem đến cho người đọc cảm giác mới lạ. Chịu ảnh hưởng của trường phái cảm giác mới của chủ nghĩa hiện đại phương Tây và Nhật Bản những năm 23 - 30, Mạc Ngôn cho rằng: “Khi viết nhà văn phải huy động mọi giác quan của mình như vị giác, thị giác, thính giác, khứu giác hoặc là một cảm giác kì diệu qua tất cả mọi cảm giác kể trên” [39, 19]. Mạc Ngôn là nhà văn luôn luôn sáng tạo, có phong cách nghệ thuật độc đáo, một trong những nét độc đáo của tiểu thuyết Mạc Ngôn chính là cách lạ hóa văn chương trong miêu tả kể chuyện. Trong khi miêu tả, Mạc Ngôn luôn chú trọng đến cảm giác, nhờ cách miêu tả này mà con người và vạn vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn có thể tương liên, tương thông, giao lưu. Điều này đã tạo nên ấn tượng và sự chú ý cho độc giả. Năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn gắn với quan niệm nghệ thuật về một thế giới vừa có chiều sâu tâm linh vừa sống động.

Quan niệm về hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết, Mạc Ngôn phát biểu: “Đối với tôi bây giờ mà nói, điều quan trọng đối với tiểu thuyết không chỉ là vấn đề hay. Điều quan trọng nhất của tiểu thuyết theo tôi thực tế là có hai điểm: một là phải có ngôn ngữ hay, sau đó là phải có cốt truyện hay” [39, 326].

Mạc Ngôn là nhà văn có ý thức rất sâu sắc về ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết của mình ông sử dụng một lượng lớn khẩu ngữ dân gian, ông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w