I. Các phơng thức biểu hiện.
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
Nhân vật trữ tình là ngời phụ nữ trong ca dao do nhân dân lao động sáng tạo ra và trong thơ Nôm của nữ thi sĩ họ Hồ vừa có tiếng nói chung vừa có cách thức thể hiện riêng. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những điểm tơng đồng và những chỗ khác biệt của nhân vật đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Tiếng nói than thân phản kháng của ngời phụ nữ trong ca dao và thơ Nôm Hồ Xuân Hơng” để đi sâu tìm hiểu.
Giải quyết vấn đề này thực chất là xem xét mối quan hệ giữa Văn học dân gian và Văn học Trung đại Việt Nam qua một nhân vật có chung tiếng nói trong hai phận văn học có phơng thức sáng tác khác nhau. Tiếng nói than thân phản kháng của ngời phụ nữ trong xã hội cũ đợc biểu hiện nh thế nào trong ca dao và thơ Nôm Hồ Xuân Hơng? Cách thức thể hiện tiếng nói đó giữa hai bộ phận văn học có gì riêng biệt? Vì sao ca dao và thơ Nôm Hồ Xuân Hơng có sự gặp gỡ trong tiếng nói trữ tình của ngời phụ nữ? Đó là những câu hỏi đặt ra cần tìm lời giải đáp khi đi vào tìm hiểu một phơng diện của thi pháp ca dao và thơ của “Bà chúa thơ Nôm”.
Trong sách giáo khoa môn văn ở trờng Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, chùm ca dao than thân phản kháng và một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng cũng thể hiện tiếng nói này đợc tuyển chọn để giảng dạy và học tập. Do đó, vấn đề mà chúng tôi quan tâm hy vọng sẽ giúp cho việc giảng dạy những tác phẩm đó tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong cái nhìn đối sánh.