Tiếng nói chống đối bất bình của ngời phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, những ngời vợ lính.

Một phần của tài liệu Tiếng nói than thân trách phận của người phụ nữ trong ca dao người việt và cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 39 - 45)

2. Tiếng nói chống đối, bất bình của ngời phụ nữ chịu nhiều đau khổ.

2.2 Tiếng nói chống đối bất bình của ngời phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, những ngời vợ lính.

trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, những ngời vợ lính.

ở mảng đề tài này ta không thấy xuất hiện trong thơ của Hồ Xuân H- ơng. Tuy văn học viết Trung đại cũng có một số nhà thơ bài thơ nói về đề tài viết về ngời vợ lính nh: “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn nhng khi ta nói đến tiếng nói than thân, phản kháng của ngời vợ lính trong ca dao và thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thì ta thấy đợc một điều rằng: Tiếng nói than thân, phản kháng của những ngời vợ lính hay mẹ chồng nàng dâu âý chỉ xuất hiện trong ca dao. Sự xuất hiện này chứng tỏ ca dao là tiếng nói chung của nhiều ngời, nhiều tầng lớp ngời nên đối tợng mà nó phản ảnh hết sức rộng rãi. Còn thơ Nôm Hồ Xuân Hơng sở dĩ không có tiếng nói này là vì thơ của Xuân H- ơng chủ yếu nói về chính cuộc đời của Bà, nên hình tợng ngời phụ nữ là vợ lính, là nàng dâu không xuất hiện trong thơ Nôm Đờng luật của Bà.

Bên cạnh tiếng nói than thân, phản kháng của ngời phụ nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình thì tiếng nói than thân, phản kháng của ngời phụ nữ trong cảnh mẹ chồng nàng dâu hay những vợ lính tạo nên một tiếng nói chống đối, bất bình toàn diện của ngời phụ nữ trong xã hội xa.

Những bài ca dao về ngời lính phản ánh tâm trạng buồn khổ và cuộc sống gian nan cơ cực của ngời lính trong xã hội cũ. Nhng nhân vật chính của những bài ca dao ấy lại là những ngời phụ nữ. Họ xuất hiện trong những bài ca dao với t cách là những ngời vợ lính. So sánh hai nhân vật ngời lính là ng- ời vợ lính chúng ta thấy có một điểm đáng chú ý là: Nếu tâm trạng của ngời lính thờng u uất, buồn khổ, nhiều khi uỷ mị nữa thì ngợc lại trong tâm trạng ngời vợ lính vào những lúc buồn khổ nhất vẫn thấy sáng lên một ý chí không chịu ngã quỵ, không chịu khuất phục trơc cuộc sống nặng trĩu những lo âu.

ở đây cũng nh các lĩnh vực khác của cuộc sống mà ca dao có phản ánh đức tính tận tuỵ, hy sinh vì hạnh phúc của ngời khác tinh thần đấu tranh chống lại tất cả những gì xâm phạm đến quyền sống của mình. Vẫn là những nét nổi bật của những ngời phụ nữ lao động Việt Nam:

- Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non - Chém cha cái giặc chết hoang Làm cho thiếp phải gánh lơng theo chồng.

- Chàng ơi trảy sớm hay tra Để em gánh gạo tiễn đa hành trình.

Hình ảnh “gánh gạo đa chồng” ấy lại là một chi tiết hiện thực, một hình ảnh lịch sử cụ thể về ngời vợ lính thời xa. Hình ảnh ấy đồng thời cũng mang một ý nghĩa tợng trng, khi chồng đi lính nhà nh mất chiếc cột cái ngời vợ phải đứng ra đảm đơng mọi việc thay chồng:

Đờng trờng cách trở nớc non Mẹ già tóc bạc thiếp còn xuân xanh

Giang sơn thiếp gánh một mình Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp chăng?

Nhng cái gánh giang sơn ấy lại không đơn giản mà ngợc lại nó thật nặng nề:

Ruộng nơng ai chịu cấy cho Để thiếp ở lại đói no vài đồng!

Lấy gì đóng góp cho chồng Lấy gì giỗ chạp, thổ công ông bà?

Lấy gì nuôi mẹ nuôi cha? Lấy gì thu xếp cửa nhà chàng ơi!

Lấy gì cho ngựa cho voi Lấy gì đóng góp nh đôi láng giềng.

Nhng dù cho cuộc sống có vất vả, cay cực đến đâu hay chăng nữa tình thơng đối với chồng vẫn choán lấy hết mọi suy tính, trong tâm t ngời vợ lính có lần nàng đã nghĩ;

Giá vua bắt lính đàn bà Để em đi đỡ anh vài bốn năm.

Những bài ca về ngời lính và vợ lính cho ta thấy gánh nặng binh dịch không những chỉ ngời đàn ông phải mang, mà còn đè nặng lên vai ngời đàn bà nữa. Gánh nặng ấy không chỉ đến trong một thời gian ngắn mà có khi gánh nặng ấy ngời đàn bà phải mang suốt đơì;

Chém cha cái giặc chết hoang Làm cho thiếp phải gánh lơng theo chồng.

Không phải ngẫu nhiên mà những bài ca dao này tiếng nói phẫn uất lại thờng thấy ở ngời vợ. Đây chính là tiếng than thở của nhân dân lao động về những nỗi cực nhục phải chịu đựng trong cuộc đời, đồng thời đó cũng là tiếng nói phẫn uất, tiếng nói đấu tranh chống phong kiến.

ở một phơng diện khác nữa ngời vợ lính cảm thấy sự xa cách buồn vắng lo lắng về gánh nặng gia đình khi chồng mình xa nhà. Họ đã thốt lên:

Trời ơi sinh giặc làm chi Cho chồng tôi phải ra đi chiến trờng.

Trời ơi sinh giặc làm chi Nay trẩy kinh kỳ, mai trẩy kinh đô

Muối rang khô bỏ vô ống nứa Gạo ba mùa để rứa cha đâm

Đây là một nỗi khổ trong vô vàn nổi khổ của ngời phụ nữ. Nhng ngời phụ nữ còn khổ sở hơn khi sống cảnh mẹ chồng nàng dâu. Đây cũng là một nổi khổ của ngời phụ nữ trong xã hội cũ. Khi bớc chân về nhà chồng họ luôn phải chịu sự xét nét của mẹ chồng qua sự cay nghiệt đó, nhân dân ta cũng đã nói:

Mẹ chồng nàng dâu

Chúa nhà ngời ở, khen nhau bao giờ.

Tuy không hoàn toàn ngời phụ nữ nào về làm dâu cũng phải chịu khổ cực của cảnh mẹ chồng nàng dâu, nhng phần lớn những ngời phụ nữ làm dâu trong xã hội xa đều chịu khổ cực. Điều này một phần do sự lặp lại của những ngời đi trớc, những ngời mẹ trớc đây cũng chịu cảnh làm dâu. Phần nữa là do sự ảnh hởng của nền văn hoá phong kiến với những hũ tục khắt khe đối với ngời con dâu. Nên có những ngời phụ nữ về làm dâu ở nhà chồng, cũng chỉ nh kẻ ở, làm lụng quần quật cả ngày nhng họ lại không có lấy một giây phút rảnh rỗi để nghỉ ngơi. Ngay cả miếng ăn cũng không đợc đến miệng và rồi những ngời phụ nữ ấy cũng không cam chịu mãi kiếp ngựa trâu ấy. Họ đã cất lên những tiếng than thở ngấm ngầm để qua đó nói lên tinh thần phản kháng của họ đối với những truyền thống hũ tục của gia đình chồng, của xã hội:

Thân em mời sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gã làm dâu nhà ngời

Nói ra sợ chị em cời

Năm ba chuyện thảm, chín mời chuyện cay Tôi về đã mấy năm nay

Buồn riêng thì có vui vậy thì không Ngày thì vất vả ngoài đồng Tối về thời lại nằm không một mình

Có đêm thức suốt năm canh Rau heo cháo chó loanh quanh đủ trò

Ai về nhắn mẹ cùng cha Lấy chồng nhà có khổ ba bảy đờng.

Đêm nằm lng nỏ bén dờng Mụ gia đã xốc vô buồng kéo ra

Bảo lo con lợn con gà Lo xong cối lúa quét nhà nấu cơm

ốm đau thì mụ nỏ thơng Mụ hành mụ hạ đủ đờng khốn thân

Tối về bng bát cơm ăn

Mụ cầm cái đọi mụ quăng vô ngời .

ở đây ngời phụ nữ làm dâu chỉ mới kể về cuộc đời làm dâu đầy khổ cực của mình và kể về sự khắc nghiệt của mẹ chồng.Nhng cũng ở một ngời phụ nữ làm dâu khác, ngời phụ nữ này không còn chỉ có kể lể nữa, mà nàng dâu này đã mạnh dạn lên tiếng phản kháng mạnh dạn vợt ra lề lối của chế độ phong kiến .Ngày xa ngời phụ nữ đi làm dâu chỉ đợc về nhà mình khi có sự đồng ý của chồng , mẹ chồng.Nhng ở đây do cuộc sống khắc nghiệt quá ng- ời phụ nữ này đã không chịu sự đè nén đó nữa:

Cô kia cắp nón đi đâu Tôi là phận gái làm dâu mới về Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê Tôi ở chẳng đợc tôi về nhà tôi.

Cũng là lên án, chống đối bất bình nhng có những nàng dâu lại phản kháng một cách quyết liệt hơn;

Bà kia bận áo xanh xanh Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu

Bà ơi! Tôi không sợ Bà đâu Tôi xe sợi chỉ tôi khâu mồm bà

Chừng nào Bà chết ra ma

Trong chay ngoài hội hết ba chục đồng Không khóc thì sợ lòng chồng Có khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâu

Ngời phụ nữ làm dâu trong trờng hợp này đã phản kháng bằng cách nói rõ cho mẹ chồng cái suy nghĩ của mình để Bà biết rằng mình không phải là con ngời vô cảm, sống cam chịu. Hay trong một trờng hợp khác ngời phụ nữ làm dâu lại một lần nữa lên tiếng:

Mẹ chồng là mẹ chồng tôi Năm bảy cái quạ nó lôi mẹ chồng.

Toàn bộ tiếng nói than thân phản kháng mà chúng ta vừa nêu ở trên đã cho ta thấy cuộc đời đau khổ của ngời phụ nữ trong xã hội cũ. Đây chũng chính là một phơng diện, một mặt khổ đau nữa của ngời phụ nữ xa. Nó đã tạo nên “một cái khổ toàn diện” giành cho ngời phụ nữ đè lên đôi vai bé nhỏ của họ. Hơn thế nữa, qua tiếng nói than thân, phản kháng này nhân dân còn muốn phơi bày cả một thực trạng xã hội phong kiến thời xa, đó là một xã hội khắc nghiệt tàn ác. Chính cái xã hội ấy đã tạo nên nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác văn chơng trên bình diện tiếng nói than thân, phản kháng của ngời phụ nữ.

Nh vậy, tiếng nói than thân phản kháng của ngời phụ nữ trong ca dao và trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng có những nét giống và khác nhau. Đầu tiên đó là sự giống nhau.Trớc hết là đều nói về cái khổ đau, bất hạnh của cuộc đời riêng mình, cũng nh cuộc đời chung của ngời phụ nữ. Họ nêu lên nổi khổ để từ đó nói lên tiếng nói tố cáo, phản kháng. Cả hai tiếng nói ấy đều lên án,

tố cáo chế độ xã hội phong kiến với những phong tục truyền thống hà khắc đã đè lên số phận của họ. Nhng bên cạnh nét chung điểm giống nhau âý, thì tiếng nói than thân phản kháng của ngời phụ nữ trong ca dao và trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng lại có nét khác nhau. Sự khác nhau đó đợc thể hiện trên sự miêu tả về đối tợng, sk đa dạng cũng nh mức độ phản ánh, tố cáo.

ở ca dao, do là tiếng nói của ngời bình dân, nên tiếng nói đó có nhiều đối tợng hơn. Và do nhiều đối tợng của nhiều tằng lớp ngời nên chỉ miêu tả một cách chung chung, tiếng nói của ngời phụ nữ, về ngời phụ nữ và vì ngời phụ nữ . Thơ của Hồ Xuân Hơng là tiếng nói tự đáy lòng Bà, của cá nhân Bà nên đối tợng đợc nói đến cũng rõ ràng hơn mức độ biểu hiện cũng nh chống đối, bất bình phản kháng cũng gay gắt hơn và quyết liệt hơn so với ca dao.

Một phần của tài liệu Tiếng nói than thân trách phận của người phụ nữ trong ca dao người việt và cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w