8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Trên đây là các giải pháp cơ bản trong QL nâng cao chất lượng ĐNGV. Nó là một hệ thống các giải pháp QL có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi giải pháp có thể làm tiền đề hoặc cũng có thể làm kết quả của giải pháp còn lại. Mỗi giải pháp còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy các giải pháp còn lại. Vì vậy, các giải pháp đề xuất trong đề tài cần được tiến hành đồng bộ. Nếu áp dụng một cách tùy tiện thì không những không mang lại hiệu quả mà có khi còn để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Trong các giải pháp trên, giải pháp: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV nhà trường trong giai đoạn mới là giải pháp bao trùm lên các giải pháp khác. Vì khi có nhận thức đúng đắn thì ĐNGV mới có thái độ và hành động đúng trong việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình để nâng cao chất lượng đào tạo. Giải pháp này là tiền đề để thực hiện các giải pháp khác.
Để QL nâng cao chất lượng ĐNGV có hiệu quả cao, cần xây dựng kế hoạch nội dung công tác bồi dưỡng, đẩy mạnh một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV. Bên cạnh đó, xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt
động ĐNGV; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV và xây dựng, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL…là những việc làm hết sức cần thiết của nhà QL. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực hiện phải kết hợp hài hòa, đồng bộ các biện pháp trên thì công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV mới đạt hiệu quả thiết thực.
3.4.Tổ chức thực hiện
3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp:
3.4.1.2. Các bước khảo nghiệm
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của trường trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 10 giải pháp quản lý cơ bản nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV nhà trường. Để khẳng định giá trị thực tiễn, tính khả thi của giải pháp QL đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các giải pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ QL và GV trong nhà trường. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau:
* Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến ( xem phụ lục).
Đề tài đánh giá các giải pháp QL, chúng tôi đánh giá theo các thang điểm được quy định như sau:
+ Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm + Cần thiết, khả thi: 2 điểm + Ít cần thiết, ít khả thi: 1 điểm
+ Không cần thiết, không khả thi, không trả lời: 0 điểm
* Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra: Nguyên tắc lựa chọn:
- Cán bộ QL( Hiệu trưởng, Hiệu phó, Trưởng khoa, Giám đốc các trung tâm, Tổ trưởng, Tổ phó bộ môn trong trường): 45 người.
- Giảng viên cơ hữu: 150 người
* Bước 3: Phát phiếu điều tra
* Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.
Để xét sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV. Ta lập bảng so sánh và áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Sperman như sau:
r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 − ∑ N N D
Trong đó:
r: hệ số tương quan;
D: hiệu số thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp; N: số các giải pháp.
3.4.2.2. Kết quả và phân tích kết quả khảo nghiệm
Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp thể hiện trong bảng dưới đây: Điểm trung bình: 1 ≤ Χ ≤ 3
Trao đổi bằng bảng hỏi, các tiêu chí đánh giá dựa theo thang 5 bậc của Likert:
- Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết, không trả lời. - Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi, không trả lời.
a). Tính cần thiết của các giải pháp:
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV
TT Các giải pháp đề
xuất Mức độ cần thiết của các giải pháp ∑
Χ TB Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV nhà trường trong giai đoạn mới
122 63 73 37 0 0 0 0 0 0 512 2,63 7 2. Lập quy hoạch,kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường 191 98 4 2 0 0 0 0 0 0 581 2,98 1 3. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội trong việc tuyển dụng, tuyển chọn GV
4.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ GV 187 96 8 4 0 0 0 0 0 0 577 2,93 2 5. Đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng GV và hoạt động đào tạo của trường
185 95 10 5 0 0 0 0 0 0 575 2,95 3
6.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng 113 58 82 42 0 0 0 0 0 0 503 2,58 9 7. Sử dụng hiệu quả biện pháp quản lý hành chính 102 52 93 48 0 0 0 0 0 0 492 2,52 10 8.
Tăng cường quản lý chuyên môn, nghiệp vụ
161 83 34 17 0 0 0 0 0 0 551 2,83 4
9.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV
117 60 78 40 0 0 0 0 0 0 507 2,6 8
10.
Xây dựng, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL trong trường
154 79 41 21 0 0 0 0 0 0 544 2,79 5 Χ= 2,75
Nhận xét: Các khách thể điều tra đánh giá mức độ cần thiết của 10 giải pháp đề xuất trong quá trình QL nâng cao chất lượng ĐNGV tương đối cao với số điểm trung bình là Χ = 2,75( min 1; max 3). Và có 10/10 giải pháp chiếm 100% có điểm trung bình Χ > 2,5. Như vậy, các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả QL ĐNGV đều cần thiết.
Giải pháp 2 được đánh giá là cần thiết ở mức độ cao nhất với Χ = 2,98, xếp bậc 1/10.
Giải pháp 7 ở mức cần thiết thấp hơn trong các giải pháp QL Χ = 2,52, xếp bậc 10/10.
Sở dĩ có sự đánh giá, nhận xét như trên là vị: Cán bộ QL, ĐNGV nhà trường đều cho rằng các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường là cần thiết. Số cán bộ trên cho rằng: Để đưa nền GD nước nhà vào thế ổn định với chất lượng GD toàn diện nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HDH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt trong xu thế hội nhập thì cần phải lập kế hoạch xây dựng và chuẩn hóa ĐNGV, phải đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hiện nay, trường đang chuyển dần hình thức đào tạo, từ đào tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành, để có thể đảm đương được nhiệm vụ mới, bắt buộc nhà trường phải quan tâm đến ĐNGV. Trong khi đó, đa số GV của trường chưa được đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề tin học, ngoại ngữ, chính vì vậy nhà trường cần phải chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng ĐNGV.
b). Tính khả thi của các giải pháp:
Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV
TT Các giải pháp đề
xuất Mức độ khả thi của các giải pháp
∑ Χ TB Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV nhà trường trong giai đoạn mới 135 69 60 31 0 0 0 0 0 0 525 2,69 7 2. Lập quy hoạch,kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường 189 97 6 3 0 0 0 0 0 0 579 2,97 1 3. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội trong việc tuyển dụng, tuyển chọn GV
4.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ GV 177 91 18 9 0 0 0 0 0 0 563 2,89 3 5. Đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng GV và hoạt động đào tạo của trường
187 96 8 4 0 0 0 0 0 0 577 2,96 2
6.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng 117 60 78 40 0 0 0 0 0 0 507 2,6 9 7. Sử dụng hiệu quả biện pháp quản lý hành chính 105 54 90 46 0 0 0 0 0 0 495 2,54 10 8.
Tăng cường quản lý chuyên môn, nghiệp vụ
166 85 29 15 0 0 0 0 0 556 2,85 4
9.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV
124 64 71 36 0 0 0 0 0 514 2,64 8
10.
Xây dựng, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL trong trường
159 82 36 18 0 0 0 0 0 549 2,82 5
Χ= 2,77
Nhận xét: Các khách thể điều tra đánh giá mức độ khả thi của 10 giải pháp đề xuất trong quá trình QL nâng cao chất lượng ĐNGV tương đối cao với số điểm trung bình là Χ = 2,77. Và có 10/10 giải pháp chiếm 100% có điểm trung bình Χ > 2,5. Như vậy, các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả QL ĐNGV đều có tính khả thi.
Giải pháp 2 được đánh giá là khả thi ở mức độ cao nhất với Χ = 2,97, xếp bậc 1/10.
Giải pháp 7 ở mức khả thi thấp hơn trong các giải pháp QL Χ = 2,54, xếp bậc 10/10.
Như vậy, về tính khả thi: khi được hỏi các đối tượng là cán bộ QL và ĐNGV của trường đều thống nhất cho rằng những giải pháp QL đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường đều khả thi. Bởi vì, ĐNGV của nhà trường phần lớn chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn như tiến sỹ, thạc sỹ, năng lực chuyên môn so với đề án đổi mới GD đề ra năm 2006-2020 cũng như so với các trường cao đẳng trong cả nước vì thế nhà trường cần phải tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, họ có nhiều thời gian để cống hiến, để tham gia công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao.
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV của trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội. TT Các giải pháp đề xuất Mức độ đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi D D2 Χ Thứ bậc Χ Thứ bậc 1.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV nhà trường trong giai đoạn mới
2,63 7 2,69 7 0 0 2. Lập quy hoạch,kế hoạch phát
triển ĐNGV của nhà trường 2,98 1 2,97 1 0 0 3.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội trong việc tuyển dụng, tuyển chọn GV
2,7 6 2,75 6 0 0
4.
Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ GV 2,93 2 2,89 3 -1 1
5.
Đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng GV và hoạt động đào tạo của trường
2,95 3 2,96 2 1 1 6. Thực hiện tốt công tác thi đua
khen thưởng 2,58 9 2,6 9 0 0 7. Sử dụng hiệu quả biện pháp
quản lý hành chính 2,52 10 2,54 10 0 0 8. Tăng cường quản lý chuyên
9. Tăng cường công tác kiểm tra,
đánh giá ĐNGV 2,6 8 2,64 8 0 0 10.
Xây dựng, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL trong trường
2,79 5 2,82 5 0 0
2,75 2,77 0 2
Đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Specman để tính toán:
r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 − ∑ N N D = 1- 10(10 1) 2 6 2 − x = 0.99
Như vậy, với hệ số tương quan thứ bậc Specman r =0,99 có thể kết luận: Giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV có tương quan thuận và chặt chẽ, tức là có sự phù hợp khá cao. Các giải pháp QL được đánh giá cần thiết ở mức độ nào thì cũng có mức độ khả thi tương ứng.
Như giải pháp 1 mức độ cần thiết Χ=2,98 thì mức độ khả thi được đánh giá Χ = 2,97, đều xếp bậc 1/7.
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL nâng cao chất lương ĐNGV trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội.
Tóm lại:
Kết quả tổng hợp khảo sát nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV trường cho thấy: Hầu hết các đối tượng được thăm dò ý kiến đều cho rằng: Những giải pháp được nêu trong đề tài có tính cần thiết, phù hợp và tính khả thi đáp ứng được yêu cầu củng cố, phát triển, xây dựng và nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường. Trong khi đó ý kiến đánh giá rất khả thi và khả thi đạt tỷ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các giải pháp chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng sự mong muốn của ĐNGV trong trường. Tuy nhiên để các giải pháp đó thực sự là những cách làm có hiệu quả thì cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa sự QL Nhà nước, của ngành GD&ĐT với cấp ủy, chính quyền trong trường, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các giải pháp. Mặt khác, các bộ phận chức năng phải biết vận dụng phối hợp các giải pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng đối tượng và tình huống cụ thể sao cho phát huy được tiềm năng, thế mạnh của ĐNGV, nhằm tạo nên những xung lực tích cực thúc đẩy sự phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với mục đích quản lý tốt ĐNGV để nâng cao chất lượng ĐNGV cho Trường CĐCN- Dệt May thời trang Hà Nội, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp. Đó là một hệ thống các giải pháp quản lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi giải pháp có thể làm tiền đề hoặc cũng có thể làm kết quả của những giải pháp còn lại.
Điều kiện để tiến hành thành công các giải pháp được đề xuất chính là năng lực của cán bộ quản lý, thể hiện ở việc tổ chức thực hiện một cách khéo léo các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV trong điều kiện đổi mới hiện nay.
Các giải pháp đề xuất được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Vì vậy áp dụng các giải pháp trên là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Giảng viên là lực lượng giữ vai trò có tính quyết định chất lượng và sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT, đồng thời cũng là lực lượng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng nhà trường vững mạnh, góp phần xây dựng CNH-HDH đất nước. Vì vậy việc QL để nâng cao chất lượng ĐNGV là hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho ĐNGV về nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành vững vàng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể xác định các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV theo các phương pháp QL hoặc theo nội dung của công tác bồi dưỡng đội ngũ. Việc sử dụng các giải pháp đòi hỏi xem xét và vận dụng tốt các mối quan hệ của chúng trong tương tác với giải pháp và phương pháp bồi dưỡng GV.
- ĐNGV của nhà trường rất đa dạng về đối tượng và cơ cấu trình độ. Lực lượng chính trong đội ngũ hiện nay là những người có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ và đại học(89,7%); số còn lại là trình độ cao đẳng ( 10,3%).
- Năng lực ĐNGV của trường còn nhiều bất cập. Mỗi đối tượng có những khó khăn, hạn chế riêng mà không chỉ thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao có thể đáp ứng ngay được.