8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Chuẩn đội ngũ về chức danh trong các trường cao đẳng
Theo Luật GD năm 2005 điều 79 và Điều lệ trường cao đẳng điều 26 của Bộ GD & ĐT đã ban hành về tiêu chuẩn của GV trường cao đẳng.
Và theo Điều 1, khoản 2 mục c - Quyết định số 121/2007QĐ-TTg ngày 27/7/2007:
- Đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
- Đến năm 2015: 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
- Đến năm 2020 có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
1.3.2. Chuẩn các yêu cầu đối với từng chức danh
1. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm;
b) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên; c) Có tin học trình độ B trở lên;
d) Có trình độtrung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy; b) Có ngoại ngữtrình độ C, tin học trình độ C trở lên;
c) Có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, bồi dưỡng;
d) Có đề án hoặcđề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công nhận và áp dụng có kết quả trong chuyên môn;
đ) Có trình độcao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cao cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.
3. Giảng viên cao cấp:
b) Có ngoại ngữ trình độ C, tin học trình độ C trở lên;
c) Có đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ, ngành trở lên được Hội đồng khoa học công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;
d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cao cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.
1.3.3. Chuẩn về cơ cấu đội ngũ
Về số lượng: đáp ứng cơ bản nhu cầu về GV giảng dạy cho các khoa, tổ bộ môn cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.
Về chất lượng: đạt chuẩn trình độ theo quy định của Luật Giáo dục và các chức danh yêu cầu.
Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục, trung bình không quá 25 sinh viên/1 giảng viên.
1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng ĐNGV được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:
Thứ nhất, chính GV là những người trực tiếp thực hiện và quyết định việc đổi mới, nâng cao chất lượng ĐT và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Nếu không chú trọng đến ĐNGV thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra.
Thứ hai, trong bối cảnh xã hội đầy biến động như hiện nay, khi ngày càng nhiều yêu cầu đặt ra, thì nhà trường chỉ có thể đáp ứng nhanh và nhạy cảm đó nếu có một ĐNGV đủ mạnh, luôn sẵn sàng thích ứng, điều chỉnh một cách linh hoạt trong điều kiện mới.
Thứ ba, chính ĐNGV, bằng năng lực, sự tận tâm với nghề nghiệp và khả năng thích ứng cao, mới có thể đảm bảo cung cấp cho xã hội loại sản phẩm có giá trị nhất, quyết định đến sự phát triển, đó là nguồn nhân lực được đào tạo, nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng ĐNGV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi trường. Mà chất lượng đào tạo ở đây chính là nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo ra quá trình biến đổi, chuyển biến về số lượng cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT-XH ở các cấp khác nhau ở từng địa phương,
đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho ngành, cho địa phương, nhờ vậy mà phát triển được năng lực, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, địa vị KT, XH của các tầng lớp dân cư và cuối cùng là đóng góp chung cho sự phát triển của XH.
Nếu ĐNGV của trường có trình độ chuyên môn cao và phương pháp sư phạm tốt thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Do đó, mỗi trường đều có nhận thức chung là muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải có biện pháp hàng đầu nâng cao chất lượng ĐNGV.
1.5. Các nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Từ kết quả nghiên cứu ở các phần trên, đã cho chúng ta một bức tranh tương đối đầy đủ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của công tác quản lý trong các hoạt động KT-XH hiện nay, để từ đó đặt ra cho những người làm công tác QL xây dựng cho mình chương trình hành động nhằm đạt được hiệu quả cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Dưới đây là những ý tưởng, suy nghĩ của Tác giả mang tính khoa học và khả thi cao trong việc QL nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường cao đẳng, đại học trong điều kiện hiện nay, đó là:
1.5.1. Nâng cao nhận thức cho tập thể sư phạm nhà trường về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV:
Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức cho tập thể sư phạm về lập trường tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức. Trong gia đoạn hiện nay, công tác này càng được quan tâm, chú trọng hơn. Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thấy rằng: nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là cần thiết, cần làm thường xuyên.
Đội ngũ giáo viên phải thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV là yếu tố quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng ĐNGV trong nhà trường.
Mỗi GV phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, yêu nghề nghiệp, luôn thương yêu gần gũi HS, SV, hiểu và thông cảm với điều kiện học tập và sinh hoạt đối với các em.
1.5.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV:
Căn cứ vào thực trạng ĐNGV hiện có, nhiệm vụ đào tạo của trường và định hướng phát triển tương lai để phác họa, dự báo kế hoạch nhân lực phù
hợp với yêu cầu công việc: Kế hoạch tuyển mới, giải quyết đội ngũ hiện có đi đào tạo bồi dưỡng, giải quyết số dư thừa ( không đáp ứng được công việc) điều chuyển công tác khác,…
1.5.3. Tuyển dụng:
Tuyển dụng là quá trình nhà trường sử dụng các phương pháp nhằm lựa chọn, quyết định xem trong số những người tham gia dự tuyển, ai là người có đủ tiêu chuẩn, công việc này đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí tuyển chọn, vừa có tiêu chuẩn chung vừa có yếu tố cụ thể cá biệt phù hợp với yêu cầu để có được ĐNGV đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Việc tuyển chọn GV dạy nghề trong nhà trường phải nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đảm bảo điều kiện môi trường chuyên môn để họ ra sức dạy tốt, khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng GV dạy nghề, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hạn chế khuyết điểm. Sử dụng GV dạy nghề phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để người GV dạy nghề luôn cập nhật kiến thức mới nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng
Quá trình ĐT, ĐT lại, bồi dưỡng được tiến hành khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hoạt động nghề nghiệp.
Bồi dưỡng nhằm mục đích cập nhật hóa kiến thức, bổ sung thêm kiến thức cho ngành nghề đã được đào tạo, nâng cao hiệu quả công tác trong lĩnh vực đó. Bồi dưỡng diễn ra trong khoảng thời gian dài, có thể từ 01 đến 06 tháng, 01 năm…có thể bồi dưỡng tập trung hoặc không tập trung. Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ công nhận kết quả bồi dưỡng.
1.5.5. Chế độ, chính sách
Luật GV dạy nghề năm 2006, Điều 59 đã quy định quyền và nghĩa vụ của GV dạy nghề. Quản lý nhà trường cần phân tích cho GV nhận thấy rõ quyền và nghĩa vụ đó, đồng thời cán bộ QL phải thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với ĐNGV dạy nghề. Trong điều kiện hiện nay, một khái niệm cần được quan tâm đó là “ Lương bổng và đãi ngộ”.
phần thưởng bằng lợi ích vật chất và tinh thần mà ta gọi là những giá trị mà cá nhân có được nhờ sức lao động của mình cho tổ chức, xã hội”. [ 35,tr27].
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với GV sẽ góp phần làm tốt công tác quản lý GV.
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá
Đây là khâu quan trọng của một chu kỳ quản lý, vì kiểm tra đánh giá là kết thúc thực hiện lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, để rút ra kinh nghiệm QL, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, từ đó tiến hành lập kế hoạch thực hiện mới. Các biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá từng công đoạn sẽ giúp cho việc khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch và kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nếu có sai sót.
Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá là phải khách quan, công khai, dân chủ, công bằng để kiểm tra, đánh giá được sử dụng hiệu quả trong quá trình phát triển nâng cao chất lượng ĐNGV. Kiểm tra, đánh giá không thực hiện theo đúng các yêu cầu trên sẽ mang lại hậu quả nặng nề như sự mất đoàn kết nội bộ, sự không tôn trọng nhau trong công tác,… sẽ dẫn đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường không đạt hiệu quả.
Nội dung quản lý ĐNGV có thể mô tả bằng sơ đồ 1.1 dưới đây:
Chú giải:
1. NT: Nhận thức tầm quan trọng của việc QLPT ĐNGV 2. QH-KH: Xây dựng, quy hoạch phát triển ĐNGV. 3. TD: Tuyển dụng.
4. ĐT,BD: Đào tạo, bồi dưỡng. 5. CĐ, CS: Chế độ, chính sách. 6. KT,ĐG: Kiểm tra, đánh giá.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
6. KT. ĐG
1. NT
5. CĐ, CS
NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐNGV
2.QH,KH
Qua nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV cho thấy: Việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn là vấn đề cốt yếu của công tác giáo dục đào tạo nói chung cũng như giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. Để làm được việc đó, phải đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa; không ngừng nâng cao trình độ giảng viên. Trong 3 yếu tố trên thì “ Giảng viên được coi là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo”.
Mặc dù nghiên cứu vấn đề quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV có nhiều khái niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung bản chất của các quan niệm đó đều thống nhất về nội dung, phương pháp quản lý.
Việc nghiên cứu lý luận về quản lý và quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV các trường cao đẳng, đại học đặt cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Trường Cao đẳng Công Nghiệp - Dệt May Thời Trang Hà Nội.
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GV VÀ CÔNG TÁC QL ĐNGV TẠI TRƯỜNG CĐCN -DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tình hình KT-XH, GD trên địa bàn
2.1.1. Khái quát về tình hình KT-XH
Thủ đô Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường ĐH lớn.
Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty nhà nước, các DNTN cũng đóng vai trò quan trọng trong nền KT Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các DNTN đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các DNTN đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. [ trích từ web vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội].
2.1.2. Khái quát về tình hình GD & ĐT
Là một trong hai trung tâm giáo dục lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, và có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Nhiều trường đại học ở đây như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển
theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. [ trích từ web vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội].
2.1.3. Định hướng phát triển KT-XH và định hướng phát triển GD & ĐT trong giai đoạn 2011-2030. trong giai đoạn 2011-2030.
2.1.3.1. Định hướng phát triển KT-XH
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg