Các ngành đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng công nghệ dệt may thời trang hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Các ngành đào tạo

Hiện nay, trường đào tạo các trình độ và ngành nghề sau:

- Cao đẳng: Công nghệ may; Thiết kế thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Marketing; Tài chính ngân hàng; Tin học ứng dụng, Tiếng Anh.

- Trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ may; Thiết kế thời trang; Khai thác và sửa chữa thiết bị May; Hạch toán kế toán; Điện công nghiệp và dân dụng; Công nghệ hàn; Gia công vật liệu kim loại; Tài chính ngân hàng; Marketing; tin học .

- Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: May thời trang; Thiết kế thời trang; Quản trị máy tính; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cắt gọt kim loại; Sửa chữa thiết bị may; Điện công nghiệp; Kế toán doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các trường đại học đào tạo ở trình độ đại học tại chức, liên thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật cho công nhân ở doanh nghiệp, đào tạo sơ cấp nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp, bồi dưỡng thi bậc cho công nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh…

2.4.2. Hình thức và thời gian đào tạo:

18 tháng 18 tháng

2 năm 2 năm 2 năm + 3 tháng 3 năm

Sơ đồ 1.2. Hình thức và thời gian đào tạo

- Hệ đào tạo chính quy tập trung: + Đào tạo hệ cao đẳng: 36 tháng. + Đào tạo hệ trung cấp: 24 tháng.

- Hệ vừa làm vừa học liên kết với các trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên thời gian đào tạo từ 18 tháng đến 05 năm tùy theo từng đối tượng.

- Hệ ngắn hạn: Bồi dưỡng cấp chứng chỉ về kiến thức và kỹ năng QL cho doanh nghiệp và cán bộ kỹ thuật cho các chuyên ngành đào tạo.

2.4.3. Quy mô đào tạo:

Với quy mô SV ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của XH, cụ thể với số lượng thống kê quy mô SV trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng

Bảng 2.3. Quy mô HS-SV đào tạo trong 4 năm qua

CAO ĐẲNG NGHỀ TRUNG CẤP NGHỀ HỌC HẾT LỚP 12 NHƯNG CHƯA THI ĐỖ TỐT NGHIỆP TỐT NGHIỆP THCS CAO ĐẲNG

TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

TỐT NGHIỆP THPT HOẶC TƯƠNG ĐƯƠNG

Năm SV cao đẳng Học sinh THCN Hệ chính quy Hệ không chính quy Hệ chính quy Hệ không chính quy 2006-2007 680 0 1604 0 2007-2008 996 0 927 0 2008-2009 1687 0 1356 0 2009-2010 2674 43 412 0

( Nguồn: phòng đào tạo)

Nhà trường đã đưa tổ chức chuyên môn tới từng khoa, từng tổ bộ môn và từng GV cùng tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy học tập nhằm phục vụ tới từng HS-SV ở mỗi giờ lên lớp.Nhà trường đã chú ý đến việc cải tiến quy trình ĐT và phương pháp giảng dạy, đánh giá bằng phần mềm trắc nghiệm thi trên máy với bộ công cụ đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm.

2.5. Định hướng phát triển của nhà trường

Ngay từ khi mới được nâng cấp thành trường cao đẳng, Tập đoàn đã có định hướng xây dựng Trường CĐCN – Dệt May Thời trang Hà Nội thành trường ĐH. Chính phủ đã có công văn số 1776/VPCP – TCCB ngày 21/3/2008 về chủ trương cho thành lập trường ĐH Kinh tế – kỹ thuật Vinatex trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trên cơ sở Trường CĐCĐ - Dệt May Thời trang Hà Nội. Vì vậy, nhà trường đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức và đề ra công tác đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo: theo định hướng chung của Bộ GD&ĐT để tổ chức nghiên cứu mục tiêu; xác định lại nội dung chương trình; biên soạn lại giáo trình; hiện đại hóa, mềm hóa nội dung đào tạo; điều chỉnh hợp lý tỉ lệ giữa giảng dạy thực hành và giảng lý thuyết để đào tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với từng giai đoạn.

Năm SV thực Số HS- tế Số HS- SV quy đổi Tổng số GV quy đổi theo

Kế hoạch GV cơ hữu Tỷ lệ GV cơ hữu Tổng số chưa quy đổi GS PGS TS TH.s ĐH 2012 12800 8890 477 389 3 38 194 185 62.3 2013 14300 10100 521 420 3 45 212 190 64.5 2014 15300 11050 569 452 1 4 45 212 190 66.6 2015 16200 11940 618 485 2 5 52 231 195 68.4 2016 17100 12750 664 518 2 5 59 252 200 69.9 2017 18000 13530 719 555 3 6 66 275 205 71.5 2018 18800 14310 770 592 3 6 73 300 210 72.7 2019 19600 15090 830 633 4 7 80 327 215 74.1 2020 20400 15100 888 675 4 7 87 357 220 75.2

( Nguồn: phòng Đào tạo)

2.6. Thực trạng về chất lượng ĐNGV

2.6.1 Về phẩm chất:

2.6.1.1. Phẩm chất chính trị:

ĐNGV của trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xác định được ý thức trách nhiệm nghề nghiệp một cách đúng đắn. Phần lớn GV có khả năng thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời kỳ mới. ĐNGV của nhà trường có phẩm chất và tư cách tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được HS-SV và xã hội tin cậy.

ĐNGV nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường trong giai đoạn phát triển mới, đa số GV xác định rõ và ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình, luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Trong những năm gần đây nhà trường đã cử nhiều cán bộ GV học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng và đã kết nạp được thêm 12 GV vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong nhiều năm qua Đảng bộ luôn nhận được danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Phẩm chất hàng đầu của GV là lòng yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa với lý tưởng nghề nghiệp. Phẩm chất này thể hiện đậm nét ở niềm tin cách mạng trong sáng và tâm huyết với sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường. Trong những năm qua, ĐNGV của trường CĐCN - Dệt may thời trang Hà Nội đã thể hiện phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Họ luôn tận tụy, có tâm huyết với nghề nghiệp, biết bám lớp, bám trường trong những giai đoạn khó khăn, thiếu thốn. Các GV làm ở các phòng ban, các khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng dạy học, để xây dựng thương hiệu của nhà trường. Trong những năm qua, GV của trường CĐCN - Dệt may thời trang Hà Nội luôn đạt tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ là 100%, 95% đạt các danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

2.6.2. Về số lượng, cơ cấu và trình độ ĐNGV:

Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng của nhà trường và công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường, ngoài việc thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết các năm học, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của các đối tượng là các GV trực tiếp giảng dạy và các CBQL ở trong trường.( phụ lục 1.2).

2.6.2.1. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên: a) Về số lượng đội ngũ giảng viên:

Trong những năm qua, do nhu cầu đào tạo, do nâng cấp lên trường CĐ và chuẩn bị lên trường ĐH, bởi vậy ĐNGV lớn mạnh không ngừng về số lượng như bảng 2.6.

Bảng 2.5. Số lượng giảng viên trong những năm gần đây Năm Trình độ 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 SL % SL % SL % SL % P. giáo sư 0 0 0 0 0 0 2 0.65 Tiến sỹ 0 0 1 0,5 2 0,9 8 2,7 Thạc sỹ 5 3,3 12 6,5 32 15,6 91 29,6 Đại học 102 66,6 117 63,2 130 64 171 55,5 Cao đẳng 36 23,5 45 24,3 32 15,6 36 11,7 Trung cấp 10 6,3 10 5,5 8 3,9 0 0 GV nữ 85 55,5 98 52,9 106 51,9 165 53,6 GV nam 68 44,5 87 47,1 98 48,1 143 46,4 Tổng số GV 153 185 204 308

( Nguồn: phòng Đào tạo)

Trường CĐCN- Dệt May Thời Trang Hà Nội đã nhận thức rằng, có được ĐNGV đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao là điều kiện tiên quyết mang lại sự thành công cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, yêu cầu đào tạo ĐNGV chất lượng cao là chủ trương luôn được Đảng ủy và Ban giám hiệu trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội hết sức quan tâm và trong thực tế những năm qua đã tạo nhiều điều kiện cho GV được đi học thạc sỹ, tiến sỹ. Theo quyết định 60/QĐ-UB về chính sách thu hút sử dụng nhân tài, trường đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho những GV đi học thạc sỹ, tiến sỹ; cho cán bộ, GV vay vốn để mua máy tính xách tay phục vụ đổi mới giảng dạy.

Mặc dù số lượng GV trong những năm qua có tăng nhưng do quy mô SV tăng lên hàng năm với tốc độ lớn dẫn đến tỉ lệ số SV trên một GV tăng cao hơn so với quy định của Bộ GD&ĐT với tỉ lệ 20 SV trên một GV. Tỉ lệ SV trên GV tăng cho thấy ĐNGV đang trong tình trạng còn thiếu trầm trọng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của GV. Do thời gian lên lớp quá nhiều nên GV không có điều kiện chuẩn bị kỹ bài giảng, ít có điều kiện nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng không có điều kiện để tham gia học tập, bồi dưỡng, NCKH, đi thực tế để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn nữa, việc bố trí tiến độ cho các lớp đối với GV cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nói chung.

Tỷ lệ nữ trong ĐNGV chiếm tỷ lệ khá cao ( 53,6%). Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng vì GV nữ ngoài công việc ở trường, thường phải dành thời gian cho các công việc ở gia đình nhiều hơn so với nam giới. Do đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để GV nữ tham gia các lớp BD và tự BD. b). Cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác của ĐNGV.

Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của giảng viên

Các mức

Cơ cấu độ tuổi Thâm niên giảng dạy Dưới 30 tuổi 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 tuổi Dưới 5 năm 5 đến 10 năm 11 đến 20 năm Trên 20 năm Số lượng 108 93 49 22 111 106 46 8 Tỉ lệ % 39,7 34,2 18 8,1 40,8 39 16,9 3,3

( Nguồn: phòng Đào tạo)

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy số GV có tuổi đời dưới 40 tuổi chiếm 73,9%. Đây là ĐNGV trẻ, có sức khỏe, có khả năng tiếp tục ĐT, BD để nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là trình độ học vấn( thạc sỹ, tiến sỹ).

Số GV có tuổi đời từ 41 đến 50 tuổi chiếm 18%. Đây là ĐNGV đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, số GV có tuổi đời trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 8,1%. Điều này cho thấy số GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong trường không nhiều.

Kết quả khảo sát còn cho thấy, số GV có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở xuống chiếm 79,8%. Đây là số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Điều này cho thấy việc đầu tư để bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV là hết sức cần thiết. Số GV có thâm niên giảng dạy chỉ chiếm 3,3%. Điều này cho thấy số GV có bề dày giảng dạy, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo dựng được uy tín rộng rãi trong đồng nghiệp có chiều sâu kiến thức lại rất hạn chế.

2.6.2.2. Về trình độ đội ngũ giảng viên:

a). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: * Về trình độ chuyên môn:

Sự phát triển về cơ cấu trình độ ĐNGV trong những năm qua được biểu hiện ở bảng 2.7.

Trình độ

Năm P. Giáo sư Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng

Trung cấp SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2006-2007 0 0 0 0 5 3,3 102 66,7 36 23,6 10 6,4 2007-2008 0 0 1 0,5 12 6,5 117 63,2 45 24,3 10 5,5 2008-2009 0 0 2 0,9 32 15,6 130 64 32 15,6 8 3,9 2009-2010 2 0.65 8 2.7 91 29.6 171 55.5 36 11.7 0 0

( Nguồn: phòng Đào tạo)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy chất lượng ĐNGV về mặt trình độ đã được nâng lên rõ rệt. Mặc dù trường đã được nâng cấp thành trường CĐ, song tỷ lệ GV có trình độ từ ĐH trở lên vẫn không ngừng tăng. Số lượng GV có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ có tăng lên. Số GV có trình độ cao CĐ ( GV chưa đạt chuẩn trình độ) có giảm song vẫn còn tăng cao, chiếm 11,7%. Đây là số GV cần phải được đào tao, bồi dưỡng để nâng lên trình độ ĐH và trên ĐH nhằm đạt được trình độ chuẩn của GV theo quy định của Nhà nước.

Trong năm 2009-2010, tổng số GV trong toàn trường là 308 GV, trong đó số GV có trình độ phó giáo sư là 2 GV chiếm 0,65%, tiến sỹ là 8 GV, chiếm 2,7%; Số GV có trình độ thạc sỹ là 91 chiếm 29,6%; Số GV có trình độ ĐH là 171 chiếm 55,5%; Số GV có trình độ CĐ chiếm 11,7%( biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến nay

Theo kết quả thống kê ở bảng 2.7 cho thấy những năm qua, sự phát triển về số lượng GV và cơ cấu trình độ GV có xu hướng gia tăng về số lượng và về chất lượng, trình độ đào tạo chuyên sâu được tăng lên rõ rệt. Song bên cạnh đó, số lượng GV trình độ CĐ chưa đạt chuẩn ĐT vẫn còn đến 10,3%. Ngoài ra, còn một trong những điểm yếu về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ GV tốt nghiệp ĐH lâu song rất ít được BD và ĐT lại, do vậy, nhiều kiến thức bị lạc hậu và bản thân GV khó có điều kiện cập nhật một cách kịp thời những tri thức và thông tin mới để đưa vào bài giảng. Hơn nữa, tình trạng chung hiện nay của GV ít được bồi dưỡng về kỹ năng, tay nghề chuyên môn, đây là một khó khăn đối với GV, nhất là GV thực hành.

Ngoài những hạn chế về lý thuyết chuyên môn và tay nghề, GV còn thiếu hiểu biết, thiếu cập nhật về kiến thức khoa học kỹ thuật mới, các phương tiện máy móc hiện đại giúp cho các kỹ thuật hiện đại. Qua khảo sát có tới 60 ý kiến( chiếm 40%) cho rằng cần phải bồi dưỡng cho GV được cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật mới và các phương tiện máy móc hiện đại. Mặc dù đa số GV có trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên( 88,3%) nhưng theo kết quả khảo sát có tới 71 ý kiến, chiếm tỷ lệ 47% số GV cho rằng khó khăn họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường gặp phải là trình độ chuyên môn. Như vậy, trình độ chuyên môn của GV trong trường còn nhiều hạn chế.

Qua trưng cầu ý kiến của 45 cán bộ QL đào tạo từ trưởng, phó bộ môn trực thuộc, trưởng, phó khoa, trưởng, phó phòng ban và Ban giám hiệu được biết 14( chiếm 31,2%) CBQL cho rằng GV có trình độ chuyên môn trung bình và 2 ( chiếm 4,4%) cho rằng GV có trình độ chuyên môn yếu.

Tóm lại, trình độ chuyên môn của ĐNGV về cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng GV có trình độ ĐH và sau ĐH không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, số GV chưa đạt chuẩn vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ĐT. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD nói chung và đổi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng công nghệ dệt may thời trang hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39)