Nguyên nhân của những khó khăn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng công nghệ dệt may thời trang hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.9.3. Nguyên nhân của những khó khăn

2.9.3.1.Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của nền kinh tế thị trường nên đa số SV tốt nghiệp đại học loại giỏi, khá thường có xu hướng đi làm tại các đơn vị liên doanh, liên kết hoặc trong các doanh nghiệp tư nhân với mức lương hấp dẫn, rất ít người công tác ở lĩnh vực GD nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng GV.

Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề không đúng mức và chưa hợp lý, chế độ CS chưa có những giải pháp thỏa đáng để giải quyết kịp thời những mâu thuẫn đang tồn tại giữa một bên là đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, đông đảo về số lượng và một bên là khả năng và điều kiện còn rất hạn chế tại trường.

Nhà trường chưa thực sự chủ động và tích cực trong công tác tuyển dụng GV, các quy trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, còn lệ thuộc vào nhiều cấp quản lý.

2.9.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách đãi ngộ và sử dụng GV sau khi học nâng cao trình độ chưa thực sự hiệu quả, thậm chí có thể nói là chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn tới tình trạng “ chảy máu chất xám”, chẳng hạn như rất nhiều GV sau

khi hoàn thành bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ, tiến sỹ , tiến hành thông qua các bước lên lớp và đã có thể lên lớp giảng dạy thì họ xin chuyển đi công tác tại các đơn vị, địa phương khác làm việc.

Công tác nghiên cứu khoa học chưa được thực sự quan tâm chú trọng, nhà trường chưa có sự đầu tư thích đáng về kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của các GV.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV còn thấp, khả năng tiếp cận thông tin về GD trong nước cũng như trên thế giới còn hạn chế. Một số GV do tuổi cao và quan niệm chưa thấu đáo nên có tâm lý ngại sự đổi mới, ngại đi học để nâng cao trình độ.

Đến nay nhà trường vẫn chưa xây dựng thành công kế hoạch mang tính chiến lược để định hướng cho sự phát triển cân đối, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí giảng dạy.

Tóm lại, trong thời gian qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao của nhà trường. tuy đạt được nhiều kết quả song bên cạnh đó nhà trường vẫn còn bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng trong việc quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV, từ đó có cơ sở khi đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của trường trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 195 khách thể là đội ngũ cán bộ, GV, công nhân viên trong toàn trường. Kết quả sau khi xử lý số liệu được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.17. Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá thực trạng QL nâng cao chất lượng ĐNGV.

TT Nội dung QL nâng cao

chất lượng ĐNGV Tốt Trung bình Yếu ∑ Χ TB SL % SL % SL % 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới

166 85 29 15 0 0 566 2,85 2

2. Quản lý hành chính 159 82 36 18 0 0 549 2,82 3 3. QL về chuyên môn, nghiệp 10 5 180 92 5 3 390 2,00 6

vụ 4.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ GV

20 10 159 82 16 8 394 2,02 8 5. Kế hoạch hóa, dự báo và

tuyển mới 156 80 29 15 10 5 536 2,75 4 6. Thực hiện tốt công tác thi

đua khen thưởng 191 98 4 2 0 0 581 2,98 1 7.

Đầu tư CSVC, tăng cường các điều kiện làm việc cho ĐNGV

10 5 177 91 8 4 392 2,01 7 8. Công tác kiểm tra, đánh giá 146 75 39 20 10 5 526 2,70 5

Kết quả ở bảng số liệu ở bảng 2.17 cho thấy ý kiến đánh giá của cán bộ QL và GV về thực trạng QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường còn nhiều hạn chế. Đa số các giải pháp được đánh giá ở mức trung bình. Trong quá trình triển khai các giải pháp, có giải pháp mới chỉ triển khai bước đầu coi như là một thử nghiệm hoặc chưa thực hiện một cách triệt để. Vì vậy cần củng cố thêm các giải pháp đã triển khai, đồng thời cần đề xuất thêm một số giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện để nâng cao hoạt động QL ĐNGV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu về thực trạng QL nâng cao chất lượng ĐNGV tại trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội, có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm, tích cực, nhà trường vẫn còn một số những hạn chế nhất định trong công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV. Tuy nhiên hạn chế đó nếu có những giải pháp bổ sung, khắc phục kịp thời thì vẫn có thể điều chỉnh được.

Mặt khác, trên cơ sở lý luận đã nếu ở chương 1, phần thực tiễn hoạt động QL nâng cao chất lượng ĐNGV ở chương 2 là phần cụ thể hóa, hiện thực hóa lý luận ở một địa phương, một đơn vị GD cụ thể.

Tóm lại, trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội nhìn chung đã tương đối đạt chuẩn. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu mới của công tác ĐT thì nhiều GV của trường chưa đảm bảo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ SP để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Bởi vì, xu hướng ngày càng hiện đại hóa công tác dạy học, người GV phải nắm vững các kỹ năng dạy học hiện đại,

phải thường xuyên được cập nhật kiến thức công nghệ mới. Do đó, đội ngũ cán bộ QL nhà trường rất cần được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên ngành QLGD để làm công tác QL tốt hơn và có kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ SP cho ĐNGV của trường thì mới đáp ứng được những đòi hỏi của yêu cầu xã hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội tuy vẫn được tiến hành hàng năm nhưng việc bồi dưỡng vẫn còn bị động. Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chủ yếu do sự tự phát cá nhân. Nhà trường chưa xây dựng được giải pháp để QL nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn. Chưa xây dựng được quy định để gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng GV vào nhiệm vụ các tổ chuyên môn và nhiệm vụ của mỗi GV. Chưa có chính sách động viên, khuyến khích người học tập, bồi dưỡng.

Xuất phát từ thực trạng công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường sẽ là cơ sở đề xuất các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường, tham mưu giúp hiệu trưởng có được những kế hoạch QL nâng cao chất lượng ĐNGV để thực hiện dự án phát triển trong những năm tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐNGV TRƯỜNG CĐCN - DỆT MAY HÀ NỘI

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ( hợp lý, khách quan, chính xác, tin cậy)

- Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV đề xuất phải đảm bảo tính khoa học. Đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các giải pháp đề xuất phải hợp lý, khách quan, chính xác, tin cậy.

- Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Tính khoa học của quản lý xuất phát từ các quy luật của các quan hệ QL trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội.

- Tính khoa học đòi hỏi các nhà QL phải nắm vững những quy luật liên quan đến hoạt động của tổ chức với hàng loạt quy luật: Kinh tế, tâm lý - xã hội, công nghệ, quy luật quản lý,…

- Nắm vững hệ thống lý luận về quản lý. Mặt khác, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các phương pháp đo lường, định lượng hiện đại.

3.2.2. Đảm bảo tính khả thi( khả năng thực hiện được)

Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể cho phép của Trường CĐCN- Dệt May Thời Trang Hà Nội ở những thời điểm cụ thể.

Hiện tại, các trường cao đẳng chuyên nghiệp(CĐCN), dạy nghề được thành lập và thiết kế phù hợp với nền kinh tế kế hoạch tập trung theo nhu cầu riêng của Bộ ngành và nhu cầu địa phương với đặc điểm nhỏ bé và manh mún. Những trường CĐCN phát triển mạnh lên lại muốn nâng cấp lên mà chưa có quy hoạch tổng thể. Vì vậy, trước mắt cần từng bước quy hoạch các trường CĐCN theo hướng đào tạo từ bậc cao đẳng và dạy nghề.

Từ mục tiêu định hướng, chiến lược phát triển Trường CĐCN- Dệt May Thời Trang Hà Nội thành Trường Đại học Kinh tế - kỹ thuật, xuất phát từ tình hình thực tế, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn của Trường CĐCN- Dệt May Thời Trang Hà Nội, định hướng trong những năm tới là: Xây dựng và phát triển ĐNGV hiện nay trở thành ĐNGV đủ về số lượng và có chất lượng cao, lấy chỉ tiêu hiệu hoạt động thực tế làm thước đo cho mọi hoạt động, lấy sự đảm bảo về uy tín, chất lượng là sự sống còn cho sự phát triển bền vững. Không ngừng xây dựng ĐNGV có trình độ cao, phát triển toàn diện, hòa nhập cơ chế thị trường, sẵn sàng cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao uy tín, thương hiệu.

3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn( phù hợp với môi trường nhà trường)

- Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV đề xuất phải đảm bảo được tính thực tiễn có nghĩa là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác phục vụ dạy học của nhà trường trong từng thời điểm.

- Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường phải căn cứ vào số lượng cán bộ GV, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lý, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dân tộc,…

- Đảm bảo về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ thể hiện ở từng vị trí, từng đơn vị, từng bộ môn, từng ngành học trong nhà trường;

ở phẩm chất năng lực toàn diện của ĐNGV( năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị…

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội hóa giáo dục.

Thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực GD với quan điểm đúng đắn về công bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của Đảng.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo của nhà trường là một trong những hướng quan trọng của thực hiện hóa GD.

- Xây dựng ĐNGV có trình độ chuyên môn cao và xác lập vị trí trung tâm của SV đối với nhà trường.

- Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ GD, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển GD, đổi mới chế độ học phí theo hướng tương xứng với chất lượng Gd.

- Mở rộng, tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị… tạo điều kiện có thể xây dựng CSVC, góp ý cho nhà trường về quy hoạch phát triển của nhà trường.

- Xây dựng CSVC tốt để tạo điều kiện tiền đề trong xã hội hóa GD - Xây dựng chương trình, giáo trình học phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng công nghệ dệt may thời trang hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w