8. Cấu trúc của luận văn
2.6.2. Về số lượng, cơ cấu và trình độ ĐNGV
Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng của nhà trường và công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường, ngoài việc thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết các năm học, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của các đối tượng là các GV trực tiếp giảng dạy và các CBQL ở trong trường.( phụ lục 1.2).
2.6.2.1. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên: a) Về số lượng đội ngũ giảng viên:
Trong những năm qua, do nhu cầu đào tạo, do nâng cấp lên trường CĐ và chuẩn bị lên trường ĐH, bởi vậy ĐNGV lớn mạnh không ngừng về số lượng như bảng 2.6.
Bảng 2.5. Số lượng giảng viên trong những năm gần đây Năm Trình độ 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 SL % SL % SL % SL % P. giáo sư 0 0 0 0 0 0 2 0.65 Tiến sỹ 0 0 1 0,5 2 0,9 8 2,7 Thạc sỹ 5 3,3 12 6,5 32 15,6 91 29,6 Đại học 102 66,6 117 63,2 130 64 171 55,5 Cao đẳng 36 23,5 45 24,3 32 15,6 36 11,7 Trung cấp 10 6,3 10 5,5 8 3,9 0 0 GV nữ 85 55,5 98 52,9 106 51,9 165 53,6 GV nam 68 44,5 87 47,1 98 48,1 143 46,4 Tổng số GV 153 185 204 308
( Nguồn: phòng Đào tạo)
Trường CĐCN- Dệt May Thời Trang Hà Nội đã nhận thức rằng, có được ĐNGV đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao là điều kiện tiên quyết mang lại sự thành công cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, yêu cầu đào tạo ĐNGV chất lượng cao là chủ trương luôn được Đảng ủy và Ban giám hiệu trường CĐCN - Dệt May Thời Trang Hà Nội hết sức quan tâm và trong thực tế những năm qua đã tạo nhiều điều kiện cho GV được đi học thạc sỹ, tiến sỹ. Theo quyết định 60/QĐ-UB về chính sách thu hút sử dụng nhân tài, trường đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho những GV đi học thạc sỹ, tiến sỹ; cho cán bộ, GV vay vốn để mua máy tính xách tay phục vụ đổi mới giảng dạy.
Mặc dù số lượng GV trong những năm qua có tăng nhưng do quy mô SV tăng lên hàng năm với tốc độ lớn dẫn đến tỉ lệ số SV trên một GV tăng cao hơn so với quy định của Bộ GD&ĐT với tỉ lệ 20 SV trên một GV. Tỉ lệ SV trên GV tăng cho thấy ĐNGV đang trong tình trạng còn thiếu trầm trọng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của GV. Do thời gian lên lớp quá nhiều nên GV không có điều kiện chuẩn bị kỹ bài giảng, ít có điều kiện nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng không có điều kiện để tham gia học tập, bồi dưỡng, NCKH, đi thực tế để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn nữa, việc bố trí tiến độ cho các lớp đối với GV cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nói chung.
Tỷ lệ nữ trong ĐNGV chiếm tỷ lệ khá cao ( 53,6%). Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng vì GV nữ ngoài công việc ở trường, thường phải dành thời gian cho các công việc ở gia đình nhiều hơn so với nam giới. Do đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để GV nữ tham gia các lớp BD và tự BD. b). Cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác của ĐNGV.
Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của giảng viên
Các mức
Cơ cấu độ tuổi Thâm niên giảng dạy Dưới 30 tuổi 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 tuổi Dưới 5 năm 5 đến 10 năm 11 đến 20 năm Trên 20 năm Số lượng 108 93 49 22 111 106 46 8 Tỉ lệ % 39,7 34,2 18 8,1 40,8 39 16,9 3,3
( Nguồn: phòng Đào tạo)
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy số GV có tuổi đời dưới 40 tuổi chiếm 73,9%. Đây là ĐNGV trẻ, có sức khỏe, có khả năng tiếp tục ĐT, BD để nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là trình độ học vấn( thạc sỹ, tiến sỹ).
Số GV có tuổi đời từ 41 đến 50 tuổi chiếm 18%. Đây là ĐNGV đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, số GV có tuổi đời trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 8,1%. Điều này cho thấy số GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong trường không nhiều.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, số GV có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở xuống chiếm 79,8%. Đây là số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Điều này cho thấy việc đầu tư để bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV là hết sức cần thiết. Số GV có thâm niên giảng dạy chỉ chiếm 3,3%. Điều này cho thấy số GV có bề dày giảng dạy, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo dựng được uy tín rộng rãi trong đồng nghiệp có chiều sâu kiến thức lại rất hạn chế.
2.6.2.2. Về trình độ đội ngũ giảng viên:
a). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: * Về trình độ chuyên môn:
Sự phát triển về cơ cấu trình độ ĐNGV trong những năm qua được biểu hiện ở bảng 2.7.
Trình độ
Năm P. Giáo sư Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
Trung cấp SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2006-2007 0 0 0 0 5 3,3 102 66,7 36 23,6 10 6,4 2007-2008 0 0 1 0,5 12 6,5 117 63,2 45 24,3 10 5,5 2008-2009 0 0 2 0,9 32 15,6 130 64 32 15,6 8 3,9 2009-2010 2 0.65 8 2.7 91 29.6 171 55.5 36 11.7 0 0
( Nguồn: phòng Đào tạo)
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy chất lượng ĐNGV về mặt trình độ đã được nâng lên rõ rệt. Mặc dù trường đã được nâng cấp thành trường CĐ, song tỷ lệ GV có trình độ từ ĐH trở lên vẫn không ngừng tăng. Số lượng GV có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ có tăng lên. Số GV có trình độ cao CĐ ( GV chưa đạt chuẩn trình độ) có giảm song vẫn còn tăng cao, chiếm 11,7%. Đây là số GV cần phải được đào tao, bồi dưỡng để nâng lên trình độ ĐH và trên ĐH nhằm đạt được trình độ chuẩn của GV theo quy định của Nhà nước.
Trong năm 2009-2010, tổng số GV trong toàn trường là 308 GV, trong đó số GV có trình độ phó giáo sư là 2 GV chiếm 0,65%, tiến sỹ là 8 GV, chiếm 2,7%; Số GV có trình độ thạc sỹ là 91 chiếm 29,6%; Số GV có trình độ ĐH là 171 chiếm 55,5%; Số GV có trình độ CĐ chiếm 11,7%( biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến nay
Theo kết quả thống kê ở bảng 2.7 cho thấy những năm qua, sự phát triển về số lượng GV và cơ cấu trình độ GV có xu hướng gia tăng về số lượng và về chất lượng, trình độ đào tạo chuyên sâu được tăng lên rõ rệt. Song bên cạnh đó, số lượng GV trình độ CĐ chưa đạt chuẩn ĐT vẫn còn đến 10,3%. Ngoài ra, còn một trong những điểm yếu về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ GV tốt nghiệp ĐH lâu song rất ít được BD và ĐT lại, do vậy, nhiều kiến thức bị lạc hậu và bản thân GV khó có điều kiện cập nhật một cách kịp thời những tri thức và thông tin mới để đưa vào bài giảng. Hơn nữa, tình trạng chung hiện nay của GV ít được bồi dưỡng về kỹ năng, tay nghề chuyên môn, đây là một khó khăn đối với GV, nhất là GV thực hành.
Ngoài những hạn chế về lý thuyết chuyên môn và tay nghề, GV còn thiếu hiểu biết, thiếu cập nhật về kiến thức khoa học kỹ thuật mới, các phương tiện máy móc hiện đại giúp cho các kỹ thuật hiện đại. Qua khảo sát có tới 60 ý kiến( chiếm 40%) cho rằng cần phải bồi dưỡng cho GV được cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật mới và các phương tiện máy móc hiện đại. Mặc dù đa số GV có trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên( 88,3%) nhưng theo kết quả khảo sát có tới 71 ý kiến, chiếm tỷ lệ 47% số GV cho rằng khó khăn họ
thường gặp phải là trình độ chuyên môn. Như vậy, trình độ chuyên môn của GV trong trường còn nhiều hạn chế.
Qua trưng cầu ý kiến của 45 cán bộ QL đào tạo từ trưởng, phó bộ môn trực thuộc, trưởng, phó khoa, trưởng, phó phòng ban và Ban giám hiệu được biết 14( chiếm 31,2%) CBQL cho rằng GV có trình độ chuyên môn trung bình và 2 ( chiếm 4,4%) cho rằng GV có trình độ chuyên môn yếu.
Tóm lại, trình độ chuyên môn của ĐNGV về cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng GV có trình độ ĐH và sau ĐH không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, số GV chưa đạt chuẩn vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ĐT. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD nói chung và đổi mới GD CĐ, ĐH nói riêng của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
* Về trình độ nghiệp vụ sư phạm:
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số GV đang giảng dạy tại trường có tới trên 75% số người không được ĐT trước đây để trở thành GV. Do đó họ cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để có thể hoàn thiện tốt nhiệm vụ của người GV. Bởi vì, GV muốn hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh yêu cầu về phẩm chất, cần phải đạt 3 yêu cầu không thể thiếu sau:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn.
- Có kỹ năng thực hành chuyên môn.
- Có phương pháp sư phạm tốt.
Trong khi đó, hiện tại ĐNGV nhà trường có một số đặc điểm khác nhau liên quan đến nguồn tuyển khác nhau của họ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng ĐNGV cần phải xây dựng kế hoạch và xác định nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể như sau:
- GV xuất phát là HS-SV của trường. Đây là nguồn tuyển chủ yếu của nhà trường, số GV này có kiến thức chuyên môn tương đối vững vàng nhưng chưa qua ĐT SP, PP giảng dạy mà họ có được là do tích lũy kinh nghiệm cá nhân và sự học hỏi đồng nghiệp đồng thời thông qua thao giảng, dự giờ và qua các kỳ thi giáo viên giỏi. Đây là số GV cần phải được bồi dưỡng nhiều hơn về SP.
- Nguồn GV xuất phát từ các trường CĐ, ĐH,… Số GV này có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm thực tế nên có lợi thế trong giờ hướng dẫn
thực hành hoặc hướng dẫn thực tập. Tuy nhiên, họ chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn và dạy học cơ bản. Vì vậy, để trở thành GV có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, họ cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
ĐNGV trong toàn trường hiện nay có trình độ về nghiệp vụ SP là: Số GV có chứng chỉ SP bậc 1 là 31( chiếm 11,4%), số GV có chứng chỉ SP bậc 2 là 159( chiếm 58,5%), số GV có trình độ GD đại học là 82( chiếm 30,1%).Kết quả khảo sát năm học 2009 về trình độ nghiệp SP của ĐNGV thể hiện ở biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2. Trình độ nghiệp sư phạm và số có chứng chỉ giáo dục ĐH của GV trong toàn trường.
Số liệu thống kê và kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ GV trong toàn trường có chứng chỉ sư phạm bậc 1 chỉ còn 11,8%. Như vậy đa số GV đã qua bồi dưỡng sư phạm. Do đó GV đã nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học và PP dạy học. Tuy nhiên, ĐNGV còn bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, nhiều GV chưa tiếp cận được với PP giảng dạy dạy mới. Những khiếm khuyết về kỹ năng ngôn ngữ, chuẩn bị bài giảng, giảng bài, kiểm tra đánh giá, kỹ năng QL lớp học, sử dụng phương tiện dạy học, hướng dẫn thực tập sản xuất…. đang ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng ĐT. Bên cạnh đó, thái độ của một bộ phận GV chưa thực sự “ vì học sinh thân yêu”,
còn có thái độ thiếu quan tâm đến thành tích học tập của SV.Theo kết quả khảo sát cho thấy, số GV thường gặp phải khó khăn về PP trong quá trình giảng dạy chiếm tỷ lệ không nhỏ thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát những khó khăn GV thường gặp trong quá trình giảng dạy.
Chuyên môn Phương pháp sư phạm
Phương tiện
phục vụ Trình độ SV Thiếu tài liệu
SL % SL % SL % SL % SL % 95 47,5 115 57,5 107 53,5 73 36,5 87 43,5
Mặc dù đa số GV đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ SP, nhưng theo kết quả khảo sát có tới 86 ý kiến( chiếm 57%) cho rằng khó khăn họ thường gặp phải trong giảng dạy là vấn đề PP giảng dạy. Như vậy chứng tỏ trình độ SP của ĐNGV còn nhiều hạn chế.
Qua trưng cầu ý kiến của 45 CBQL được biết: 60% CBQL cho rằng GV có trình độ SP khá; 35,6% cho rằng GV có trình độ SP trung bình và 4,4% cho rằng GV có trình độ SP yếu. Kết quả khảo sát đối với GV và CBQL như đã phân tích ở trên cho thấy: Mặc dù đa số GV đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ SP nhưng trình độ SP thực sự của họ còn có nhiều hạn chế. Điều này chứng tỏ chất lượng các lớp bồi dưỡng SP còn thấp, nội dung bồi dưỡng SP chưa đáp ứng được yêu cầu, GV còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém về nghiệp vụ SP. Lý luận và thực tiễn về PP giảng dạy còn hạn chế, nhiều GV chưa tiếp cận được PP giảng dạy hiệu quả.Trong thực tế, nhiều GV ngại đầu tư nghiên cứu đổi mới PP giảng dạy vì những PP giảng dạy mới, hiện đại thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ,…
Từ thực trạng trên cho thấy, để nâng cao chất lượng ĐNGV thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng cho ĐNGV, nhất là bồi dưỡng về nghiệp vụ SP. Cần cải tiến hoàn thiện chương trình bồi dưỡng SP hiện nay của GV. Ngoài ra, cần phải xây dựng chương trình SP nối tiếp sau chương trình SP nối tiếp sau chương trình SP bậc 1, bậc 2, chương trình GD học ĐH để bồi dưỡng cho GV nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
b). Trình độ ngoại ngữ và tin học:
Bảng 2.9. Trình độ tin học và ngoại ngữ của giảng viên Trình độ
Nội dung
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp
SL % SL % SL % SL % SL % Tin học 9 4,5 23 11,5 48 24 95 47,5 25 12,5 Ngoại ngữ 8 4 38 19 45 22,5 74 37 35 17,5
Trong những năm gần đây,với xu thế hội nhập quốc tế và tin học hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống XH, yêu cầu nâng cao trình độ về ngoại ngữ và tin học của mọi thành viên trong xã hội và đang trở thành nhu cầu hết sức bức xúc. Đối với ĐNGV thì yêu cầu này ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Ý thức được điều đó, trong những năm qua ĐNGV đã có nhiều cố gắng trong việc học tập bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ về tin học và ngoại ngữ. Do vậy, trình độ tin học và ngoại ngữ của ĐNGV trong nhà trường hiện nay đã có những biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ và so với quy định chung của ngành GD&ĐT thì trình độ tin học và ngoại ngữ của ĐNGV còn nhiều bất cập.
Kết quả khảo sát cho thấy, số GV được đào tạo ở trình độ ĐH về tin học và ngoại ngữ là rất mỏng( 9 GV chiếm 4,5% đối với tin học và 8 GV chiếm 4% đói với ngoại ngữ). Số lượng GV được bồi dưỡng để có trình độ cơ bản về tin học và ngoại ngữ chiếm tỷ lệ chưa cao trong khi số GV chưa qua bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ khá lớn( 25 GV chiếm 12,5% đối với tin