8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Nhóm giải pháp về sử dụng đội ngũ
3.2.2.1. Sử dụng hiệu quả giải pháp QL hành chính: a). Mục đích, ý nghĩa::
Nhằm tăng cường nề nếp, duy trì tốt chế độ làm việc theo chức năng của các đơn vị, cá nhân trong toàn trường.
Giải pháp này chủ thể QL đề ra những văn bản pháp quy và quyền lực để đưa ra những quyết định để cán bộ GV phải thực hiện.
b). Nội dung và giải pháp quản lý:
Giải pháp này thể hiện dưới hình thức các văn bản, chỉ thị, thông tư, nghị quyết, kết luận hội nghị. Đặc điểm là người bị QL bị tác động trực tiếp của người lãnh đạo đó phân công, phân nhiệm, phân quyền,…giữa tổ chức và thành viên. Thể hiện sự bắt buộc trong việc xây dựng, giữ gìn kỷ cương nề nếp.
- Thực hiện các quy chế của nhà nước đối với cấp đào tạo của nhà trường.
- Xây dựng các quy định nội bộ của nhà trường nhằm khuyến kích được cán bộ GV thực hiện và có cơ hội thể hiện hết khả năng, năng lực cá nhân.
- Xây dựng cơ chế ưu tiên tài chính, nâng lương và bổ nhiệm cán bộ đối với các GV được đi học bồi dưỡng và nâng cao trình độ.
- Xây dựng tiêu chí kiểm định, kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên và định kỳ nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí.
- Xử lý theo quy chế hoạt động của nhà trường và pháp luật của nhà nước về GV không hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.2.2. Tăng cường quản lý chuyên môn, nghiệp vụ: a). Mục đích, ý nghĩa:
- Nhằm làm cho GV thường xuyên vận dụng linh hoạt những kiến thức sư phạm như: Tâm lý học, Tâm lý học nghề nghiệp, Tâm lý học kỹ thuật sư phạm nghề nghiệp, lý luận dạy học vào công tác dạy học.
- Tổ chức tốt quá trình dạy nghề.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xây dựng chương trình môn học, biên soạn giáo trình, tổ chức và QL công tác đào tạo có hiệu quả.
- Nâng cao được kiến thức chuyên môn cho GV của nhà trường, đảm bảo cho họ có được những kiến thức cơ bản, tối thiểu để dạy được các môn đúng chuyên ngành, đặc biệt là đối với GV dạy nghề theo yêu cầu của đề án phát triển GV dạy nghề giai đoạn 2010-2015 là: Đến năm 2015 có 100% GV đạt trình độ đại học trở lên trong đó có 25% GV đạt trình độ sau đại học.
Tuyển dụng GV có trình độ cao đúng với chuyên ngành đào tạo.
b). Nội dung và giải pháp quản lý:
- Xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường trong đó yêu cầu về trình độ nghiệp vụ sư phạm đối với GVDN trên cơ sở chức danh GV.
- Xây dựng tiêu chuẩn, chế độ chính sách cho GV đi bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ sư phạm theo chuẩn chức danh GV và đề án phát triển ĐNGV giai đoạn 2010-2015 của nhà trường.
- Tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí cho GV đi bồi dưỡng. - Ưu tiên trong việc nâng lương và bổ nhiệm cán bộ.
- Xử lý theo quy chế hoạt động của nhà trường và pháp luật của nhà nước về việc GV không hoàn thành khóa bồi dưỡng.
- Rà soát lại toàn bộ bằng cấp và các chứng chỉ bồi dưỡng của GV liên quan đến việc GV đã đào tạo.
- Lập danh sách đi bồi dưỡng cho từng GV theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 100% GV được bồi dưỡng.
- Đề xuất những GV có năng lực, có tuổi đời trẻ, đúng chuyên ngành cho đi đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên ngành và định hướng mũi nhọn.
- Đặc biệt ưu tiên số 1 cho những GV đi học sau đại học và nghiên cứu sinh, phấn đấu đến năm 2015 có 68% GV có trình độ sau đại học
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, công nghệ mới cho GV.
- Tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí và phương tiện cho những GV được đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Học viên phải báo cáo kết quả học tập từng kỳ về trường.
- Ưu tiên trong việc nâng lương và bổ nhiệm cán bộ đối với GV được đi học bồi dưỡng và nâng cao trình độ.
3.2.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV: a). Mục đích, ý nghĩa:
Công tác QL, điều hành luôn song hành với công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá ĐNGV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GV. Thực hiện tốt giải pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá được thực chất ĐNGV mà qua đó còn động viên khuyến khích GV nỗ lực vươn lên, giúp tìm những phương pháp, giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ.
Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế của ĐNGV, từ đó có những quyết định QL phù
hợp, khách quan nhằm nâng cao chất lượng GV. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá GV là góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV.
b). Nội dung và giải pháp quản lý:
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của công tác lãnh đạo, QL. Bác Hồ khi sinh thời đã từng nói: “ Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo” [25, tr276]. Công tác kiểm tra, QL luôn song hành với công tác kiểm tra, đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV là việc làm thường xuyên và là trách nhiệm của nhà QL trường học, nó là khâu tất yếu trong công tác QL. Thông qua kiểm tra, đánh giá, các nhà QL sẽ hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của ĐNGV.
Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ làm cho ĐNGV phấn khởi, tin tưởng. Kiểm tra, đánh giá sai có thể xảy ra những tác hại không lường trước được. Vì vậy trong công tác kiểm tra, đánh giá GV cần thận trọng và đánh giá khách quan, công bằng. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV cần chú ý những nội dung sau:
* Xác định quan điểm kiểm tra, đánh giá:
- Làm cho ĐNGV nhận thức được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá với chính bản thân họ. Cần tạo cho GV tin tưởng ở sự công bằng, vô tư, khách quan, khoa học của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của họ. Đội ngũ cán bộ QL nhà trường( từ cấp phòng, khoa trở lên) cần phải được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá GV. Hình thức kiểm tra, đánh giá cần phải được mở rộng và dân chủ trong đánh giá. Khuyến khích ĐNGV tự kiểm tra, đánh giá đối với bản thân.
- Mục đích kiểm tra, đánh giá phải rõ ràng, phát huy được mặt mạnh của ĐNGV để khuyến khích nhân rộng các điển hình làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường, đồng thời phải phát hiện những sai lệch, những yếu kém của ĐNGV để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá hình thành nguyên lý tự kiểm tra, đánh giá của ĐNGV và trong từng GV, tạo cơ sở để mỗi GV có thể tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo có những thông tin chính xác, từ đó kịp thời điều chỉnh các quyết định QL. Vì kiểm tra là mối liên hệ ngược trong chu trình QL.
Việc kiểm tra, đánh giá GV phải được thực hiện trên nhiều mặt từ tư tưởng, đạo đức, tác phong,…đến việc thực hiện nề nếp chuyên môn, NCKH, tụ học, tự bồi dưỡng cá nhân…Trong đó coi trọng việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của GV ở một số nội dung sau:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy chế chuyên môn của từng GV.
- Kiểm tra giáo trình, đề cương bài giảng và hồ sơ, sổ sách theo quy định của nhà trường.
- Thông qua dự giờ để kiểm tra, đánh giá khả năng dạy cũng như năng lực chuyên môn của từng GV.
* Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá:
- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá một cách hệ thống trên cơ sở dựa vào hành lang pháp lý như: Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường cao đẳng, pháp lệnh công chức, quy chế nội bộ…
- Lượng hóa các nội dung kiểm tra, đánh giá bằng điểm số sao cho phù hợp với thực tiễn, tiến tới xây dựng được thang đo trong kiểm tra, đánh giá để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
- Công tác kiểm tra, đánh giá cần có kế hoạch cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các đoàn thể chính trị- xã hội trong nhà trường.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Đánh giá công chức, bình xét thi đua, thông qua các tổ chức đoàn thể, thông qua SV,…
* Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá:
- Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những quyết định công tác QL ĐNGV; đảm bảo để ĐNGV luôn vận động phát triển đi lên theo mục tiêu đã đề ra của trường.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời các nguồn lực phục vụ cho công tác QL ĐNGV, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV và coi kiểm tra, đánh giá như một quy định, quy trình không thể thiếu được đối với từng GV và hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những GV có nhiều thành tích trong hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động khác của trường.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của ĐNGV. Đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với những GV vi phạm quy chế, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường cũng như làm giảm uy tín và niềm tin cho SV.
3.2.2.4. Xây dựng, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL trong trường.
a). Mục đích, ý nghĩa:
Trong chiến lược phát triển GD 2001- 2010 của Chính phủ đã xác định 7 nhóm giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu GD đến năm 2010, trong đó khẳng định “ Đổi mới GD là khâu đột phá”.
Xây dựng đội ngũ QL nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ QL; Đồng thời tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các lớp QL trong nhà trường, là một khâu quan trọng mang tính đột phá, là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV và chất lượng đào tạo của nhà trường.
b). Nội dung và giải pháp quản lý:
Khi chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì GD của chúng ta buộc phải thay đổi theo chiều hướng thích nghi và hòa nhập với nền GD quốc tế. Để hòa mình vào sân chơi này, đòi hỏi GD của chúng ta phải chuẩn hóa từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa đến chuẩn hóa đội ngũ, coi chuẩn hóa đội ngũ cán bộ QLGD là đòn bẩy để chuẩn hóa GD.
QLGD cần được nhìn nhận như một nghề thực sự. Trên thực tế, công tác QLGD còn chưa được coi trọng, cán bộ QL chủ yếu được đề bạt từ thực tiễn hoạt động GD, đa số họ không được đào tạo qua trường lớp một cách bài bản về công tác QL, thậm chí có những nơi thiếu cán bộ QL phải “ bắt cóc bỏ đĩa” nên số cán bộ QL này thường yếu về nhận thức lý luận khoa học QL. Cung cách và phương pháp QL của một số cán bộ này thực hiện theo kiểu chủ nghĩa kinh nghiệm, thiếu tính nhân văn trong QL, đôi khi còn thể hiện phi văn hóa. Chẳng hạn như:
- Mệnh lệnh gia trưởng, độc đoán; thiếu dân chủ trong QL; đôi khi do năng lực QL kém mà dẫn đến không khí dân chủ giả tạo hoặc dân chủ quá trớn làm cho hiệu quả QL kém.
- Không bám sát mục tiêu đào tạo, không có căn cứ khoa học và thực tiễn để giải quyết vấn đề dẫn đến hiệu quả QL không cao.
- Tùy tiện, chủ quan, thiếu căn cứ xác đáng để giải quyết những tình huống cụ thể trong QL.
- Trong quá trình QL không tuân thủ những điều lệ, quy định, quy chế mà QL, lãnh đạo theo cảm tính và theo kiểu “phép vua thua lệ làng”.
Qua trên ta thấy cán bộ QLGD mà không có nghiệp vụ, không được chuẩn hóa thì dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng quá trình lãnh đạo. Vì vậy, việc chuẩn hóa cán bộ QL nhà trường là hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới GD.
Nhà trường hiện nay có 25 cán bộ QL từ cấp phòng, khoa đến BGH; đa số cán bộ QL đều được đề bạt qua quá trình công tác, giảng dạy, hầu hết trong số họ chưa qua trường lớp đào tạo nào về QL và QLGD. Số cán bộ này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,sự trải nghiệm của mình để vận dụng vào quá trình lãnh đạo và QL. Để có được đội ngũ cán bộ QL đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và vị thế của nhà trường trong hiện tại và tương lai, lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức đúng về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ QL trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường. Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL và dự nguồn cán bộ kế cận.
Một vài năm gần đây, lãnh đạo nhà trường đã có những nhìn nhận về công tác QL. Bên cạnh việc sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ QL các phòng, khoa. Hiện nay nhà trường đã có 9 đồng chí là thạc sỹ QLGD, 3 đồng chí sẽ tốt nghiệp vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về QL trong tình hình hiện nay. Để đáp ứng tốt yêu cầu của GD, lãnh đạo nhà trường nên tạo điều kiện để cán bộ QL thường xuyên cập nhật các thông tin về lĩnh vực QL và động viên cán bộ QL phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức về QL và phẩm chất, đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ QL nhà trường cần phải phấp đấu để trở thành người có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị tốt, có tác phong làm việc khoa học và được quần chúng tin yêu.
*Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp QL trong nhà trường:
Mỗi nội dung quan trọng của đổi mới QL hiện nay là đổi mới nhận thức và sử dụng các phương pháp QL, khắc phục phương pháp QL mang tính quan
liêu, mệnh lệnh trước đây. Điều này trước hết phụ thuộc vào đội ngũ những người QL. Để nâng cao trình độ sử dụng phối hợp các phương pháp QL đòi hỏi người QL phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ QL của mình cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới GD, đổi mới đất nước hiện nay.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác QL, nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của các cấp QL trong nhà trường là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng GV và chất lượng đào tạo. Công tác QL nhà trường đã thể hiện tính bài bản, khoa học dựa trên cơ sở pháp luật, nội quy, quy chế… không để xảy ra sự đối lập giữa lãnh đạo nhà trường và GV. Nhờ đó mà hiệu quả QL ngày càng khoa học và hiệu quả cao, lãnh đạo nhà trường một mặt cần phát huy những mặt mạnh đã đạt được, mặt khác cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, cấp ủy Đảng, các