Con ngời cá nhân trong quan hệ với chính mình:

Một phần của tài liệu Sự thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ thập nên 80 2000 (qua 3 tác phẩmmùa lá rụng trong vườn, thời xa vắng và thân phận của tình yêu) (Trang 54 - 58)

Với chính mình, con ngời thờng sống thật nhất. Anh ta trăn trở, suy t, dằn vặt, trớc sự bất hạnh; mừng vui trớc niềm hạnh phúc của mình... và những điều này càng trở nên sâu sắc khi anh ta ý thức đợc về nó.

Với Sài từ tuổi thơ cho đến lúc rời quân ngũ là quãng đời phải sống theo, nghe theo ngời khác để rồi không có quyền quyết định một cái gì. Anh lần lợt để tuột khỏi tay từ cái này đến cái khác, rồi mất luôn cả chính mình. Dờng nh Sài không còn là Sài nữa, nhng trong tiềm thức sâu xa Sài luôn "sống", chỉ có điều không dám hành động. Sài chỉ có cách "sống thành hai con ngời": Con ngời bên ngoài, ban ngày, sống cho mọi ngời; còn con ngời bên trong, ban đêm là cho chính Sài. Dù đó là hai cuộc đời "thật và giả". Mọi ngời có gán ghép, ép buộc thế nào, Sài không thể yêu Tuyết, thừa nhận Tuyết trong mình. Đêm đêm anh thức để... không phải ngủ với Tuyết, thức để nghĩ, để trái tim mình thao thức về một tình yêu với một ngời con gái khác, thức để thấm thía nỗi đau, sự bất lực của mình. Nhng Sài "không dám làm, không dám mất một cái gì, chỉ bằng sự im lặng và tránh né, sự tránh né gần nh trốn chạy... không tránh né nổi, anh ta tự giác làm cái việc lúc ban đầu khi còn là đứa trẻ con cố sức giãy giụa". "Bé hi vọng lúc lớn sẽ vợt ra khỏi roi vọt của bố mẹ và các anh, đi bộ đội tởng đợc thăm thẳm xa vời, cô ta và gia đình không thể tìm đến"

[24,155].

Nh vậy, trong quan hệ với chính mình, dù quãng đời trớc Sài đã "sống những ngày nh chết rồi" nhng trong tiềm thức sâu xa vẫn là con ngời có sự ý thức về mình. Đến "quãng đời thứ hai" từ khi rời quân ngũ, trên vai rực rỡ hào quang. Anh đã giành đợc quyền sống cho mình. "Anh là con ngời hoàn toàn tự do", anh là của mình. "Đến những ngày này anh mới thấy mình thực sự cần thiết sống" [24,195]. Sài lớn tiếng khẳng định mình trớc mọi ngời: "Tôi yêu và lấy vợ cho tôi, chứ tôi có yêu và lấy vợ hộ các vị đâu" [24,220]. Nhng giành quyền cha đợc lâu Sài lại để mất nó bởi lúc này Sài gắn kết cuộc đời mình với Châu - một đối thủ mạnh hơn, chi phối, điều khiển đợc anh nên lúc nào anh cũng phải "cố" mới theo kịp và càng theo, càng "cố" thì càng hụt hơi, rời xa mình. Anh bắt đầu cảm thấy cô đơn và "bất lực quá". "Anh không còn gì cho riêng mình, kể cả danh dự và lòng tự trọng" [24,281]. Chỉ còn cái "gia tài" là chiếc ba lô - kỷ vật thiêng liêng một thời - nhng cũng bị Châu cắt luôn cả hai quai vứt vào góc xó. "Cổ anh nh có cái gì chặn ngang thấy khó thở, không tài nào chợp mắt dù rất mệt mỏi" [24,281]. Anh nhớ đến Thêm, nhớ đến một thời "oanh liệt" của mình. Sài soi vào mình thấy hiện tại mình mất hết: Chẳng còn thì giờ, điều kiện, tâm trí... "Không còn cả cái chỗ ở". Sài đau đớn nhận ra thực tại bi đát của cuộc đời mình. "Anh không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình, không còn là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày", "Phải tìm cách sống khác thôi!". [24,282]. Sài "âm thầm đau đớn", "nhiều đêm trằn trọc vật vã". Hình ảnh Sài đau đớn ở

Cũng trong quan hệ với chính mình, nhng Lý trong "Mùa lá rụng trong vờn" lại phát hiện ra ở mình nhiều nét đẹp. Cô ý thức đợc vai trò, vị trí của mình trong gia đình, ngoài xã hội. Cô biết năng lực của mình. Lý biết mình nổi trội hơn mọi ngời về nhiều mặt. Lý đòi hỏi đợc hởng thụ và tự cho mình cái quyền đó. Không phục tùng ai "tớ có kế hoạch của tớ. Khác đi chứ, một kiểu mãi à" [22,47].

Lý lớn tiếng đa mình ra để thách thức với mọi ngời, giành quyền cho mình: "Đây chẳng phải luỵ thằng nào, con nào hết! Đây tay trắng lập nên cơ đồ. Đây phải có quyền". Lý đem mình ra so sánh với Đông và không thể chấp nhận cuộc sống nhợt nhạt, nghèo đói, sống không cần gì nh Đông. Lý nói: "Tôi cần sung sớng, tôi không chịu kém đứa nào! Tôi cần ti vi, tủ lạnh, xe máy. Tôi không phải là vàng để trang trí cho kẻ nào hết. Tôi làm ra tôi phải hởng..." [22,235]. Có thể nói, trong số các nhân vật văn học từ trớc đến "Mùa lá rụng trong vờn" cha có nhân vật nào mạnh mẽ nh Lý, trong sự nhận thức, ý thức về mình dám xng "đây", xng "tôi" nhiều đến thế để khẳng định quyền của cá nhân mình, dõng dạc đòi quyền cho mình nh thế.

Nếu nh trớc Lý lấy Đông cũng là "mãn nguyện" thì bấy giờ rất nhiều lần Cô đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp rằng: "Tại sao tôi lại lấy ông, hả ông Đông?". Trớc đây Lý - một cô nữ sinh - lấy Đông - "Chàng sỹ quan, mũ đính sao vàng"... thế là đợc. Cuộc sống diễn ra đơn giản. Nhng bây giờ trớc cuộc sống mới, con ngời với đủ thứ nhu cầu đòi hỏi và đòi hỏi ngày càng cao, nhất là sự đòi hỏi đáp ứng của thế giới tâm hồn ngày càng phong phú, phức tạp. Với Đông, Lý ngày càng thấy khập khiểng. Câu hỏi Cô đặt ra với Đông "Tại sao tôi lại lấy ông, ông Đông nhỉ?". Không phải vô ý thức mà là một sự ý thức sâu sắc về mình. Lý muốn thay đổi, muốn một cuộc sống khác, một ngời khác mới hơn, đẹp hơn. Nhng sự thay đổi của Lý quá nhanh, quá mạnh, nhất là khi cuộc sống mới có nhiều hạn chế dễ làm con ngời ta h hỏng và thiếu sự nâng đỡ của Đông, Lý đã đi đến chỗ sa ngã. Cuối tác phẩm, Lý cô độc ở Sài Gòn, bơ vơ trớc cuộc sống không tình ngời. Cuộc sống phù phiếm, một mặt làm Lý khổ đau, thấm thía sự bất hạnh của mình nhng mặt khác cũng giúp Lý nhận ra sự sa đoạ của mình, nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Sự sám hối về những lỗi lầm của mình ở cuối tác phẩm là sự thể hiện sâu sắc ý thức cao độ của Lý về chính mình.

Kiên (Thân phận của tình yêu) là ngời lính trực tiếp cầm súng chiến đấu. Đi trong ma bom đạn lửa, Kiên chứng kiến sự tàn phá khốc liệt, dã man của chiến tranh. Tất cả đã ngấm vào máu thịt, hiện hình trong Kiên; Khiến khi trở về với đời thờng, trong mắt Kiên, tất cả không còn đúng bản chất nguyên thuỷ của nó nữa mà đã dị hình, dị dạng. Đó là nỗi buồn chiến tranh. Nỗi buồn chiến tranh khiến Kiên khó hoà nhập với cuộc sống đời thờng. Sự cô đơn, lạc lỏng đã xâm chiếm tâm hồn anh. Anh chỉ

còn một chỗ nơng náu duy nhất cho tâm hồn là tình yêu. Nhng tình yêu cũng không còn. Phơng của anh đã trở thành một con ngời khác, là ngời đàn bà chung của bao nhiêu ngời đàn ông chứ không phải của riêng Kiên nữa. Anh biết làm sao đây? Sống nh thế nào đây? "Cuộc sống nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu" [30,91]. Nỗi đau trong tâm ngày càng nặng thêm. Nó kéo tì anh xuống. Nó dày vò anh từng đêm. Quá khứ, hiện tại lẫn lộn. Những hồn ma lỗ chỗ vết đạn, mặt xanh xám cứ hiện về. Theo đó, tất cả những gì trong quá khứ cũng lần lữa hiện về, nhất là quá khứ về chiến tranh. Với anh, "chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông không đàn bà, là thế giới sầu thảm vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất đối với dòng giống con ngời" [30,33]. Và đối với chiến tranh, Kiên nhận ra con ngời chỉ là thân phận của "con sâu cá kiến"... Đã bao nhiêu đêm cầu xin "quá khứ hãy ngủ yên đi cho" để anh đỡ khổ nhng không đợc. Càng cố quên nó càng hiện về. Nó giày xéo, xé nát tâm hồn anh, khiến "tâm hồn anh tê dại". Một mình anh trong ốc đảo cô đơn với một quá khứ nặng nề không tài nào gạt bỏ đợc. Tiếng súng ở chiến trờng đã im lặng nhng trong lòng anh nó không lặng yên cho. "Vô phơng cứu vãn"!.

Cuộc sống đời thờng vốn đã khó hoà nhập, giờ đây với Kiên càng không thể. Kiên thấy mình hoàn toàn bế tắc. Kiên chỉ có một cách, cách duy nhất và coi đó là lối thoát, là "thiên mệnh" của cuộc đời mình là: "Lần tìm trở lại con đờng của mối tình x- a, chiến đấu lại cuộc chiến đấu", "sống ngợc lại với quá khứ, với thời gian" [30,88], lấy "quá khứ làm tơng lai" [30,91]. "Lối thoát" mà không có lối thoát, khiến Kiên càng lâm vào bế tắc, bi kịch nhng cũng không thể khác.

Nh vậy, đặt con ngời cá nhân trong quan hệ với chính mình là một lần nữa các nhà văn để cho nhân vật của mình bộc lộ rõ nét nhất và sâu sắc nhất và toàn diện nhất con ngời cá nhân của mình. Một mặt vừa góp phần hoàn chỉnh hơn trong việc thể hiện con ngời cá nhân của mình, đồng thời ít nhiều thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngời.

Ch

ơng 3:

Những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con ngời

cá nhân ở 3 tácphẩm: “Mùa lá rụng trong vờn”,”Thời xa vắng” và “Thân phận của tình yêu”

Mỗi nhà văn khi đến với văn học đều mong muốn mang đến cho nó một tiếng nói mới mẻ và qua đó muốn khẳng định tài năng,cá tính của mình. Ma Văn Kháng, Lê Lựu và Bảo Ninh cũng vậy, các anh thuộc thế hệ cầm bút trẻ, bớc vào sáng tác khi đã có “bóng đa bóng đề”, nhng so với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (nhất là từ những năm 80 đến nay) các anh lại là những nhà văn khá già dặn trong nghề cầm bút và lúc này đây là thế hệ những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Vì vậy, các anh khao khát làm đợc một cái gì cho bản thân cũng nh cho nền văn học dân tộc. Và qua "Mùa lá rụng trong vờn" "Thời xa vắng" "Thân phận của tình yêu",

các anh với một cái nhìn nghệ thuật mới, một cách thêt hiện mới về con ngời cá nhân trong sự tiếp tục các giá trị truyền thống của văn học đã phần nào nói lên đợc điều đó. Con ngời cá nhân ở đây đợc nhìn nhận dới một góc độ mới, khác với góc độ chúng ta đã tìm hiểu ở chơng 2. Bởi "Mùa lá rụng trong vờn" "Thời xa vắng" "Thân phận của tình yêu" là 3 cuốn tiểu thuyết hay, tiêu biểu của văn học thời kỳ "Đổi mới", nhiều góc độ quan sát con ngời cá nhân của tác giả. Con ngời trong cái nhìn nghệ thuật mới mẻ chính là: Con ngời bình thờng - đời t - cá nhân, con ngời cá nhân vừa đặt trong những mối quan hệ xã hội rộng lớn vừa đặt trong mối quan hệ với chính mình. Nhà văn Xô viết Lêônốp từng có câu nói:" Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, bao giờ cũng là phát mình về hình thức và một khám phá về nội dung" và quả vậy lịch sử văn học, trong tiến trình phát triển đã chứng minh điều đó.

Một phần của tài liệu Sự thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ thập nên 80 2000 (qua 3 tác phẩmmùa lá rụng trong vườn, thời xa vắng và thân phận của tình yêu) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w