Sau năm 1975, nhất là từ thập niên 80 trở lại nay văn học chuyển từ t duy sử thi trở về với t duy tiểu thuyết. Bằng kiểu t duy mới trong nhiền nhận về con ngời, về cuộc đời, luôn '' áp sát'' hiện thực , các nhà văn đã thể hiện con ngời một cách toàn diện, chân thực và sâu sắc. Cũng chính vì vậy, giọng văn bây giờ không còn là giọng hào sảng, lạc quan phơi phới, một chiều nh văn học giai đoạn 1945 - 1975 nữa mà chuyển sang đa giọng, đa thanh. Vừa có giọng ngợi ca, cảm phục, lại vừa có sự lên án, vừa có sự ngậm ngùi xót xa lại vừa có giọng phân tích, giải thích v.v.. Điều này đặc biệt rõ trong việc thể hiện con ngời cá nhân trong tiểu thuyết từ thập niên 80 - 2000.
Nếu nh trớc đây mổi khi nghe đến từ '' cá nhân '' hoặc những gì liên quan đến cá nhân là ghét, là thấy cần phải lên án thì nay, tất cả những gì thuộc về riêng t, thuộc về cá nhân đều đợc trân trọng, bảo vệ. Cũng nh trong việc thể hiện nhân vật Lý ( Trong '' Mùa lá rụng trong vờn '' ), ở cô không chỉ là một ngời phụ nữ sắc sảo, đảm đang trong gia đình, tháo vát, năng động ngoài xã hội mà cô còn đòi hỏi đợc hởng thụ, đợc ăn ngon mặc đẹp, đợc thoả mãn về nhu cầu bản năng... Nếu ở hoàn cảnh trớc đây, chắc Lý sẽ bị lên án, không đợc thừa nhận thì thời nay phải soi xét cho cô, coi đó là một nhu cầu chính đáng, là quyền mà cô đợc hởng. Lý là con ngời mới của thời đại mới. Nhà văn đặt nhân vật Lý trong tính phức tạp, nhiều chiều của cuộc sống, của thế giới tâm hồn con ngời để soi xét và bằng tấm lòng cảm thông, ủng hộ. Có thể nói trong " Mùa lá rụng trong vờn ", Luận đợc xem là nhân vật lý tởng của nhà văn, nhân danh nhà văn để nhìn nhận, phát ngôn quan điểm của mình về những triết lý nhân sinh. Việc
Lý đảm đang trong công việc nội trợ, Luận thán phục mà thốt lên : " Trời ơi chị Lý, bàn tay chị là bàn tay vàng " [ 22, 35 ]. Khi Lý thay đổi, có chiều hớng đi xuống, trong cái giọng lên án của Luận, vẫn có sự soi xét, cảm thông. " Anh vốn có thiện cảm với ngời chị dâu này, chị sống không đơn giản, pha trộn ở chị cả vẻ đẹp sắc sảo của giới tính lẫn những nét thô kệch, phàm trần do thiếu hụt một cơ tầng văn hoá căn bản, và nh vậy là có thể cảm thông, chấp nhận đợc " [ 22, 238 ]. Luận chỉ ra, trong sự đi xuống của Lý, trong đó có nguyên do tại Đông . " Đông bỏ mặc Lý. Trong lúc chị đang rất cần sự nâng đỡ, khích lệ " [ 22, 257 ]. Luận phân tích : " Lý khôn ngoan, tỉnh táo, hoàn toàn phân biệt đợc ranh giới đúng sai, nhng dục vọng mạnh mẽ ở chị, càng tăng cờng độ hơn khi đời sống tinh thần ở chị vốn thấp kém lại không đợc bồi bổ thoả mạn. Chị không vợt qua đợc cái thô tục vốn có của tự nhiên, mà cái ở chị tích tụ khá đậm đặc dồi dào ". Rõ ràng đây là dọng văn, lý giải, đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự việc và trong đó kể cả sự cảm phục, ngợi ca. Đó là lời của Luận hay chính là thái độ, là tình cảm của tác giả ?
Khác với Ma Văn Kháng, Lê Lựu và Bảo Ninh trong việc thể hiện con ngời cá nhân với những bi kịch đau đớn của cuộc đời các nhân vật, trong tác phẩm của mình, hai nhà văn thể hiện một giọng văn đầy đau đớn, xót xa, thông cảm. Cái cách nhà văn trực tiếp gọi tên nhân vật là " Sài ", " Kiên ", hoặc " anh " ... ( Chứ không nh " hắn ", "nó " ... của văn học hiện thực 1930 -1945 ) cũng đã phần nào nói lên điều đó. " ... Quê hơng đau đáu da diết trong những đêm chập chờn mất ngủ trong từng miếng cơm, hớp nớc, nhng anh nh kẻ tội lỗi, phải chạy trốn " [ 24, 180 ]. Rõ ràng đây là giọng văn cảm thông sâu sắc trớc những nỗi bất hạnh mà Sài đã phải trải qua. Cũng với tấm lòng đó, tác giả viết tiếp : "... nhng khi không còn những biến động của công việc, anh có chịu đựng nổi một sự ổn định cô đơn không ? " [ 24, 180 ] v.v... Còn trong " Thân phận của tình yêu ", trớc nỗi đau, sự mất mát lớn lao của Kiên, tởng anh không còn sống đợc nữa, Bảo Ninh đã viết : " Đi đâu bây giờ ? Làm gì bây giờ?" [ 30 , 82 ]. Đó là câu hỏi của Kiên hay của chính tác giả đang khóc thơng cho nỗi đau, sự bất hạnh đến cùng cực của nhân vật; hoặc những câu thể hiện, sự cảm thông, chia sẻ : " Con ngời nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu ". Và cái giọng triết lý, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con ngời của nhà văn : " Nhng, đúng là không thể quên đợc gì hết, bởi vì đau buồn
là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thời thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ " [ 30 , 181 ].
Nh vậy, trong việc thể hiện con ngời cá nhân, nhất là trớc những bi kịch tinh thần đau đớn mà nhân vật của mình phải trải qua, nhà văn không hề dửng dng mà thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ, ngậm ngùi, xót xa và cả sự chiêm nghiệm. Chính giọng văn này đã góp phần thể hiện chiều sâu bên trong của con ngời cá nhân.
Kết luận
Nền văn học cách mạng của ta từ sau 1945 khởi đầu bằng sự chối bỏ việc khắc hoạ những số phận cá nhân riêng lẻ để đi vào thể hiện sức mạnh quần chúng, miêu tả con ngời tập thể mang tầm vóc lịch sử dân tộc, những bình diện cha từng đợc thể hiện trong văn học quá khứ. Thực tiễn sáng tác văn học sau 1975, nhất là từ thập niên 80 trở về sau cho thấy t duy nghệ thuật đang trở về con ngời cá nhân nhng ở trên một bình độ mới, một điểm xuất phát mới cao hơn. Nhà văn vì hạnh phúc thiết thực của con ngời để phản ánh, thể hiện. Con ngời đợc soi chiếu, nhìn nhận ở nhiều góc độ. Và cũng nhờ vậy, con ngời trong văn học trở nên thật hơn, đời hơn. Đặc biệt lúc này ý thức cá nhân cũng trở nên sâu hơn vì nó đã trải qua một thời kỳ bị phủ nhận. Hơn nữa, con ngời cá nhân thời hiện đại đa sự hơn, phức tạp hơn. Nhà văn đặt con ngời trong sự đa dạng, phong phú phức tạp của cuộc sống và nhất là trong chính bản thân con ngời để soi xét, nhìn nhận, đánh giá.
Cũng vì vậy, trong việc thể hiện con ngời cá nhân, t duy nghệ thuật cũng có nhiều thay đổi, t duy nghệ thuật dờng nh đã "giáp một vòng trôn ốc trên con đờng nhận thức thể hiện con ngời" (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh).
Và đó cũng là những đóng góp xuất sắc của ba nhà văn: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh vào sự phát triển của nền văn học dân tộc.