8. Bố cục của luận văn
3.4. Kết luận sau thử nghiệm
Do vốn từ tiếng Việt quá ít, học sinh lại không có điều kiện để phát triển khả năng tiếng Việt, cộng thêm ảnh hởng của ngữ âm tiếng H’mông và cách phát âm tiếng H’mông nên học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An mắc nhiều lỗi chính tả khi viết tiếng Việt. Lỗi chính tả làm ảnh h- ởng rất lớn đến chất lợng môn học cũng nh hiệu quả giao tiếp của các em. Chính vì vậy, để nâng cao chất lợng phân môn Chính tả, khắc phục lỗi viết sai chính tả cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cần phải có những biện pháp sửa lỗi hiệu quả.
Có nhiều biện pháp có thể sử dụng để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Trong thực tế giờ chính tả cũng nh các giờ học tiếng Việt, học sinh viết sai lỗi chính tả gần nh thờng xuyên. Vì thế giáo viên cần sử dụng các biện pháp sửa lỗi chính tả sao cho học sinh thấy cần thiết phải viết đúng chính tả, tự nguyện sửa sai.
Khi đề ra các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cần chú ý các nguyên tắc đề xuất, đặc điểm học sinh và những nguyên nhân mắc lỗi để sử dụng biện pháp cho phù hợp.
Kết quả thử nghiệm s phạm về các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An mà chúng tôi đề xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Số học sinh đạt loại tôt và khá về khả năng chính tả ở lớp thể nghiệm tăng hơn hẳn so với lớp đối chứng, số học sinh mắc lỗi ở mức độ yếu giảm hẳn.