Tiểu kết chơng 2

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi chính tả tiếng việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc h'mông huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an và một số biện pháp khắc phục (Trang 71 - 73)

8. Bố cục của luận văn

2.5.Tiểu kết chơng 2

Trong khuôn khổ chơng II chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu:

2.5.1. Kỳ Sơn là một huyện miền núi của Nghệ An với hơn 90 % dân số là ngời dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn. Địa bàn c trú của ngời thờng ở các sờn núi cao nên việc đi lại cũng nh giao lu gặp nhiều khó khăn, chính vì thế mà ngôn ngữ học sinh ở đây dùng chủ yếu là tiếng dân tộc thiểu số. Cũng do đặc điểm này mà việc nói và viết tiếng Việt của học sinh ở đây còn rất nhiều lỗi.

2.5.2. Giáo dục tiểu học Kỳ Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn về cả đội ngũ giáo viên lẫn cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, vì thế, vấn đề lỗi chính tả vẫn còn là thực trạng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo viên đứng lớp.

2.5.3. Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn. Lỗi chính tả bao gồm hiện t- ợng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số, và hiện t… ợng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức là chữ viết ghi sai từ.

Chúng tôi đẫ thống kê, phân loại lỗi chính tả của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An thành các loại lỗi: lỗi âm đầu, lỗi âm đệm, lỗi âm chính, lỗi âm cuối, lỗi thanh điệu.

2.5.4. Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có các nguyên nhân chính sau:

a. Nguyên nhân khách quan

ảnh hởng của ngữ âm tiếng H’mông: Ngữ âm H’mông và ngữ âm tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau cả về hệ thống phụ âm cũng nh nguyên âm, vần và thanh điệu. Mặt khác, học sinh ở đây phát âm tiếng Việt chịu ảnh hởng của cách phát âm tiếng H’mông, dẫn đến hiện tợng mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

b. Nguyên nhân chủ quan

Từ phía học sinh, vốn từ tiếng Việt của các em còn nghèo nàn lại ít đợc tiếp xúc với tiếng Việt nên lỗi chính tả vẫn còn là một hiện tợng cha có cách khắc phục.

Từ phía giáo viên, trình độ của giáo viên tiểu học Kỳ Sơn có nhiều hệ đào tạo khác nhau, không đồng đều. Hâù hết giáo viên là ngời miền xuôi lên nên không biết tiếng dân tộc, lại không đợc trang bị về phơng pháp dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, vì thế đứng trớc thực trạng lỗi chính tả của học sinh giáo viên còn lúng túng và bế tắc trong việc tìm ra biện pháp khắc phục.

Giáo viên dạy lớp 2, 3 dân tộc H'mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh.

Chơng 3

Một số biện pháp sửa lỗi chính tả tiếng việt cho học sinh Lớp 2, 3 dân tộc H mông

ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Biện pháp theo nghĩa chung nhất là cách thức tiến hành để giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp giáo dục là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, đợc xây dựng theo một trình tự nhất định để nhà giáo dục tiến hành những tác động s phạm đến ngời đợc giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của họ.

Biện pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đợc xây dựng theo một trình tự nhất định để ngời dạy tiến hành những tác động s phạm đến ngời học nhằm đạt chất lợng cao nhất.

Để đề xuất các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 2 - 3 dân tộc H'mông huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cần phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi chính tả tiếng việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc h'mông huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an và một số biện pháp khắc phục (Trang 71 - 73)