Khái niệm lỗi chính tả

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi chính tả tiếng việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc h'mông huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an và một số biện pháp khắc phục (Trang 43 - 45)

8. Bố cục của luận văn

2.2.1.Khái niệm lỗi chính tả

Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn. Lỗi chính tả bao gồm hiện tợng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số, và…

hiện tợng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức là chữ viết ghi sai từ.

 Lỗi chính tả viết hoa

Lỗi viết hoa là xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh, bao gồm lỗi viết hoa sai quy định chính tả và lỗi viết hoa tùy tiện.

- Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa không đúng quy định chính tả về quy tắc viết hoa. Chẳng hạn học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu ( ), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại…

tên riêng.

Ví dụ: vũ trọng Phụng, chí Phèo, Cách mạng tháng 8, cách mạng tháng Mời,

- Viết hoa tùy tiện là viết hoa cả những đơn vị từ vựng bình thờng, không nằm trong quy định chính tả về viết hoa.

Ví dụ: Chế độ Phong kiến tàn ác, giai cấp T sản, giai cấp Vô sản,

 Lỗi chính tả viết tắt

Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh không nhiều so với lỗi viết hoa nhng trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi này cũng cần đợc chú ý.

- Viết tắt sai quy định chính tả: Là viết tắt không theo quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn, học sinh dùng mẫu chữ thờng, dùng dấu chấm hay dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt, …

Ví dụ: P/V (phóng viên), đ/c (đồng chí), T.P (thành phố),

Trong bài viết của học sinh tiểu học, lỗi viết tắt sai quy định chính tả hầu nh không có.

- Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Đây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nớc ngoài, đợc chế biến lại, lẽ ra đợc dùng khi ghi chép nhng do thói quen học sinh đa vào các bài viết chính thức, do đó trở thành lỗi chính tả. Với học sinh tiểu học loại lỗi này gần nh không có.

 Lỗi chính tả dùng số và chữ biểu thị số

Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.

- Lỗi lẫn lộn hai loại số: Trong bài viết, có những trờng hợp học sinh lẫn lộn giữa số thờng (1, 2, 3, ) và số … ả Rập (I, II, III, ).…

Ví dụ: Thế kỷ 20 (XX), Đại hội Đảng lần thứ 6 (VI),

- Lẫn lộn số và chữ biểu thị số: Bên cạnh một số trờng hợp phải viết số theo quy định chính tả, có khá nhiều trờng hợp phải viết bằng chữ, khi thì biểu thị số chỉ số lợng, số chỉ thứ tự, số chỉ số lợng phòng chừng v.v Do không…

nắm vững quy định chính tả và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và và chữ biểu thị số trong rất nhiều trờng hợp.

Ví dụ: Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mơi, 1 cuộc sống, vài 3 ngời bạn,

 Lỗi chính tả âm vị

Lỗi chính tả âm vị là hiện tợng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tợng chữ viết ghi sai từ.

Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành các kiểu lỗi: lỗi âm đầu, lỗi vần và lỗi thanh điêụ.

Trong các loại lỗi trên thì lỗi viết tắt, lỗi viết hoa, lỗi dùng số và chữ biểu thị số là những lỗi không khó khắc phục bởi đã có quy tắc, quy định viết đúng áp dụng cho những trờng hợp đó. ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến loại lỗi chính tả âm vị, đây là những lỗi phổ biến ở học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi chính tả tiếng việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc h'mông huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an và một số biện pháp khắc phục (Trang 43 - 45)