Tăng cường số lượng và nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường đại học sài gòn (Trang 86 - 87)

Tần suất Tỉ lệ % tương đối Lũy kế Khơng trả lời35 11.6 11

3.2.6.Tăng cường số lượng và nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của trường hiện nay là khá mạnh, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trường. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo ở hệ VLVH, Trường cần đặc biệt quan tâm đến số lượng cũng như chất lượng đội ngũ giảng viên. Một định hướng quan trọng để giải quyết vấn đề này là: Phải cĩ những chế độ, chính sách hợp lí để thu hút, thường xuyên tuyển chọn, bổ sung cho trường những giảng viên tâm huyết, cĩ trình độ cao. Đồng thời xây dựng chế độ thỉnh giảng hợp lí (cải tiến thủ tục thỉnh giảng, cải tiến mức thù lao, cĩ chế độ, chính sách kí hợp đồng thỉnh giảng lâu dài, ổn định) để ngày càng thu hút nhiều giảng viên cĩ trình độ cao tham gia thỉnh giảng cho trường.

Tuy nhiên trong cơng tác giảng dạy nhất là với hệ VLVH, giảng viên lại chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy. Thực tế theo khảo sát của chúng tơi là hầu hết giảng viên cũng rất muốn thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan hơn chủ quan của người dạy. Do đĩ để giảng viên thay đổi được phương pháp giảng dạy địi hỏi phải cĩ sự thay đổi đồng bộ từ nhiều phía, cả giảng viên, sinh viên cũng như các nhà quản lý giáo dục về vấn đề này.

a) Trước hết phải nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ giảng viên. Điều này cũng phù hợp với khảo sát khi cĩ đến 62,5% rất tán thành và 29,7% tán thành ý kiến khi chúng tơi đề nghị nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.

Khuyến khích giảng viên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật những thành tựu của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Theo ý kiến chủ quan của chúng tơi thì với sinh viên hệ VLVH áp dụng phương pháp giảng dạy thơng

tin cĩ thể rất thích hợp. Vì đây là sinh viên hệ VLVH nên họ đã cĩ sẵn một khối lượng kiến thức thực tiễn khá phong phú, nếu giảng viên biết cách đặt vấn đề tạo nên tình huống phù hợp thì sinh viên sẽ dễ hưởng ứng và đạt được hiệu quả hơn trong học tập.

b) Nên tăng cường đội ngũ giáo viên cĩ chất lượng và trình độ cao, kể cả các giáo viên thỉnh giảng trong và ngồi nước. Để đáp ứng sự phát triển về chất lượng và số lượng của hệ đào tạo chính quy, đội ngũ cán bộ giảng dạy hệ VLVH phải được đào tạo và thi tuyển một cách nghiêm túc và cĩ chất lượng. Nhà trường xây dựng kế hoạch tăng cường đội ngũ giảng viên để đến hết năm 2010 đạt được tỉ lệ giữa giảng viên và sinh viên là 1/25 như quy định của Bộ GD&ĐT.

c) Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hội thảo về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để các giảng viên đang giảng dạy tại trường và các giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở, nhất là các cơ sở đào tạo ở các địa phương cĩ cơ hội nâng cao kiến thức và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình tham gia đào tạo hệ VLVH.

d) Nhà trường cũng nên mở nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng kiến thức giảng dạy một số mơn học, nhất là các mơn ngoại ngữ để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy cho các giảng viên trẻ, các giảng viên thỉnh giảng của các cơ sở đào tạo.

e) Nhà trường (thơng qua Hội đồng khoa học và các khoa chuyên mơn) nên khuyến khích các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và tự nâng cao trình độ. Tiến hành biên soạn các giáo án điện tử để sinh viên cĩ thể truy cập khi khơng thể đến lớp học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường đại học sài gòn (Trang 86 - 87)