Nắm lấy Campuchia để giải quyết mối quan hệ với Mỹ 1970 1975.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 26 - 30)

1975.

Với sự bế tắc trên chiến trờng Việt Nam, tháng 4-1970 Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Mỹ trực tiếp đa quân vào Campuchia và tăng cờng mật độ ném bom xuống quốc gia này.Trong khi đó, cách mạng Campuchia đã có bớc phát triển hết sức quan trọng. Sự phát triển của cách mạng Campuchia đồng nghĩa với sự suy yếu của chính quyền LonNon tay sai của Mỹ. Trong khi cách mạng đã tập hợp đợc quần chúng nhân dân vào mặt trận chống Mỹ và tay sai thì chính quyền Lon Non lại bị cả xã hội lên án. “Chính quyền LonNon đang ở nấc thang thấp nhất trên chiếc thang lòng

dân, còn cách mạng đang ở nấc thang cao nhất” [5,89]. Cách mạng Campuchia đang đứng trớc một tiền đồ rất rộng lớn, không những chính quyền tay sai bị lật đổ mà nguy cơ Mỹ trắng tay ở Campuchia dờng nh đã đợc báo trớc. Điều đó làm cho Mỹ phải có những chuyển biến trong quan hệ đối ngoại với một nớc mà Mỹ cho là có thể đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề Campuchia đó là Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, quốc gia này đang rất muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, giành lại chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc. Từ 1970 đến 1975, Trung Quốc cố gắng nắm lấy Campuchia để giải quyết quan hệ với Mỹ.

Sau khi bị lật đổ, Xihanúc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia, vẫn là nhân vật quan trọng trong đời sống chính trị của nớc này. Trong khi đó, Pôn Pốt ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia. Một mặt, Trung Quốc vận giữ quan hệ với Xihanúc, một mặt đa Iêng Xari ( một nhân vật chủ chốt trong phe cánh của Pôn Pốt) sang Bắc Kinh để giữ vai trò liên lạc giữa Xihanúc và lực lợng kháng chiến trong nớc. Mục đích của Trung Quốc là nắm cả ngài cựu hoàng lẫn Pôn Pốt. Tháng 4-1970, Trung Quốc cố gắng thu xếp tổ chức Hội nghị cấp cao ba nớc Đông Dơng lần thứ nhất ở chính đất nớc mình để chứng tỏ rằng Trung Quốc có vai trò lớn trong Hội nghị này. Nhng khi cách mạng Campuchia giành đợc những thắng lợi to lớn, ông Xihanúc đề nghị triệu tập Hội nghị lần thứ hai đã không đợc Trung Quốc đồng ý. Đồng thời với quá trình trên, Trung Quốc đang thực hiện nền “ngoại giao bóng bàn” với Mỹ. Tháng 7-1971 và tháng 2-1972, Kítsinger rồi Níchxơn lần lợt sang thăm Trung Quốc đã đẩy mạnh hơn nữa sự cấu kết Trung- Mỹ. Đó cũng là thời điểm đánh dấu sự tơng đồng về quan điểm giữa hai nớc ở cuộc chiến tranh Campuchia. Mỹ muốn giải quyết cuộc chiến tranh trên thế thợng phong và duy trì sự tồn tại của Lon Non , trong khi Trung Quốc muốn nâng cao vai trò của mình ở Campuchia bằng cách cố gắng xắp xếp các thế lực ngồi lại

với nhau.

Sau khi Mỹ quyết định ngừng ném bom ở Campuchia, Trung Quốc đã tiến hành cùng với Mỹ thu xếp một giải pháp chính trị về Campuchia giữa lực lợng Pôn Pốt và LonNon bao gồm cả Xihanúc. Tháng 5-1973, những ngời lãnh đạo Trung Quốc đã chấp nhận đề nghị của Mỹ về một giải pháp cả gói cho vấn đề Campuchia bao gồm việc Mỹ chấm dứt chiến tranh, LonNon ra đi, ngừng bắn ở Campuchia, đàm phán giữa những ngời còn lại của LonNon với phía bên kia. Ngày 4-6-1973, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc0, Hoàng Hoa đã trao cho Kitsinger một bản thông điệp cho biết Trung Quốc sẵn sàng thông báo cho phía Campuchia các đề nghị của Mỹ. Những hoạt động đó của Trung Quốc đã đợc Kitsinger đánh giá là “đã tự đứng ra làm trung gian và bớc vào một cuộc đàm phán về Campuchia”[6,44]. Chính sự thống nhất về quan điểm giữa hai cờng quốc đã dẫn đến việc Trung Quốc cha muốn kết thúc sớm cuộc chiến tranh ở Campuchia. Tháng 6-1974, theo đề nghị của Pôn Pốt, Đảng Cộng Sản Campuchia 00đã “phát động cuộc phản công có ý nghĩa quyết định nhằm giải phóng Phnôm Pênh và cả nớc”. Pôn Pốt yêu cầu viện trợ vũ khí để tiến hành cuộc phản công, nhng Trung Quốc đã từ chối. Ngời lãnh đạo Trung Quốc đã khuyên với những ngời kháng chiến Campuchia rằng: “Các bạn đã chiến đấu 5 năm, các bạn cần chiến đấu 5 năm nữa và dựa vào sức mình là chính” [6,45]. Kết quả là lực lợng kháng chiến Campuchia phải dựa vào sự viện trợ của những ngời anh em Việt Nam cho dù lúc đó họ còn gặp nhiều khó khăn.

Nh vậy, sự cấu kết Trung - Mỹ đã có tác động đến Campuchia. Nhng sự thắng lợi của cách mạng Campuchia nằm ngoài mong muốn chủ quan của hai cờng quốc trên. Quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân Campuchia và sự đoàn kết chiến đấu của ba nớc Đông Dơng là yếu tố quyết định cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai ở Campuchia .

Tuy vậy, trong quan hệ với Mỹ liên quan đến Campuchia, Trung Quốc vẫn có một thái độ cứng rắn. Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1973 là thời gian quan trọng của đàm phán Trung - Mỹ về Campuchia. Các cuộc đàm phán vào các ngày 15-5, 6-7, 9-7, 25-10 năm 1973, phía Trung Quốc đều thể hiện lập trờng cứng rắn trong việc cùng với Mỹ tìm ta giải pháp kết thúc cuộc chiến tranh ở Campuchia. Trung Quốc luôn cố gắng giữ “thế mạnh” của một “cờng quốc” trong mối quan hệ với Oasintơn.

Nói tóm lại, đến trớc năm 1975, chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia luôn gắn liền với cục diện chung của tình hình thế giới. CHND Trung Hoa đã cố gắng để giải quyết tốt mối quan hệ với Campuchia nhằm đạt đợc lợi ích cao nhất. Có thể thấy rằng, nếu không đặt trong hoàn cảnh chung của thế giới thì Trung Quốc sẽ không thực hiện các chính sách “đa dạng” nh vậy đối với Campuchia. Những chính sách này cũng là một tiền đề cho việc thực hiện các chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong giai đoạn sau.

Chơng 2.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w