Chính sách củaTrung Quốc đối với Campuchia Hiệp định Pari đợc kí kết đã kết thúc một giai đoạn trong chính sách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 94 - 98)

C. Tình hình chính trị ở Campuchia.

2.3.2. Chính sách củaTrung Quốc đối với Campuchia Hiệp định Pari đợc kí kết đã kết thúc một giai đoạn trong chính sách

Hiệp định Pari đợc kí kết đã kết thúc một giai đoạn trong chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia. Trung Quốc không còn xử lý các mối quan hệ quốc tế của mình xung quanh việc giải quyết vấn đề Campuchia. Từ năm 1991 chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trớc hết xuất phát từ quan hệ giữa hai quốc gia với nhau, chính vì vậy Trung Quốc mong muốn một sự ổn định ở Campuchia, duy trì hớng giải quyết triệt để khủng hoảng Campuchia bằng giải pháp chính trị.

Trớc sau, Trung Quốc ủng hộ đến cùng giải quyết khủng hoảng Campuchia bằng giải pháp hoà bình, ủng hộ việc thực hiện Hiệp định Pari. Sau khi hiệp định đợc kí kết, phản ứng của các phe phái ở Campuchia khác nhau. Trong khi phái Khơme Đỏ không thực sự mặn mà với hiệp định, bởi việc thực hiện hoà bình cũng đồng nghĩa với việc mất thế mạnh của phái Khơme Đỏ, thì phái của Ranarid lại cảm thấy đó là một thắng lợi quan trọng. Một phái không nắm chính quyền nh Ranarid thì nếu thực hiện tuyển cử sẽ có nhiều cơ hội để giành lợi thế. Phái của Hunsen thực sự đã chịu nhiều tổn hại, từ một lực lợng nắm chính quyền buộc phải liên hiệp với các phe phái khác nhng đã có thái độ tích cực ở Campuchia. Mâu thuẫn giữa các phe phái Campuchia trong việc thi hành Hiệp định Pari là một điều dờng nh là một điều tất nhiên, nó đã biểu thị cho tham vọng quyền lực giữa các lực lợng chính trị cũng nh biểu hiện sự đối lập trớc tới nay cha thực sự xoá bỏ. Trớc thái độ không đồng nhất của các lực lợng ở Campuchia, quan điểm của Trung Quốc vẫn kiên quyết bảo vệ Hiệp định Pari, giữ lập trờng không thay đổi về Campuchia. Ngày 23-9-1992, phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, Ngoại trởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham khẳng định “Campuchia thực hiện hoà

bình và xây dựng lại là xu thế lớn, mặc dù còn gặp phải khó khăn và trắc trở, xu thế giải quyết chính trị vấn đề Campuchia là không thể đảo ngợc. Thi hành toàn diện Hiệp định hoà bình Pari về Campuchia phải quyết tâm lại phải nhẫn nại”[54,1].

Từ trớc Trung Quốc là nớc ủng hộ Khơme Đỏ một cách mạnh mẽ nhất. Chính thái độ đó của Trung Quốc làm cho Khơme Đỏ có một thế lực chính trị lớn ở Campuchia, thậm chí luôn đa ra các yêu sách cứng rắn. Nhiều ngời vẫn cho rằng việc đa Khơme Đỏ trở thành một lực lợng đợc tham gia tuyển cử trong Hiệp định Pari là cách để phá vỡ bế tắc và làm cho Trung Quốc không mất thể diện trên trờng quốc tế khi họ từ bỏ Khơme Đỏ. Hiệp định Pari đã là một minh chứng rõ ràng cho sự từ bỏ Khơme Đỏ của Trung Quốc. Bắc Kinh đã hiểu rất rõ d luận thế giới và cái đợc, cái mất trong việc nuôi dỡng, bảo trợ cho Khơme Đỏ. Lúc này một bớc ngoặt đã xảy ra đối với Khơme Đỏ. Những viện trợ về vũ khí và vật chất đợc nhận trớc đây bị cắt giảm một cách nhanh chóng, Khơme Đỏ trở nên bị cô lập mãnh mẽ. Thiếu sự bảo trợ của một nớc lớn, Khơme Đỏ đã trở thành một lực lợng bị suy yếu nghiêm trọng. Sức mạnh quân sự của Khơme Đỏ bị sụp đổ, tinh thần quân lính bạc nhợc, nhiều ngời đã từ bỏ hàng ngũ về làm ăn bình thờng. Quan điểm này của Trung Quốc góp phần tạo ra điều kiện cơ bản để Quốc hội Campuchia thông qua Nghị quyết đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật ngày 7-7-1994. Lý giải về việc từ bỏ Khơme Đỏ của phía Trung Quốc là điều đơn giản. Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để có thể giải quyết triệt để khủng hoảng ở Campuchia và họ nhận thức rõ cần phải từ bỏ một lực lợng thiếu cơ sở thực tiễn. Trung Quốc cũng hiểu rõ nguyện vọng chính đáng của nhân dân Campuchia là muốn sống trong hòa bình, ổn định và phát triển. Hơn nữa trong hoàn cảnh mới, Trung Quốc rất cần uy tín cho riêng mình, họ biết nên làm những việc mà thế giới ủng hộ.

1993 ở Campuchia là một thắng lợi chính trị vô cùng to lớn của nhân dân Campuchia. Kết quả của cuộc bầu cử đã đem lại cho Campuchia một thực tế có thể nhìn thấy về việc thực hiện giải pháp chính trị cho khủng khoảng ở Campuchia. Đối với kết quả này, Trung Quốc đã lên tiếng hoan nghênh thành công của cuộc bầu cử và không can thiệp về cơ cấu tổ chức chính phủ Campuchia cũng nh công việc nội bộ ở Campuchia. Sau bầu cử, tình hình Campuchia diễn biến phức tạp, xu hớng đất nớc trở lại tình trạng bạo lực và vô chính phủ có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Quan điểm của các nớc lớn vào thời điểm hiện tại đều hi vọng có một sự hoà giải đân tộc thực sự để ngăn chặn sự sụp đổ của Hiệp định Pari. Các nớc cũng đề cao vai trò của Xihanúc nh là “lãnh tụ duy nhất có khả năng ngăn chặn sự sụp đổ của tình hình”. Ngay sau khi thành viên chính phủ mới Campuchia tuyên thệ nhậm chức, các báo chí của Trung Quốc đa nhiều bài tỏ thái độ hoan nghênh trớc thắng lợi đó. Họ cho rằng “cuộc tranh cãi một tháng trời sau cuộc bầu cử ở Campuchia đã tạm chấm dứt, con thuyền hoà bình ở Campuchia cuối cùng đã đợc lái vào một cảng tránh gió”. Trung Quốc đã công nhận tính hợp pháp của chính phủ liên hiệp ở Campuchia và những quan hệ đầu tiên giữa hai chính phủ đã đợc thiết lập.

2.3.3. Tác động của chính sách đó đến Campuchia.

Nh vậy, từ 1991 đến 1993 với hai sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Campuchia đó là kí kết Hiệp định Pari và việc bầu cử Quốc hội, lập ra Chính phủ liên hiệp, Trung Quốc đã có một sự thay đổi căn bản về chính sách đối với Campuchia. Một thái độ nhất quán mang tính tích cực đã có tác động lớn đến Campuchia, làm cho Hiệp định Pari về Campuchia không bị tan vỡ trớc những thách thức rất lớn của thực tế đất nớc này. Giải pháp chính trị vẫn là xu thế chủ đạo trong việc thảo gỡ khủng hoảng ở Campuchia. Từ sự tích cực của Trung Quốc, mọi diễn biến của quốc tế ở Campuchia đã diễn ra đúng nh

dự định, chính quyền chuyển tiếp mà Liên Hiệp Quốc thành lập đã hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức thành công cuộc bầu cử theo nội dung của Hiệp định Pari. Dù cho xung đột cha kết thúc, nguy cơ chiến tranh vẫn còn, đặt biệt là sự phá hoại của Khơme Đỏ vẫn tiếp diễn nhng cha bao giờ nhân dân Campuchia đợc đứng trớc hi vọng lớn lao nh vậy kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Campuchia bắt đầu. Họ tin tởng về một sự dàn xếp ổn thoả về chính trị để nhanh chóng đa đất nớc vào con đờng phục hồi, đợc sống trong hoà bình, ổn định.

Với thái độ đó của Trung Quốc, đất nớc Campuchia đã kết thúc sự dính líu của nớc ngoài vào công việc nội bộ của mình. Và, Campuchia có thể tự giải quyết công việc của mình theo tinh thần của một giải pháp chính trị chứ không còn bằng sức mạnh quân sự. Chính phủ liên hiệp của hai Thủ tớng R.Ranarid và Hunsen là kết quả mà nhân dân Campuchia đã lựa chọn, là đại diện hợp pháp của nhân dân Campuchia. Chính phủ đó đã giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Campuchia với các nớc khác trong khu vực, bớc đầu tạo điều kiện cho sự ổn định và phát tiển ở Campuchia.

Nói tóm lại, trong thời kì 1975-1993, chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia có nhiều thay đổi. Mỗi giai đoạn lịch sử gắn liền với một đặc điểm tình hình khác nhau cho nên Trung Quốc thi hành chính sách đối với Campuchia khác nhau. Nhng, nhìn chung chính sách đó thay đổi theo chiều hớng tích cực, góp phần làm cho tình hình Campuchia có những biến chuyển quan trọng.

Chơng 3

Một số nhận xét về chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong thời kì 1975-1993.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w