Vấn đề Campuchia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 59 - 68)

C. Tình hình chính trị ở Campuchia.

2.2.2. Vấn đề Campuchia.

Không lâu sau ngày sụp đổ của chế độ Pôn Pốt-Iêng Xari, Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Nghị quyết về Campuchia tại phiên họp thứ 2108 : Nghị quyết thứ nhất: Tiếp tục công nhận bọn Pôn Pốt là đại diện hợp pháp của Campuchia; nghị quyết thứ hai: Đòi quân đội Việt Nam rút ngay ra khỏi Campuchia. Kể từ đó, thế giới đã xuất hiện cái gọi là vấn đề Campuchia, là một trong những vấn đề đợc chú ý trong quan hệ quốc tế.

Ngày nay khi xét về nội dung, thực chất của vấn đề Campuchia ngòi ta cũng xoay quanh hai yếu tố là việc thế giới tiếp tục công nhận Khơme Đỏ, một lực lợng đã bị nhân dân Campuchia đánh tan và việc có mặt của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Campuchia do sự thao túng của một số cờng quốc, nhng nghị quyết này dờng nh đã trở thành cơ sở pháp lý của một số thế lực sử dụng trong cuộc tranh chấp ở Campuchia. Hai yếu tố nói trên trở thành chủ đề bàn cãi, tranh luận trong tất cả các cuộc gặp, trao đổi và hội nghị nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề Campuchia.

Trớc sau, vấn đề Campuchia đã đợc quốc tế hoá một cách cao độ, vợt ra ngoài phạm vi của Campuchia. Xét ở một góc độ nhất định, căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia đợc tạo ra từ các nớc có liên quan và một giải pháp cho vấn đề Campuchia chỉ đợc mở ra khi có vai trò to lớn của một số nớc. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề mang tính dân tộc, thuộc về dân tộc Campuchia. Cho dù có sự can thiệp sâu sắc từ bên ngoài nhng chủ thể của sự tranh chấp lại nằm ngay trong lòng Campuchia. Vấn đề Campuchia chỉ đợc giải quyết một cách trọn vẹn khi các lực lợng bên trong ở Campuchia có đợc sự hoà hợp.

Ngày 7-1-1979, nhân dân Campuchia đã vùng lên lật đổ chế độ Pôn Pốt-Iêng Xari. Lực lợng Khơme Đỏ phải thảo chạy về phía biên giới Thái Lan - Campuchia với địa thế hiểm trở chủ yếu là rừng núi. Điều đáng nói là ở chỗ, đáng ra Liên Hiệp Quốc phải công nhận nhà nớc CHND Campuchia là đại diện hợp pháp của nhân dân Campuchia. Nhng Liên Hiệp Quốc ở thời điểm đó mất đi vai trò quyết định các vấn đề quốc tế chịu sự chi phối của một số nớc lớn đã tiếp tục công nhận chế độ Pôn Pốt. Có thế nói, thái độ của các nớc lúc bấy giờ rất khác nhau. Đại đa số các nớc TBCN công nhận sự đúng đắn của nghị quyết mà Liên Hiệp Quốc thông qua, hầu hết các nớc thuộc khối XHCN lại công nhận tính hợp pháp của chính quyền CHND Campuchia.

Trên thực tế, Khơme Đỏ trở thành lực lợng tàn quân, suy yếu không có khả năng phản công để giành lại quyền kiểm soát đất nớc. Nhng tham vọng của chúng vẫn còn rất lớn cộng với sự ủng hộ về vật chất từ bên ngoài làm cho Khơme Đỏ điên cuồng chống phá cách mạng. Sau khi bị đánh đổ, Khơme Đỏ tiếp tục đợc sự hậu thuẫn của các nớc nh Trung Quốc, Mỹ, Anh, đợc Thái Lan cung cấp “đất thánh” để hoạt động. Khả năng phản công để giành thắng lợi của Khơme Đỏ là hầu nh không có, nhng trong một thời gian ngắn quân đội cách mạng không thể đánh tan hoàn toàn lực lợng Khơme

Đỏ. Cục diện ở Campuchia đang ở thế giằng co và cha có một yếu tố nào có thể đảm bảo chắc chắn chiến tranh sẽ chấm dứt trên đất nớc chùa tháp. Đó cũng là điều ngời ta cho là sức mạnh trên thực tế của Khơme Đỏ, dẫn đến từ tháng1-1979 đến tháng 6 -1982 Khơme Đỏ vẫn đợc công nhận là đại diện hợp pháp cho Campuchia một cách công khai. Sự tồn tại của lực lợng quân đội Khơme Đỏ ở biên giới Thái Lan - Campuchia với khoảng 4 đến 5 vạn quân (Theo tuyên bố của Khơme Đỏ ) luôn là mối đe doạ thờng trực đối với nhân dân Campuchia.

Việc các nớc công nhận tính hợp pháp của một lực lợng không nắm quyền ở Campuchia là một điều hết sức vô lí, đã vấp phải sự lên án của d luận thế giới. Để làm cho tình hình Campuchia đổi khác, bảo vệ hơn nữa chiếc ghế của Khơme Đỏ đỏ tại Liên Hiệp Quốc, các phe phái đối lập ở Campuchia đã ngồi lại với nhau, thành lập “Chính phủ liên hiệp ba phái” tháng 6-1982 trên đất Thái Lan bao gồm phái Khơme xơrây (Khơ me xanh) của Sonsan, Phái Khơme trắng của Xihanúc và Khơme Đỏ của Pôn Pốt. Xihanúc trở thành Chủ tịch, Khiêuxămphon là Phó chủ tịch phụ trách Ngoại giao, Sonsan làm Thủ tớng. Ba lực lợng chống chính quyền cách mạng đã tập hợp với nhau thành lập ra một chính phủ riêng, cho dù chính phủ này đợc thiết lập trên một sự bất đồng lớn. Bản thân Xihanúc và Sonsan đã từng tỏ thái độ không đồng tình với Khơme Đỏ. Xi hanúc nói rằng đi với Khơme Đỏ thực sự là “một sự tự sát về chính trị” và dựa vào Khơme Đỏ “có nghĩa là thờng xuyên treo thanh gơng trên đầu ngời Campuchia" [45]. Lực lợng Khơme Đỏ một lần nữa lại đợc bảo vệ trên trờng quốc tế. Vì bảo vệ Khơme Đỏ nên các nớc Trung Quốc, phơng Tây mới ủng hộ “Chính phủ liên hiệp ba phái ”. Nếu d luận không lên án Khơme Đỏ, tiếp tục công nhận tính hợp pháp của lực lợng này thì cha hẳn đã có sự ra đời của “Chính phủ liên hiệp ba phái ”. Trên tờ “Thời báo Newyork” ngày 21-4-1983 ông Gareth Porter viết rằng: “Điều này tạo cho Khơme Đỏ một cái vẻ ngoài dễ chấp nhận hơn

và do vậy giữ đợc chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc mà Pôn Pốt đợc phép giữ mặc dù đã bị mất chính quyền” [43].

Một yếu tố quan trọng trong vấn đề Campuchia là sự có mặt của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Các thế lực thù địch đã tuyên truyền và vu cáo quá mức về những hoạt động của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Họ cho rằng, Việt Nam đang “xâm lợc” Campuchia, đe dọa đến các nớc ASEAN...Chính vì vậy, những động thái của Việt Nam đều có ảnh hởng đến việc giải quyết vấn đề Campuchia. Các lực lợng đối lập với nhau có quan điểm khác nhau về việc giải quyết vấn đề Campuchia. Các thế lực chống lại chính quyền cách mạng thì coi việc Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia là điều kiện tiên quyết trong tất cả mọi cuộc hội nghị. Trong khi đó, các nớc ủng hộ chính quyền CHND Campuchia thì quan điểm rằng phải chấm dứt sự dính líu của Khơme Đỏ về mặt chính trị ở Campuchia.

Những luận điệu mà ngời ta nói về quân đội Việt Nam ở Campuchia là hoàn toàn sai thực tế. Sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia trớc hết vì mục đích tự vệ, hợp pháp và không vi phạm tới độc lập chủ quyền của Campuchia. Nhng ý thức đợc là một yếu tố quan trọng trong việc tháo gỡ bế tắc của tình hình ở Campuchia nên Việt Nam đã từng bớc rút dần quân đội ra khỏi Campuchia. Đến năm 1989 khi toàn bộ quân của Việt Nam rời Campuchia thì cũng là lúc mọi bất đồng trớc đó đợc giải quyết về cơ bản, mở ra cánh cửa rộng lớn trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề Campuchia .

Quân đội Việt Nam vào Campuchia trớc hết là trên đờng truy quét tận sào huyệt quân đội Khơme Đỏ. Vào tháng 12 năm 1978 Pôn Pốt huy động 19 trên tổng số 23 s đoàn tổ chức một cuộc tấn công vào biên giới Tây -Nam của Việt Nam . Về phía Việt Nam đã nhiều lần tỏ rõ thiện chí mong muốn giải quyết cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình, nhiều lần yêu cầu “Campuchia dân chủ” ngừng ngay mọi hoạt động quân sự nhng không có kết quả. Trớc sự an nguy của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phản

công quyết liệt đánh đuổi lực lợng Khơme Đỏ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và tấn công sang tận Campuchia tiêu diệt tận gốc bọn diệt chủng, giúp đỡ nhân dân Campuchia vùng lên làm cuộc cách mạng giải phóng. Sự có mặt lâu dài của quân đội Việt Nam ở Campuchia là do yêu cầu của nớc CHND Campuchia và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Campuchia để bảo vệ thành quả cách mạng. Ngay sau khi thành lập, nớc CHND Campuchia đã có quan hệ chính thức với Việt Nam. Tháng 2-1979 hai nớc đã kí “Hiệp ớc hoà bình, hữu nghị và hợp tác ”trong đó đồng ý giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng nền độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bình đẳng với nhau. Không những thế Chính phủ CHND Campuchia còn ra tuyên bố kêu gọi sự giúp đỡ của Việt Nam và khẳng định tính đúng đắn của sự giúp đỡ này. Ngày 16-7-1979 Bộ ngoại giao nớc CHND Campuchia ra tyuên bố: “Nhân dân Campuchia khắp nơi phấn khởi chào đón Quân đội nhân dân Việt Nam nh những ngời anh em thân thiết, cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam . Đó là sự thật đã đợc hàng trăm khách nớc ngoài đến thăm Campuchia xác nhận, đợc cả loài ngời tiến bộ ca ngợi, không ai có thể xuyên tạc đợc…sự có mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Campuchia là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nớc, phù hợp với nguyên tắc của Phong trào không liên kết và cả Hiến chơng của Liên Hiệp Quốc” [9,30]. Tuyên bố chung ngày 25-8-1979 về cuộc đi thăm hữu nghị chính thức nớc CHXHCN Việt Nam của đoàn Đại biểu CHND Campuchia cũng khẳng định tính hợp pháp sự có mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Campuchia và cho rằng đó là “công việc riêng của hai nớc Việt Nam và Campuchia, không ai có quyền can thiệp” [9,31]. Các nớc vin vào cớ Việt Nam vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, nhng thực chất nghị quyết mà Liên Hiệp Quốc quốc thông qua tháng 1-1979 lại xa rời thực tế Campuchia và chứa đựng những mâu thuẫn với tuyên bố trớc đó của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ngày 2-11-1970 tại

khoá họp thứ 25 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã khẳng định các nớc và các dân tộc có quyền “trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình ,yêu cầu và chấp nhận tất cả những sự giúp đỡ cần thiết về tinh thần và vật chất phù hợp với mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc” [9,29]. Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoạt động một cách hiệu quả, giúp đỡ nhân dân Campuchia trong quá trình xây dựng lại đất nớc, đặc biệt trong việc ngăn chặn sự quay trở lại của Khơme Đỏ. Nhiều ý kiến của các chính khách phơng Tây đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của những hoạt động của quân đội Việt Nam tại Campuchia. Họ cho rằng nếu muốn Việt Nam rút quân thì phải đảm bảo Khơme Đỏ không quay trở lại thống trị Campuchia. Ngoại trởng Pháp C.Cheysson cho rằng “không mong muốn việc rút quân đội Việt Nam dẫn tới việc tái diễn những sự khủng khiếp cha từng thấy của Khơme Đỏ ” [ 42]. Báo Lemonde của Pháp ngày 30-7-1980 cũng viết rằng “Nếu ngời Việt Nam rút về nớc thì nối gót ngời lính Việt Nam cuối cùng sẽ là ngời lính Khơme Đỏ đầu tiên. Nhng không ai muốn Khơme Đỏ quay trở lại” [38]. Quân lính Việt Nam sống rất hoà nhã với ngời dân Campuchia , họ tự sản xuất lơng thực và đợc nhân dân Campuchia tin yêu. Rõ ràng họ đã chiến đấu và giúp đỡ những ngời bạn láng giềng với một tinh thần tình nguyện cao cả. Quân đội Việt Nam đã giành đợc những thắng lợi quân sự quan trọng, nhất là trong chiến dịch mùa khô 1984-1985, cùng với quân đội cách mạng Campuchia đánh thẳng vào sào huyệt của Khơme Đỏ làm thất bại âm mu quay trở lại nắm chính quyền bằng biện pháp quân sự của lực lợng này.

Cục diện quốc tế, khu vực đã dẫn đến sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia trở thành một yếu tố cản trở tiến trình giải quyết vần đề Campuchia. Phía Việt Nam với một thái độ thiện chí, muốn giải quyết khủng hoảng ở Campuchia một cách công bằng và đúng đắn đã từng bớc rút quân về nớc nhng luôn giữ quan điểm cứng rắn để bảo vệ chính quyền cách mạng Campuchia. Bắt đầu từ tháng 7-1982, Việt Nam chính thức rút quân lần thứ

nhất ra khỏi Campuchia, tháng 5-1983 tiến hành một cuộc rút quân mới, đến năm 1985 Việt Nam đã bốn lần rút quân, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vần đề Campuchia. Lập trờng của Việt Nam trớc sau vẫn cho rằng, Việt Nam sẵn sàng rút toàn bộ quân đội ra khỏi Campuchia với điều kiện không có sự đe dọa nào đối với Campuchia, CHND Campuchia phải đợc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lành thổ. Cho đến trớc khi Việt Nam rút quân hoàn toàn về nớc, về cơ bản bế tắc chủ yếu trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề Campuchia là đấu tranh để Việt Nam rút hết quân ra khỏi Campuchia. Nội dung này dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa hai nhóm nớc trong khu vực là nhóm các nớc ASEAN và nhóm nớc Đông Dơng. Phía các nớc Đông Dơng thờng xuyên tỏ ra thiện chí của mình trong 13 cuộc họp hội nghị Ngoại trởng từ 1980 - 1986, ba nớc Đông Dơng đã đề nghị nhiều sáng để giải quyết vấn đề Campuchia nh đề nghị kí hiệp ớc không xâm phạm giữa các nớc Đông Nam á, đề nghị đối thoại không có điều kiện tiên quyết giữa hai nhóm nớc ASEAN và Đông Dơng. Nhng các đề nghị đó không đợc đáp ứng lại. Phía ASEAN luôn luôi giữ quan điểm Việt Nam phải rút quân ra khỏi Campuchia thì mới có đối thoại giữa hai nhóm nớc. Trong khi đó, các nớc nh Trung Quốc, Mỹ đều có quan điểm tơng đối giống nhau về cách thức giải quyết vấn đề Campuchia, đó là Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia rồi mới có các giải pháp khác cho Campuchia.

Từ năm 1987-1989, vấn đề Campuchia đợc đa ra bàn bạc liên tiếp ở nhiều diễn đàn khác nhau nh diễn đàn hai bên Campuchia ( Chính phủ CHND Campuchia và “Chính phủ liên hiệp ba phái ”), diễn đàn khu vực, diễn dàn Hội nghị quốc tế Pari, diễn đàn năm nớc lớn và các cuộc trao đổi giữa các nớc Xô-Trung, Xô - Mỹ, Việt - Ttung, Việt -Mỹ…Tuy nhiên qua các diễn dàn nay vấn đề Campuchia thực sự vẫn cha đợc khai thông bế tắc. Hầu hết các nớc lớn còn có sự ủng hộ đối với Khơme Đỏ , một số nớc lại tìm

cách giành u thế cho riêng mình trong quá trình giải quyết vấn đề Campuchia và ngời ta lại vin vào cớ Việt Nam cha rút hoàn toàn quân đội ra khỏi Campuchia để thực hiện những ý đồ riêng cho mình. Khi sự can thiệp của nớc ngoài đã trở nên hết sức sâu sắc, các bên Campuchia đã có các cuộc tiếp xúc với nhau nhằm tìm ra cách giải quyết khả thi hơn.Tháng 12-1987 Thủ tớng Chính phủ CHND Campuchia, Hunsen và ngời đứng đầu “Chính phủ liên hiệp ba phái” Xihannúc đã gặp nhau lần thứ nhất, tháng 1 -1988 diễn ra cuộc gặp lần thứ hai. Mặc dù trong hai cuộc tiếp xúc này quan điểm của hai phái còn nhiều điểm bất đồng chủ yếu là việc xác định vị trí của Khơme Đỏ trong tiến trình hoà bình ở Campuchia, Xihanúc cho rằng hoà bình chỉ có đố với Campuchia nếu nh Khơme Đỏ tham gia trực tiếp vào quá trình này, Hunsen lại phản bác hoàn toàn và cho rằng không thể có chỗ cho Khơme Đỏ trong tiến trình đem lại hoà bình cho Campuchia nhng hai cuộc tiếp này đã mở ra dấu hiệu khả quan cho việc giải quyết triệt để bế tắc ở Campuchia. Trên cơ sở hai cuộc tiếp xúc này, ngày 25-8-1988 hai nhóm nớc ở Đông Nam á và các bên Campuchia đã tổ chức Hội nghị Jim1 (Jakrta informel meeting), Hội nghi Jim2 ngày 19-12-1989. Hai hội nghi này đã đa ra những vấn đề then chốt của giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia là:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w