Tình hình Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 53 - 58)

Đặc điểm nổi bật của tình hình Trung Quốc trong giai đoạn này là thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa đất nớc.

Đờng lối cải cách mở cửa của Trung Quốc bắt đầu đợc đặt nền móng từ Hội nghị Trung ơng III khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc, họp từ ngày

18 đến 22 -12- 1978. Hội nghị đã quyết định “chuyển hớng chiến lợc”, dẹp bỏ những sai lầm trớc đây, chuyển sang hiện đại hoá lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm. Hội nghị này đã quyết định Trung Quốc sẽ tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, đất nớc và đã đánh dấu sự mở đầu giai đoạn cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nớc trong tiến trình lịch sử CHND Trung Hoa.

Đờng lối đó đợc bổ sung tại Đại hội XII Đảng Công Sản Trung Quốc tháng 9-1982. Tại Đại hội này, lần đầu tiên đã thông qua quan điểm của Đặng Tiểu Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc” đó là một đờng lối quan trọng định hớng cho sự phát triển của Trung Quốc. Tại Đại hội, Hồ Diệu Bang đã đọc báo cáo với đầu đề “mở đầu cục diện mới của công cuộc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa”. Trong bản báo cáo này đã xác định nhiệm vụ chiến lợc của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và đề ra chỉ tiêu phát triển kinh tế 20 năm (1981 - 2000). Theo chỉ tiêu này trong vòng 20 năm đó Trung Quốc sẽ đa giá trị sản phẩm công- nông nghiệp tăng lên gấp 4 lần từ 710 tỷ Nhân Dân Tệ lên 2800 tỷ Nhân Dân Tệ. Trung Quốc sẽ tiến hành cải cách toàn diện nhng phải lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm, cải cách kinh tế phải đi trớc một bớc để tiến hành cải cách ở các lĩnh vực khác, coi đó là chìa khoá của sự thành công.

Với quan điểm lấy kinh tế làm trung tâm cho công cuộc cải cách, mở cửa, Đảng Cộnd Sản Trung Quốc xác định trớc hết các nhiệm vụ khác phải tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Chính điểm này đã quy định phần nào chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tơng ứng. Hớng phát triển đối ngoại của Trung Quốc là nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật của Mỹ, phơng Tây, Nhật Bản để phát triển kinh tế đất nớc. “nhu cầu cần phải có những nguồn viện trợ mới cũng nh những hình mẫu phát triển mới đã trở thành lí do có tính chiến lợc đối với việc Trung Quốc tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với các nớc trên thế giới ”[21]. Cũng theo tác giả Tú Lan, trong bối cảnh của công cuộc hiện đại hoá, quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ

thuật với phơng Tây, đặc biệt là với Mỹ ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc.

Đại hội XII Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đánh dấu sự hình thành một thế hệ lãnh đạo mới- thế hệ lãnh đạo thứ hai với những nhân vật nh Hồ Diệu Bang, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dơng, Lý Tiên Niệm… trong đó Đặng Tiểu Bình đóng vai trò “hạt nhân”, tuy không giữ vai trò đứng đầu Đảng và Nhà Nớc “nhng trên thực tế có vai trò quan trọng nhất đối với những quyết sách quan trọng trong hoạt động của Đảng và nhà nớc”[29,362 ]. Với sự nắm quyền của một loạt tên tuổi mới trong giới lãnh đạo Trung Quốc và vai trò to lớn của Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc có đủ khả năng vợt qua những bối cảnh phức tạp trong thời gian tới.

b-Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh lạnh vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Sự xuất hiện xu hớng hoà dịu đã nhanh chóng kết thúc bằng việc R. Rigân lên làm Tổng thống Hoa Kỳ. Đây là thời điểm bắt đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới quyết liệt nhất từ trớc tới nay. Dờng nh những thoả thuận giữa hai nớc Xô - Mỹ để ký kết hiệp ớc hạn chế vũ khí chiến lợc SALT- II không đạt đợc kết quả. Ngân sách quốc phòng của hai nớc Liên Xô và Mỹ tăng làm cho kinh tế hai nớc suy yêú đặc biệt là Liên Xô. Sau khi lên làm Tổng thống, Rigân đã đẩy mạnh hơn nữa cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, ông ta đa ra cái gọi là “sáng kiến phòng thủ chiến lợc” hay còn gọi là “chiến tranh giữa các vì sao” nhằm phát triển hệ thống tên lửa chống tên lửa. Tình hình thế giới lúc này rất căng thẳng mãi đến giữa những năm 80 khi M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô mới dịu xuống.

Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn Liên Xô vẫn tiếp tục thiết lập ảnh hởng của mình ra các khu vực khác. Tháng 12-1979, Liên Xô đa quân vào Apganixtan, hậu thuẫn cho chính phủ CHND Campuchia vừa mới đánh bại

chế độ diệt chủng Pôn Pốt… đã làm cho các nớc phơng Tây, Mỹ và Trung Quốc phản ứng gay gắt. Chính điều này đã tác động đến việc Trung Quốc đề ta chính sách đối với Campuchia trong suốt thập kỷ 80 và đầu những năm 90. Tuy nhiên chính sách đó không phải là không có thay đổi mà nó luôn luôn gắn với sự biến đổi của tình hình quốc tế.

Riêng nớc Mỹ, cho dù gặp nhiều khó khăn sau cuộc chiến tranh Việt Nam, uy tín và vị trí của Mỹ giảm xuống nhng dần dần Mỹ đã củng cố lại tiếp tục khẳng định vị thế cũng nh tiếp tục các chính sách để bá chủ thế giới của mình.

Bối cảnh trong nớc và tình hình quốc tế đã đặt ra cho Trung Quốc yêu cầu phải có chính sách phù hợp.

Nhìn chung trong giai đoạn này Trung Quốc chủ trơng tiếp tục thực hiện đờng lối đối ngoại thân phơng Tây, chống Liên Xô nhng đã có những thay đổi cần thiết, từng bớc khẳng định đờng lối đối ngoại độc lập tự chủ của mình.

Để tranh thủ thêm nguồn vốn phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất nớc cũng nh củng cố mặt trận “chống bá quyền”, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách siết chặt quan hệ với Mỹ. Thiết lập đợc quan hệ với Mỹ thì cũng có nghĩa đã tạo ra một điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác với các nớc phơng Tây, Nhật Bản. Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp để làm cho Mỹ thấy rõ hơn nữa thái độ của mình đối với Liên Xô, tiếp tục lôi kéo các nớc vào một mặt trận để chống Liên Xô, cho rằng Liên Xô đang “xâm lợc” một số nớc nh Campuchia, Apganixtan… hoặc là gián tiếp, hoặc là trực tiếp. Quan hệ giữa Trung Quốc đối với Mỹ lúc này không phải bị chi phối bởi những bất đồng về mặt hệ t tởng mà đợc thay thế bằng lợi ích an ninh chiến lợc của hai nớc. Cả Trung Quốc và Mỹ đều chống lại Liên Xô, coi Liên Xô là một trở ngại lớn nhất trên con đờng thực hiện tham vọng của chính mình. Lúc này Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện việc bình thờng hoá

quan hệ với Mỹ. Đặng Tiểu Bình không ngần ngại tuyên bố “Trung Quốc là NATO ở phơng Đông”, Trung Quốc cũng cố gắng tạm gác lại vấn đề Đài Loan, vốn là một vấn đề gay cấn nhất trong quan hệ Trung - Mỹ. Cuối tháng 1-1979 Đặng Tiểu Bình và vợ sang thăm Mỹ. Chuyến thăm này đợc Đặng Tiểu Bình đánh giá nh là “một sứ mệnh lịch sử” và ca ngợi Tổng thống Mỹ J.Catơ. ông còn nhấn mạnh, việc đó “mở ra một viễn cảnh rộng lớn đối với sự hợp tác” [2]. Ngày 29-1-1979, trong một bài trả lời phóng vấn đăng trên Tạp chí “Thời đại” của Mỹ, Đặng Tiểu Bình cho rằng, việc bình thờng hóa quan hệ Trung-Mỹ sẽ dẫn đến “một liên minh Mỹ -Trung và các nớc chống Liên Xô ”. Cũng trong chuyến đi thăm Mỹ lần này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bàn với tổng thống Mỹ về việc nên có thái độ nh thế nào với Việt Nam khi họ vừa mới giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh bại chế độ Pôn Pốt-Iêng Xari. Quan điểm của Đặng Tiểu Bình là “Phải dạy cho Việt Nam một bài học” có nghiã là phải có hành động quân sự cứng rắn đối với Việt Nam.

Từ năm 1982 trở đi quan điểm đối ngoại của Trung Quốc nói chung đã có sự thay đổi. Trung Quốc thi hành một chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, dần tách khỏi Mỹ về một số vấn đề. Trung Quốc vẫn cần sự đầu t của Mỹ nhng mức độ “cần Mỹ”, “vì Mỹ” không còn nh trớc. Theo ông Tiêu Gia, một nhà nghiên cứu của Trung Quốc thì “sự khác biệt về chiến lợc giữa hai nớc trong việc kiềm chế Liên Xô ngày càng lớn, sự khác biệt về thức hệ giữa hai nớc ngày càng tăng” [55].

Đối với Liên Xô, chính sách của Trung Quốc cũng có sự thay đổi quan trọng. Trớc năm 1982, Trung Quốc luôn giữ lập trờng chống đối Liên Xô, dơng cao ngọn cờ “chống bá quyền Xô Viết” tập hợp, lôi kéo đồng minh về phe mình để ngăn cản phạm vi ảnh hớng của Liên Xô, liên kết chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản , phơng Tây để chống lại Liên Xô. Từ năm 1982 hai bên đã

bắt đầu có dấu hiệu hoà dịu, tiến hành thơng lợng để đến bình thờng hóa. Nhng phải đợi đến khi Goócbachốp lên làm Tổng Bí th Đảng Cộng Sản Liên Xô thì mới có dấu hiệu tiển triển. Quan hệ giữa hai nớc chỉ có thể bình thờng khi Liên Xô rút quân ra khỏi Apganixtan, rút quân ra khỏi biên giới Trung - Xô, khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Sự thay đổi quan điểm của Trung Quốc đối với Liên Xô đã có tác động to lớn đến chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia. Hay nói cách khác, diễn biến quan hệ Trung - Xô đã dẫn đến thay đổi chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong từng thời điểm lịch sử.

Trong suốt thập kỉ 80, Đông Nam á vẫn là khu vực hết sức quan trọng trong chiến lợc của Trung Quốc. Giai đoạn này Đông Nam á nổi lên nhiều vấn đề gay cấn trớc hết là vấn đề Campuchia. Nửa đầu thập kỉ 80, một số nớc Đông Nam á còn lệ thuộc vào các nớc lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, nhng từ nửa cuối thập kỉ 80 các quốc gia Đông Nam á trở nên độc lập hơn về quan điểm đối với khu vực các nớc Đông Nam á đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết khủng hoảng ở Campuchia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w