Hoàn cảnh lịch sử.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 90 - 94)

C. Tình hình chính trị ở Campuchia.

2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử.

Đến những năm đầu tiên của thập kỷ 90, công cuộc cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nớc Trung Quốc đã đạt đợc những thành tựu to lớn. Tổng sản phẩm quốc dân năm 1989 tăng 3,9%, năm 1990 tăng 5,3%, năm 1991 tăng 7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong nớc từ 1989 đên 1991 bình quân tăng gần 16% một năm. Nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển. Trung Quốc tiếp đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, mở cửa để giành nhiều thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng CNXH “mang đặc sắc Trung Quốc”. Ngày 12 đến 18 -10-1992 Đại hội XIV Đảng Cộng Sản Trung Quốc đợc tiến hành tại Bắc Kinh. Đại hội đã khẳng định tiếp tục đờng lối cơ bản đẩy nhanh nhịp độ cải cách, tăng tốc phát triển kinh tế. Đại hội đặt ra chỉ tiêu phát triển cho nền kinh tế Trung Quốc trong những năm 90 là 8-9%. Chế độ chính trị tiếp tục đợc cơng định, hệ thống tổ chức không ngừng đợc củng cố, kiện toàn. Mặc dù Trung Quốc còn gặp phải một số vấn đề khó khăn về chính trị đặc biệt nhất là “sự kiện Thiên An Môn” năm 1989, nhng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã vững tay chèo, quyết tâm đa đất nớc đi lên.

Nhiệm vụ trung tâm của Trung Quốc lúc này là phát triển kinh tế, gắn phát triển kinh tế với mở cửa đối ngoại.

Quan hệ giữa Trung Quốc với các nớc đợc đẩy mạnh và vị thế của Trung Quốc trong hoàn cảnh mới không ngừng đợc nâng lên. Cùng với việc giải quyết triệt để vấn đề Campuchia, quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CHXHCN Việt Nam đợc bình thờng hóa. Hai bên khôi phục quan hệ hữu nghị toàn diện chấm dứt một thời kì không đáng có trong quan hệ hai nớc. Ngày 10-11-1991 tại Bắc Kinh, hai bên đã kí “Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc” tuyên bố việc bình thờng hoá quan hệ giữa hai nớc. Thông cáo nêu rõ: “Hai bên tuyên bố hai nớc Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện trên cơ sở năm nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi; và cùng tồn tại hoà bình”[30]. Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc viếng thăm, gặp gỡ cấp cao. Việc hai nớc Trung Quốc - Việt Nam khôi phục quan hệ với nhau không những mở ra một bớc mới đầy triển vọng trong quan hệ hai nớc mà còn ảnh hởng tích cực đến việc giữ gìn hoà bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Thập kỉ 90 thế kỉ XX cũng bắt đầu với những biến động to lớn của cục diện thế giới đặc biệt là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Liên Xô - một cực trong trật tự thế giới hai cực đối lập đã tự sụp đổ làm cho một cực còn lại là nớc Mỹ ráo riết trong việc lập một trật tự thế giới đơn cực. Quan điểm đối ngoại của Trung Quốc là đấu tranh để thực hiện một trật tự thế giới đa cực. Đặng Tiểu Bình cho rằng “cái gọi là đa cực, Trung Quốc là một cực. Trung Quốc không nên đánh giá thấp mình, dù thế nào cũng phải đợc coi là một cực”[10,104]. Trung Quốc phải có đóng góp xứng đáng trong việc xây dựng một trật tự thế thế giới mới. Khi trật tự hai cực tan vỡ, vai trò quốc tế của Trung Quốc không yếu đi mà mạnh lên. Trung Quốc

luôn cho rằng cần phải bình đẳng với Mỹ trong quan hệ quốc tế. Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, quan hệ Trung - Mỹ không thực sự tốt đẹp. Mỹ thờng xuyên muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, dơng cao ngọn cờ “nhân quyền”, “dân chủ” đặc biệt sau “sự kiện Thiên An Môn” 1989, là nớc đầu tiên “trừng phạt” Trung Quốc. Điều này đã làm ảnh hởng không tốt đến quan hệ hai nớc cũng nh tới sự ổn định và hoà bình thế giới. Việc giải quyết quan hệ với Mỹ trở thành một yếu tố rất quan trọng trong chiến lợc phát triển của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vạch ra rằng cần “phải xử lí đúng đắn mối quan hệ với Mỹ, phải lợi dụng mâu thuẫn để phá vỡ sự trừng phạt, không nên đơng đầu, tránh chĩa mũi nhọn vào họ, phải lấy nhu thắng cơng”[10,154]. Trên thực tế cả Trung Quốc và Mỹ đều coi trọng quan hệ với nhau. Cuối năm 1993, khi gặp Tổng thống Mỹ Billclinton, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đa ra phơng châm 16 chữ “tăng cờng lòng tin, giảm bớt rắc rối phát triển hợp tác, không có đối kháng”[10,155], mở đờng cải thiện quan hệ Trung- Mỹ.

Chính sách mà Trung Quốc dành cho các nớc thuộc thế giới thứ ba là tăng cờng hợp tác toàn diện, trao đổi buôn bán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trung Quốc kiên quyết “không đứng đầu” và cam kết sẽ thực hiện chống bá quyền của nớc lớn đối với nớc nhỏ. Chính sách chung đó ảnh hởng đến chính sách đối với từng quốc gia cụ thể.

Về tình hình Campuchia, Hiệp định Pari đã mở ra một giai đoạn mới đối với quốc gia này. Kể từ đó trở đi, Campuchia đợc kiểm soát bởi UNTAC- chính quyền chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia với khoảng 22000 ngời. Nhiệm vụ của UNTAC là giải giới các lực lợng của bốn phe phái Campuchia, hồi hơng ngời tị nạn Campuchia về nớc chuẩn bị tổ chức bầu cử. UNTAC đã có công lớn trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở Campuchia. Tuy vậy, tình hình ở Campuchia vẫn cha thực sự ổn định, mâu

thuẫn nổi lên trong nội bộ Campuchia chủ yếu giữa Nhà nớc Campuchia và Khơme Đỏ. Việc lực lợng Khơme Đỏ có tên trong danh sách đợc quyền tuyển cử đã gây ra một sự căng thẳng giữa hai phái.

Cuộc tranh giành quyền lực chính trị trong cuộc bầu cử tháng 5 -1993 ở Campuchia chủ yếu diễn ra giữa hai lực lợng Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Hunsen đứng đầu và Mặt trận Dân tộc thống nhất cho một Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác (FUNCINPEC) do N.Ranarid đứng đầu. Trên thực tế, lực lợng Khơme Đỏ không có khả năng để có thể giành thắng lợi trong cuộc tiến cử, dờng nh Khơme Đỏ đã thấy trớc điều đó và tiến hành chống phá Hiệp định Pari, phá hoại công việc của Liên Hiệp Quốc và tẩy chay cuộc tuyển cử. Từ ngày 23 đến 27 tháng 5 -1993, Campuchia tiến hành bầu cử quốc hội. Có 4,7 triệu ngời đăng kí đi bầu và 90% cử tri tham gia bầu cử, bầu ra 120 đại biểu Quốc hội. Kết quả đạt đợc nh sau: FUNCINPEC đợc 45,45% số phiếu giành 58 ghế, CPP đợc 38,22% số phiếu giành 51 ghế, Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo của Sonsan đợc 10 ghế. Với kết quả này không một Đảng nào có đủ điều kiện để thành lập một chính phủ riêng (80/120 ghế). Nếu nh FUNCINPEC liên minh với Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo thì mới có 68/120 ghế cũng cha thể đứng ra thành lập chính phủ. Vì vậy FUNCINPEC phải liên minh với CPP để thành lập chính phủ liên hiệp. Về phía CPP, ban đầu phản đối kết quả của cuộc bầu cử này nhng cũng đã chấp nhận tham gia chính phủ liên hiệp. Hai tháng sau cuộc bầu cử một chính phủ liên hiệp lâm thời đã đợc thành lập. Quốc hội họp và quyết định thể chế chính trị của Campuchia là Quân chủ lập hiến do Xihanúc làm vua, quyết định chế độ đồng Thủ tớng của chính phủ liên hiệp. N. Ranarid trở thành Thủ tớng thứ nhất, Husnen làm thủ tớng thứ hai. Thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội và việc thành lập một chính phủ mới đã chứng tỏ thành công của cộng đồng quốc tế trong việc dàn xếp một giải pháp chính trị cho Campuchia cũng nh chứng tỏ một bớc phát triển mới trong quá trình hòa

hợp dân tộc Campuchia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w