Quan điểm củaTrung Quốc về vấn đề Campuchia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 68 - 88)

C. Tình hình chính trị ở Campuchia.

2.3.3. Quan điểm củaTrung Quốc về vấn đề Campuchia.

Từ năm 1979 đến năm 1991 là giai đoạn tồn tại của vấn đề Campuchia . Tình hình ở Campuchia hầu nh không bao giờ ngừng xung đột, tranh giành quyền lực và bao trùm lên là một bối cảnh quốc tế phức tạp. Nh đã nói, vấn đề Campuchia là nơi biểu hiện chính sách của mỗi quốc gia đối với Campuchia. Quan điểm của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Campuchia chính là chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ 1979 đến 1991. Trên thực tế, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Campuchia đã có sự thay đổi cùng với thời gian do sự biến đối của tình hình Campuchia và khu vực cũng nh xu hớng phát triển của thế giới. Và, Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn trong việc giải quyết triệt để vấn đề Campuchia.

Ngày 7-1-1979 Chính phủ “Campuchia dân chủ” bị đánh đổ, chấm dứt giai đoạn nắm quyền của tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xari. Thay vào đó, nớc CHND Campuchia đợc thành lập. Sự sụp đổ của “Campuchia dân chủ” thực sự đã gây ra một sự phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc. Trớc hết, Trung Quốc mất đi một đồng minh và thay thế nó lại là một nhà nớc khác trớc hoàn toàn. Chính vì vì vậy Trung Quốc không chấp nhận nhà nớc CHND Campuchia là đại diện hợp pháp cho nhân dân Campuchia mà tiếp tục công nhận Pôn Pốt là đại diện hợp pháp duy nhất của Campuchia ở Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên với quan điểm đó, Trung Quốc tiếp tục cung cấp, viện trợ

vật chất cho Khơme Đỏ.

Trung Quốc đã tích cực hoạt động về mặt quốc tế để kêu gọi sự ủng hộ đối với Khơme Đỏ. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã cùng với Mỹ thao túng trong việc đa ra các nghị quyết về Campuchia. Trong năm 1979, Liên Hiệp Quốc đa ra hai nghị quyết quan trọng nhng lại bất lợi cho CHND Campuchia. Ngày 22-10-1980, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 35/6 về Campuchia với nội dung chủ yếu do các nớc ASEAN đề xuất đó là đề nghị rút hoàn toàn quân Việt Nam ra khỏi Campuchia, tổ chức bầu cử tự do do Liên Hiệp Quốc đỡ đầu để thành lập chính phủ mới.Nghị quyết 35/6 đã bỏ qua một điểm đề nghị của các nớc AS EAN đó là thành lập một lực lợng giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc, có tin cho là do Trung Quốc yêu cầu, vì nếu không thành lập một lực lợng giữ gìn hoà bình Liên Hiệp Quốc thì có nghĩa là Khơme Đỏ sẽ là lực lợng quân sự có tổ chức duy nhất ở Campuchia, lúc này tổ chức quân đội của CHND Campuchia cha thực sự chính quy. Tại các cuộc tiếp xúc với các nớc ASEAN, Mỹ…Trung Quốc luôn luôn đấu tranh để cho Pôn Pốt có một chân trong đàm phán và bác bỏ hoàn toàn khả năng đại diện của CHND Campuchia “CHND Campuchia không đợc hỏi đến bất cứ vai trò nào; Xihanúc hoặc Sonsan cũng vậy , trừ khi họ sẵn sàng liên kết với Campuchia dân chủ, đại diện hợp pháp duy nhất của Campuchia “[13, 363]. Đối với các nớc ASEAN, Bắc Kinh đã có nhiều kế hoạch để củng cố hơn nữa khối các nớc Trung Quốc -Mỹ-ASEAN để chống lại Liên Xô. Trong hoàn cảnh này, Trung Quốc mong muốn xiết chặt hơn nữa quan hệ với ASEAN để tranh thủ tối đa sự ủng hộ của họ. Và tất nhiên nếu Trung Quốc ủng hộ Khơme Đỏ thì ASEAN cũng công nhận tính hợp pháp của chính phủ “Campuchia dân chủ”. Sự tranh thủ có hiệu quả nhất mà Trung Quốc có đợc từ ASEAN chính là Thái Lan. Thái Lan cho dù đã tuyên bố đứng ra ngoài công việc nội bộ của Campuchia sau sự kiện tháng 1-1979, ngày 19-1-1979 Thủ tớng Thái

Lan Criăngxắc Chomanan tuyên bố “Thái Lan sẽ thi hành chính sách trung lập triệt để đối với những diễn biến ở Campuchia” [1] nhng diễn biến thực tế lại khác hẳn, Thái Lan đã phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc để giúp đỡ Khơme Đỏ. Nớc này đã cung cấp “đất thánh” cho Khơme Đỏ hoạt động, đồng ý cho Trung Quốc mợn đờng tiếp tế vũ khí cho Khơme Đỏ. Tờ “Thời báo Newyork” đã viết rằng “Băng cốc đang lặng lẽ cho phép Trung Quốc tiếp tế vũ khí cho bọn tàn quân Khơme Đỏ ” và nhắc lại tuyên bố của Đặng Tiểu Bình tại Mỹ rằng : “Tất nhiên vũ khí của Trung Quốc giúp Campuchia hiện nay phải qua Thái Lan “[3]. Ngày 8-2-1979 tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết một hiệp định về vân tải đờng biển giữa hai nớc. Việc vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc sang Thái Lan để chuyển cho Khơme Đỏ đợc tiến hành một cách nhanh chóng. Theo tin của báo chí Phơng Tây thì “các vũ khí này đợc đa tới bằng tàu biển từ CHND Trung Hoa, đổ xuống đảo trong vịnh Thái Lan, bốc lên đất Thái rồi đa đến vùng Khơme Đỏ vào ban đêm bằng xe tải “[37,6]

Mặt viện trợ quân sự Trung Quốc cho Khơme Đỏ thể hiện quan điểm của Trung Quốc là giúp đỡ cho sự quay trở lại của Pôn Pốt và kết thúc cuộc khủng hoảng bằng giải pháp quân sự. Trung Quốc đang hi vọng vào khả năng chiến đấu của lực lợng Pôn Pốt, họ cho rằng chỉ có chiến thắng về mặt quân sự mới có thể thay đổi đợc tình hình và Khơme Đỏ sẽ tồn tại mà không vấp phải sự phản đối vì thiếu cơ sở thực tiễn nh hiện nay.

Công nhận tính hợp pháp của “Campuchia dân chủ”đối với Trung Quốc xem ra hợp với lôgic của sự việc. Nếu nh công nhận ngay Chính phủ CHND Campuchia thì cũng có nghĩa là hợp pháp hoá sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia vì giữa Việt Nam và CHND Campuchia đã kí một hiệp ớc hữu nghị, hợp tác vào tháng 2-1979. Trong lúc quan hệ Trung -Xô cha đợc cải thiện, quan hệ Trung -Việt cũng lâm vào bế tắc thì ở Campuchia, Trung Quốc không thể công nhận chính phủ đợc cả Liên xô và Việt Nam

công nhận. Trong lúc này các nớc Mỹ, Anh,ASEAN.. cũng không công nhận chính phủ CHND Campuchia vì vậy chính quyền Hiêngxomrin chỉ thiết lập quan hệ với các nớc trong cộng đồng XHCN và ấn Độ.

Để bảo vệ chế độ Pôn Pốt, phản ứng trớc d luận thế giới, Trung Quốc còn cho rằng Khơme Đỏ giờ đây không phải nh Khơme Đỏ xa, nó thực sự đã thay đổi “Khơme Đỏ đã tự cải tổ thành một tổ chức có tính dân tộc và khoan dung hơn”. Theo nhiều nguồn tin thì việc thay đổi thành phần lãnh đạo của Khơme Đỏ cũng do Trung Quốc góp ý. Tháng 12 -1979 Pôn Pốt thôi không làm Thủ tớng, Khiêuxăm phon lên thay. Pôn Pốt lui vào hậu trờng tuy nhiên vẫn giữ chức vụ Tổng t lệnh các lực lợng vũ trang Khơme Đỏ và Tổng Bí th Đảng Cộng Sản Campuchia. Hành động thay đổi ban lãnh đạo và sự rút lui của Pôn Pốt chỉ có “tính chất trang điểm” còn về bản chất thì Pôn Pốt vẫn là nhân vật chi phối Khơme Đỏ .

Lập trờng ủng hộ Khơme Đỏ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia của Trung Quốc tất nhiên phải gắn liền với việc đấu tranh để yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Có thể nói ,diễn biến ở Campuchia liên quan một cách mật thiết đến Trung Quốc cũng nh Việt Nam . Vấn đề Campuchia đem lại những yếu tố rất tế nhị trong quan hệ hai nớc Trung-Việt . Nó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự bế tắc giữa quan hệ hai nớc. Hiện nay quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CHXHCN Việt Nam đã đợc cải thiện toàn diện với tinh thần “khép lại quá khứ, hớng tới tơng lai” nhng khi đề cập đến vấn đề Campuchia và chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia cần có sự phân tích từ những sự thật lịch sử để có cái nhìn đúng đắn, rút kinh nghiệm cho tơng lai. Những mâu thuẫn vốn có giữa quan hệ hai nớc đã đợc vấn đề Campuchia tạo cho một cái cớ và Trung Quốc đã tiền hành “dạy cho Việt Nam một bài học” vào tháng 2 -1979. Ngời ta vẫn thờng đánh giá về cuộc tấn công này là để trả đũa việc Việt Nam vừa mới giúp

cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ Khơme Đỏ Trong khi Việt Nam đề nghị tiến hành hội nghị để giải quyết cuộc xung đột ở Campuchia thì Trung Quốc đã cơng quyết cho rằng Việt Nam cần phải rút quân ra khỏi Campuchia. Tháng 10 -1980, Quyền Ngoại trởng Trung Quốc, Hàn Niệm Long đề nghị : “chỉ sau khi Việt Nam rút quân, các thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các nơc Đông Nam á mới cam kết tôn trọng độc lập và trung lập của Campuchia”[13,363] . Việt Nam tuyên bố sẽ rút quân nếu có một sự đảm bảo cho chính quyền CHND Campuchia, Trung Quốc chấm dứt đe doạ đối với Phnôm Pênh và cắt đứt viện trợ cho Khơme Đỏ cũng nh Thái Lan không đợc tiếp tục cho Khơme Đỏ sử dụng đất trên biên giới với Campuchia. trong khi Trung Quốc chỉ đơn phơng yêu cầu quân đội Việt Nam rút ra khỏi Campuchia mà không có một dảm bảo nào cho việc Trung Quốc ngừng ủng hộ Khơme Đỏ. Ngày 1-3-1983 Bộ ngoại giao Trung Quốc đã trình bày rõ quan điểm nhất quán của mình về việc giải quyết vấn đề Campuchia, lập trờng đó vẫn không có gì thay đổi “Việt Nam phải rút hết toàn bộ và không điều kiện quân đội ra khỏi Campuchia để cho nhân dân Campuchia tự giải quyết lấy các vấn đề của mình” [41]. Diêu Quảng, Thứ trởng thứ nhất Bộ ngoại giao cũng nói điều tơng tự và thừa nhận “không có giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia”

Quan diểm cứng rắn của trung quốc đã phần nào cản trở tiền trình giải quyết khủng hoảng ở Campuchia . Việc Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cho Khơme Đỏ với t cách là một lực lợng chính trị độc lập đại diện duy nhất cho Campuchia đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của d luận thế giới . Sự thật vô lý đã tồn tại hơn 30 năm và nếu không có chính sách thích hợp thì Trung Quốc không thể duy trì quyền lợi cho Khơme Đỏ. Ngời Trung Quốc bắt đầu nói đến một sự liên hiệp ở Campuchia, và một lần nữa Xihanúc trở thành một nhân vật hết sức quan trọng trong chính sách của Trung Quốc ở Campuchia.

Để bảo về Khơme Đỏ cũng nh có một vị thế cần thiết ở Campuchia, Trung Quốc đã thay đổi từ việc ủng hộ Khơme Đỏ một cách kiên quyết và coi nh là lực lợng duy nhất hợp pháp ở Campuchia sang chấp nhận cự giàn xếp giữa các phe phán đối lập với chính quyền của CHND Campuchia. Đó là sự chấp nhận lực lợng KPNLF của Sonsan và lực lợng của Xihanúc cố kết với Khơme Đỏ. Lúc bấy giờ vận mệnh của Khơme Đỏ ở Liên Hiệp Quốc đã bị đe doạ nghiêm trọng, nhiều nớc Châu Âu đã nghĩ đến việc không ủng hộ giữ chiếc ghế cho Pôn Pốt ở Liên Hiệp Quốc. Muốn giữ đợc chiếc ghế đó không còn cách nào khác là phải thay đổi thành phần chính phủ. Chính vì vậy một chính phủ mới ra đời “Chính phủ liên hiệp ba phái” thay cho chính phủ "Campuchia dân chủ” ở Liên Hiệp Quốc. Mặt khác Trung Quốc hi vọng với sự ra đời của chính phủ mới sẽ tạo ra đợc sức mạnh lớn hơn Khơme Đỏ .

Xihanúc một lần nữa lại trở thành một nhân vật rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia. Mặc dù không nắm quyền lãnh đạo đất nớc Campuchia nhng uy tín chính trị của Xihanúc còn rất lớn, đặc biệt trong tầng lớp nông dân Campuchia. Ngay từ khi Khơme Đỏ bị đánh bật ra khỏi Phnôm Pênh, Xihanúc đã đợc ngời Trung Quốc coi nh một “con bài dữ trữ”. Báo bu điện Oasinhtơn ngày 30 -10-1979 đã đăng ý kiến của Xihanúc trả lời phóng vấn rằng: “Ngời Trung Quốc rất thông minh, tình hình trở nên xấu với Pôn Pốt , cho nên nếu họ gặp chuyện xấu với Pôn Pốt họ sẽ có Xihanúc. Tôi là con bài Xihanúc. Trớc tiên họ quan hệ với Pôn Pốt và nếu không xong họ quan hệ với Xihanúc” [13,315]. Tạp chí “Pari match”số ra ngày 13-4-1979 viết: “Trung Quốc một mặt vẫn ủng hộ Pôn Pốt-Iêng Xari nhng mặt khác Trung Quốc vẫn phải giữ Xihanúc để làm con bài dự trữ” [39,5]. Vì lí do đó mà Trung Quốc đã bố trí chỗ ăn ở cho Xihanúc ở Bắc Kinh và Xihanúc đã nhanh chóng bay sang Newyork để dự cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tại đây ông đã có bài phát biểu với nội dung gỡ tội cho Khơme Đỏ. Trở thành Chủ tịch Chính phủ liên hiệp,

Xihanúc đã có tác dụng rất lớn trong việc làm dịu căng thẳng ở Campuchia, ít nhất là từng bớc giải quyết bất đồng giữa phái của Sonsan và Khơme Đỏ .

Tháng 1 -1983 trong cuộc tiếp xúc giữa Hồ Diệu Bang, Tổng Bí th Đảng cộng sản Trung Quốc với Xihanúc, Hồ Diệu Bang đã có nhiều sự hứa hẹn về thắng lợi của Xihanúc và chính phủ liên hiệp trong vài năm tới, điều đó thể hiện quyết của Trung Quốc tiếp tục mong muốn giải quyết tình hình Campuchia bằng biện pháp triệt để và hoàn toàn có lợi cho phía Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Xihanúc và coi Xihanúc là ngời xứng đáng nhất cầm quyền ở Campuchia. Thủ tớng Triệu Tử Dơng đã nói với một quan chức Phơng Tây rằng “Chúng tôi sẽ không bao giờ để cho Khơme Đỏ trở lại nắm quyền một mình”. Đặng Tiểu Bình cũng đã nói về Xihanúc là “Thái tử trớc đây đã là lãnh tụ duy nhất của nhân dân Campuchia thì sau này cũng sẽ tiếp tục là nh vậy”[46,6].

Cần phải thấy rằng , việc Trung Quốc ủng hộ Xihanúc lên lãnh đạo chính phủ liên hiệp ở Campuchia đã có tác dụng lớn trong việc giải quyết vấn đề Campuchia . Khủng hoảng ở Campuchia thực chất là sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái đợc bên ngoài hậu thuẫn. Xihanúc từ năm 1982 đã trở thành một nhân vật quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia.Trong những cuộc đàm phán, trong các diễn đàn đều có sự tham gia của Xihanúc và ngời ta đều phải nhắc đến Xihanúc trong quá trình hoà hợp dân tộc. Quan điểm chính trị của Xihanúc không phải là nhất quán nhng cũng không quá cứng nhắc, điều này làm cho phía CHND Campuchia có thể chấp nhận những giải pháp chính trị thông qua Xihanúc.

Campuchia trở thành nơi mà Trung Quốc sử dụng để giải quyết các mối quan hệ quốc tế của mình.Vấn đề Campuchia là một vấn đề đợc quốc tế hoá một cách sâu sắc, lôi kéo hầu hết các nớc lớn vào cuộc. Là một nớc lớn có liên quan trực tiếp đến Campuchia , trong suốt thập kỉ 80 của thế XX, Trung Quốc đã gắn vấn đề Campuchia để giải quyết quan hệ với Liên Xô và

Mỹ. Nói một cách khác đi chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia gắn liền với quan hệ của Trung Quốc với các nớc lớn. Thực tế diễn ra ở Campuchia đã tác động sâu sắc tới quan hệ giữa Trung Quốc với các nớc khác, đặc biệt là với liên Xô và Mỹ. Sự phát triển trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nớc lớn đã có tác dụng to lớn trong việc giải quyết vấn đề Campuchia cũng nh ngợc lại, vấn đề Campuchia đợc khai thông đã làm cho quan hệ của Trung Quốc với các nớc khác có bớc chuyến biến.

Đối với Liên Xô, căng thẳng trong quan hệ Trung - Xô cho đến trớc năm 1982 cha có dấu hiệu cải thiện. Từ khi vấn đề Campuchia bùng nổ với sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia mà đứng đằng sau là sự hậu thuẫn to lớn của Liên Xô, có thể nói sự dính líu của Liên Xô cho dù gián tiếp ở Campuchia đã làm căng thẳng thêm quan hệ giữa hai nớc. Điều này dẫn tới việc Trung Quốc tiếp tục các chiến dịch tập hợp đồng minh để chống lại Liên Xô, vấn đề Campuchia là một cơ hội rất thuận lợi cho Trung Quốc có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nớc ASEAN. Trung Quốc luôn luôn tuyên truyền cho các nớc ASEAEN rằng Liên Xô đang tiến hành “xâm lợc”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 68 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w