Vài nét về quan hệ Trung Quốc và Campuchia hiện nay và dự đoán mối quan hệ đó trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 102 - 115)

C. Tình hình chính trị ở Campuchia.

3.2.Vài nét về quan hệ Trung Quốc và Campuchia hiện nay và dự đoán mối quan hệ đó trong những năm tới.

mối quan hệ đó trong những năm tới.

Bớc vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thế giới có những biến động lớn. Nhng hầu hết các nớc đều tìm kiếm khả năng thích nghi cao nhất và quen

dần với những thay đổi đó. Đối với Trung Quốc, những năm 90 tiếp tục đánh dấu những bớc tiến lớn lao của quá trình cải cách, mở cửa. Quá trình đó đạt đợc những thành tựu to lớn về tất cả những lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định nhất và là môi trờng hấp dẫn thu hút đầu t từ bên ngoài. Dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đất nớc này đang tiến những bớc chắc chắn trên con đờng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về chính sách đối ngoại, trong thập kỷ 90, trên cơ sở phân tích và phán đoán về tình hình quốc tế nhìn chung vẫn tiếp tục hớng về hoà dịu, hoà bình và phát triển, Đại hội XV của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục chủ trơng thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập tự chủ: "không khuất phục trớc bất cứ sức ép nào từ bên ngoài, không thiết lập quan hệ đồng minh với bất cứ nớc lớn nào hoặc tập đoàn quốc gia nào, không xây dựng tập đoàn quân sự, không tham gia chạy đua vũ trang, không tiến hành bành trớng quân sự; phản đối chủ nghĩa bá quyền, giữ gìn hoà bình thế giới " [22]. Với một đờng lối đối ngoại nh vậy Trung Quốc không ngừng mở rộng, tăng cờng quan hệ với các nớc trên thế giới. Đối với Campuchia, quan hệ song phơng của Trung Quốc không ngừng đợc cải thiện. Quan hệ ngoại giao giữa hai nớc chính thức đợc thiết lập. Từ sau năm 1993, đặc biệt sau cuộc bầu cử Quốc hội 1998, với việc thành lập chính phủ "một thủ tớng" ở Camuchia, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ mậu dịch và Trung Quốc là một trong những quốc gia viện trợ nhiều cho Campuchia trong quá trình hồi sinh lại nền kinh tế của mình. Vào đầu tháng 11 năm 2002, trong chuyến viếng thăm Campuchia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN + 1, (ASEAN + Trung Quốc); ASEAN + 3(ASEAN + Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) tại Phnôm Pênh, Thủ tớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã có cuộc hội đàm với thủ tớng Campuchia HunSen, tại đây Thủ tớng Trung Quốc đã khẳng định quan hệ hai nớc Trung Quốc và Campuchia đã bớc sang thời kỳ ổn định và lành mạnh, phát triển toàn diện.

Ông Chu Dung Cơ đã đa ra những kiến nghị nhằm tăng cờng quan hệ hai nớc, đó là: duy trì những cuộc tiếp xúc và chuyến thăm cấp cao. Trung Quốc hoan nghênh các nhà lãnh đạo Campuchia tới thăm Trung Quốc, mong muốn tăng cờng giao lu hợp tác các mặt với Campuchia nh về chính trị, kinh tế mậu dịch giữa Trung Quốc và Campuchia. Phía Trung Quốc quan tâm đến công cuộc xây dựng kinh tế của Campuchia. Trung Quốc sẽ tiếp tục quan tâm giúp đỡ Campuchia những gì có thể; xác định lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai nớc. Để thực hiện "tuyên bố chung" giữa hai nớc, ông Chu Dung Cơ đã kiến nghị hai bên nên coi trọng lĩnh vực nông nghiệp; tăng cờng sự phối hợp nhịp nhàng trong các công việc quốc tế và khu vực. Phía Trung Quốc nguyện tiếp tục với Campuchia phối hợp lập trờng, ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế, những khu vực đa phơng nh Liên Hiệp Quốc, hợp tác khu vực Đông á, diễn đàn khu vực ASEAN … Theo ông HunSen thì Trung Quốc hứa sẽ xoá khoản nợ khoảng 210 triệu USD cho Campuchia.

Có thể nói, trong thời điểm hiện nay quan hệ Trung Quốc - Campuchia đang ngày càng tốt đẹp lên và có một tiền đề đầy hứa hẹn. Xét từ phía Trung Quốc, nớc này luôn đặt mục tiêu phát triển lên trên hết, đang thực hiện xây dựng Chủ nghĩa xã hội "mang màu sắc Trung Quốc" vì vậy nhu cầu hợp tác phát triển là chủ yếu "trào lu chính của thời đại là đòi hỏi hoà bình, mu cầu hợp tác, thúc đẩy phát triển". Chủ trơng của Trung Quốc là sẽ thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và hoà bình; khép lại quá khứ không đáng có và hớng tới tơng lai. Những vấn đề thuộc về quá khứ trong quan hệ hai nớc Trung Quốc và Campuchia đợc khép lại nhờng chỗ cho mối quan hệ mới đầy triển vọng. Xét từ phía Campuchia, có đủ những điều kiện cần thiết để phát triển mối quan hệ với Trung Quốc trong những năm sắp tới. Campuchia là một quốc gia vừa phải trải qua nhiều năm chiến tranh, hiện nay đang bớc vào giai đoạn tái thiết rất mạnh mẽ, nhu cầu phục hồi và phát

triển nền kinh tế đối với Campuchia là rất bức thiết. Hơn nữa Campuchia hiện nay là một quốc gia ổn định về chính trị hơn nhiều so với trớc, xã hội đã đợc kiểm soát. Campuchia đã là thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1999 và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Uy tín của chính phủ và nhà nớc Campuchia không ngừng tăng ở cấp khu vực và quốc tế, bằng chứng mới nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các nớc ASEAN vào đầu tháng 11-2002. Campuchia lại nằm trong một vị trí ở khu vực Đông Nam á, khu vực này là "cửa ngõ phía nam truyền thống quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc" [19], và là một khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Nh vậy có thể nói mối quan hệ Trung Quốc - Campuchia trong những năm tới có những cơ hội thuận lợi để phát triển.

Kết luận

Từ khởi điểm hiện tại nhìn lại điểm mốc kết thúc của chính sách Trung Quốc đối với Campuchia trong thời kỳ 1975 đến 1993 đã tròn 10 năm. Với mục đích mong muốn cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia trong tơng lai phát triển tốt đẹp, cần phải có một thái độ "dám chấp nhận thực tế " trong việc nhìn nhận vấn đề này. Trong khoảng cha đầy 20 năm kể từ khi chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari lên cầm quyền ở Campuchia cho đến sự ra đời của chính phủ"hai thủ tớng" những chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia chứa đựng nhiều nét thăng trầm. Sự thay đổi đó luôn phù hợp với chính sách đôíu ngoại chung của Trung Quốc, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nớc và xu thế phát triển của thế giới trong những giai đoạn khác nhau. Trong suốt gần 20 năm đó chúng ta thấy đợc những thay đổi rất

quan trọng trong chính sách của Trung Quốc ở Campuchia theo chiều hớng tích cực, điều này góp phần làm cho những bế tắc ở Campuchia tởng chừng không thể giải quyết có thể giàn xếp. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, CHND Trung Hoa ngày càng khẳng định đợc vị thế xứng đáng của mình trên trờng quốc tế. Là một quốc gia có tiềm lực địa - chính trị rất mạnh cho nên tầm ảnh hởng của quốc gia này ra bên ngoài rất lớn. Một đối sách của một cờng quốc có thể làm biến đổi tình hình của khu vực và thế giới. Chính vì vậy nhu cầu xây dựng và phát triển của Trung Quốc kéo theo việc thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ đã góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, ổn định trên thế giới.

Hiện nay xu thế phát triển của thế giới là hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Việc Trung quốc có những đóng góp tích cực, đấu tranh cho việc xác lập một sự ổn định thực sự ở Campuchia và sự chủ động cải thiện quan hệ với Campuchia của Trung Quốc ngày càng khẳng định đờng lối phát triển đúng của Trung Quốc đợc đề ra tại Đại hội XV(1997) Đại hội XVI(2002) của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thể hiện hợp với xu thế phát triển chung.

Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong thời kỳ 1975 đến 1993 đã có tác động đến quan hệ Việt- Trung. Những chính sách mà Trung Quốc thi hành ở đất nớc chùa tháp bao giờ cũng gắn với quan hệ với Việt nam, do đó sự thay đổi quan điểm của Trung Quốc ở Campuchia cũng kéo theo những bớc phát triển nhất định trong quan hệ Trung- Việt.

Mối quan hệ này đã từng gặp khó khăn, trải qua nhiều biến động mà một trong những nguyên nhân là sự liên quan của hai quốc gia này đến Campuchia. Trong quá trình tìm kiếm biện pháp tháo gỡ bế tắc cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Campuchia thì Trung Quốc và Việt Nam đã từng bớc xích lại gần nhau về quan điểm và vai trò chủ động của mỗi nớc đã góp phần giải quyết vớng mắc cho Campuchia. Khi cuộc khủng hoảng

Campuchia từng bớc đợc giải quyết, cũng là lúc mối quan hệ Việt- Trung tốt lên. Kể từ tháng 10- 1991 khi hai nớc Việt - Trung chính thức bình thờng hóa quan hệ, mối quan hệ đó đợc khôi phục toàn diện, ngày càng phát triển và đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng. Thành tựu lớn nhất đạt đợc trong hơn 10 năm qua là" hai nớc đã khép lại quá khứ, dần từng bớc xây dựng quan hệ hữu nghị và tin cậy lẫn nhau "{15}. Niềm tin ấy ngày càng đợc củng cố, thể hiện qua những sự nhất trí về các quan điểm, sự hiểu biết, nhận thức chung rộng rãi và ủng hộ lẫn nhau thể hiện qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nớc. Từ năm 1991, hai nớc đã ký 4 thông cáo chung vào các năm 1991, 1992, 1994, 1995 và ký 3 tuyên bố chung vào các năm 1999, 2000, 2001. Trong thời kỳ mới, khuôn khổ cho mối quan hệ đợc xác định là"láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hớng tới tơng lai"{15}. Với phơng châm khép lại quá khứ, hớng tới tơng lai, quan hệ Việt - Trung hứa hẹn trong thời gian tới sẽ đầy tơi sáng.

Từ góc độ chính sách của Trung quốc đối với Campuchia, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho mối quan hệ Việt - Trung trong hiện tại và tơng lai. Mối quan hệ đó phải tính đến lợi ích lâu dài của hai quốc gia- dân tộc, phát triển trên cơ sở hữu nghị, hợp tác bình đẳng với nhau. Quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền của hai nớc phải thật sự trong sáng và chặt chẽ, không ngừng siết chặt hàng ngũ đoàn kết giữa những ngời đồng chí cộng sản. Cần phải phát huy tối đa sự trùng hợp giữa lợi ích dân tộc và ý thức hệ; quan hệ đó đợc củng cố và phát triển mạnh mẽ khi nó thuận chiều với xu thế thời đại là hoà dịu, ổn định và phát triển cũng nh nó góp phần làm ổn định tình hình chính trị khu vực.

Hiện nay cả Trung Quốc và Việt Nam dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đang thực hiện chính sách đổi mới, cải cách mở cửa, tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nớc. Trong chặng đờng gian nan nhng vinh quang đi

tới chủ nghĩa xã hội, cả hai nớc đều cần đến nhau và dựa vào nhau, ảnh hởng và bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển một cách mạnh mẽ và có bản sắc hơn.

Quan hệ Việt Nam với Campuchia hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp. Cho dù đất nớc Campuchia đã trải qua những biến động không nhỏ nhng tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nớc luôn đợc gìn giữ. Đây là một mối quan hệ mang đầy tính truyền thống, là hai nớc nằm ở khu vực Đông Dơng đã từng chiến đấu chống kẻ thù chung dới sự lãnh đạo của một chính Đảng chung. Ngày 24-6-1967 Việt Nam dân chủ cộng hoà và Vơng quốc Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau, mối quan hệ đó cũng có lúc đứng trớc nhiều thử thách nhng nó đã vợt qua và phát triển. Phía Việt Nam luôn luôn cầu thị trong mối quan hệ với quốc gia láng giềng, luôn tìm ra con đờng tốt nhất để đi và có mối quan hệ ngoại giao với chủ thể của quốc gia Campuchia. Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong thời kỳ 1975 dến 1993 có ảnh hởng nhng không phải là yếu tố quyết định đến bớc phát triển trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Trong xu thế chung hiện nay quan hệ Việt Nam- Campuchia có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và trên thực tế đã đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng.

Nh vậy, một thời kỳ lịch sử đầy thăng trầm đã trôi qua, mở ra một hiện tại và tơng lai rất nhiều cơ hội phát triển. Hi vọng rằng với những nỗ lực không biết mệt mỏi của Trung Quốc, quốc gia này sẽ giành đợc nhiều thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, hợp tác và phát triển. Làm cho thế giới không còn xung đột và mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết bằng con đờng hoà bình, hoà giải. Quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia ngày càng phát triển góp phần làm cho thế giới phát triển đúng xu thế của thời đại.

Tài liệu tham khảo

1. Báo Nhân Dân số ra ngày 23.1.1979. 2. Báo Nhân Dân số ra ngày 31.1.1979. 3. Báo Nhân Dân số ra ngày 10.2.1979. 4. Báo Nhân Dân số ra ngày 4.11.2002.

5. BenKiếcNan(1988), Pôn Pốt chiếm quyền nh thế đấy. NXB Thông tin lí luận, Hà Nội.

6. Bộ ngoại giao nớc CHND Campuchia(1984), Tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Campuchia, NXB Sự thật, Hà Nội 1985.

7. Bộ ngoại giao nớc CHND Campuchia(1983), Sự thật quan hệ Thái Lan- Campuchia; Thái Lan- Lào, NXB Sự thật, Hà Nội 1985

8. Bộ ngoại giao nớc CHXHCN Việt Nam(1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua. NXB Sự thật, Hà Nội

9. Trờng Chinh (1979), Về vấn đề Campuchia, NXB ST, Hà Nội 10. Chu Thơng Văn - Trần Thích Hỷ(1979), Sự phát triển của

Trung Quốc không thể tách khỏi thế giới, NXB CTQG, Hà Nội.

11. Trần Văn Đào- Phan Doãn Nam(2001), Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945- 1990, Học viện quan hệ quốc tế , Hà Nội.

12. F.Joyaux(1981), Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dơng lần thứ nhất (Giơnevơ 1954), NXB Thông Tin Lí Luận, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. GrantơIvanxơ- KevinRâulây(1986), Chân lí thuộc về ai, NXB QĐND, Hà Nội

14. Phan Thế Hải(2001), Đặng Tiểu Bình nhà cải cách kinh tế hàng đầu thế kỷ XX, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hoa(2002), "Quan hệ Việt - Trung trong thời kỳ mới", Tạp chí Cộng Sản 4(12), tr. 58-61.

16. Vũ Dơng Huân(2002),"35 năm quan hệ láng giềng gần gũi Việt Nam- Campuchia", Nghiên cứu quốc tế 4(47).

17. HunSen(1991), Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia, Luận án tiến sĩ khoa học- Học Viện Nguyễn ái Quốc.(bản tóm tắt).

18. Ivan Ivanốp (1983), Trung Quốc và các nớc đang phát triển,

NXB Thông Tin Lí Luận, Hà Nội.

19. Trần Khánh(2002),"Vị thế địa - chính trị Đông Nam á thập niên đầu thế kỷ XXI",

Tạp chí cộng sản số 21, tr. 60- 64.

20.Kitsinger Những văn bản mật cha đợc công bố, NXB Thanh Niên- 2002.

21.Tú Lan (1998),"Tính bất biến và khả biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc", Nghiên cứu Trung Quốc 4(20), tr. 32- 38.

Một Đại hội xuyên thế kỷ ", Tạp chí cộng sản Tháng 11 , tr. 61- 66.

23.Lý Kiện (2002), Ngọn lửa chiến tranh lạnh T2, NXB Thanh Niên. 24.Lý Tính(1996),"Lý luận Đặng Tiểu Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc ", Nghiên cứu Trung Quốc, số 2.

25. Lê Văn Mỹ(2002),"Một vài suy nghĩ về chiến lợc ngoại giao của Đặng Tiểu Bình", Nghiên cứu Trung Quốc, 4 (44), tr. 31- 35.

26. N-X. Culesốp (1992), Bắc Kinh chống lại phong trào giải phóng dân tộc. NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

27. NXB Sự thật(1954), Những tham luận của hai đoàn đại biểu Liên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách của trung quốc đối với campuchia trong thời kì 1975 - 1993 (Trang 102 - 115)