Về hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 70 - 79)

Có thể nói rằng hoạt động chính trị của Nguyễn Công Trứ có ảnh hởng quan trọng gần nh quyết định tới hoạt động kinh tế của ông. Thực vậy, khi tìm hiểu về sự nghiệp và đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khẩn hoang chúng ta có thể thấy rằng công cuộc khai hoang, lập làng ấp, tăng diện

tích ruộng đất do Nguyễn Công Trứ chủ trơng và chỉ huy thực hiện ở vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã tiến hành sau khi khởi nghĩa Phan Bá Vành đợc dập tắt. Trớc khi tiến hành công cuộc khẩn hoang, Nguyễn Công Trứ nói rõ mục đích của công việc này là để “yên nghiệp dân nghèo”, “tuyệt hẳn đảng ác”. Ông cũng nhìn thấy nguồn gốc để các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ là bởi vì “dân nghèo thiếu ăn, du thủ, du thực cùng quẫn thì họp nhau trộm cớp”, và đó cũng chính là lí do để Nguyễn Công Trứ mạnh dạn xin triều đình chu cấp lơng thực, tiền của trong sáu tháng cho dân nghèo đợc mộ, ngoài hạn thì tự túc và đặc biệt là Nguyễn Công Trứ đề nghị chủ trơng “sau ba năm thành ruộng thì cho làm ruộng t thu thuế”.

Đặc biệt trong công cuộc khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ hoạch định và chỉ huy. Chúng ta thấy ông là một nhân vật có tầm mắt nhìn xa trông rộng. Nguyễn Công Trứ dám dùng ngay tàn quân nông dân khởi nghĩa của Phan Bá Vành vào việc khẩn hoang. Và để khuyên khích mọi ngời tích cực khai phá đất hoang, Nguyễn Công Trứ đã mạnh bạo đa ra chủ trơng “ngời nào khai phá đợc bao nhiêu mẫu, sào đều cho nhận làm ruộng t”. Đây chính là một trong những sáng kiến của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khẩn hoang, nó đã trả lời đúng mong muốn tha thiết của ngời nông dân là có ruộng riêng để tự cày cấy. Chủ trờng hợp lòng ngời, nên dân nghèo các nơi kéo đến đào mơng, đắp đập, khẩn trơng làm việc và cũng do có chủ trơng đúng đắn, cách làm sáng tạo, khoa học nên chỉ trong một thời gian ngắn Nguyễn Công Trứ cùng với ngời dân khai hoang đã làm nên những kỳ tích lớn lao, đã biến những bãi biển hoang vu rậm rạp thành ruộng đất canh tác phì nhiêu.

Khi nói đến lĩnh vực kinh tế, Nguyễn Công Trứ không chỉ là một nhà khẩn hoang đại tài mà ông còn là ngời đã khởi xớng nhiều chính sách kinh tế - xã hội mới mẻ, có thể xem là đi trớc thời đại. Trong những năm Nguyễn Công Trứ lãnh đạo nhân dân khởi hoang lấn biển, lập nên các làng quê trù phú ở Tiền Hải, Kim Sơn, Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần dâng sớ lên vua xin đợc mở trờng ở các ấp, các làng: “ Đ… ợc đặt nhà học, xin đợc rớc thầy về dạy con trẻ” [21, 58], xin miễn thuế ở một số mẫu ruộng để lấy tiền chi học phí và định lễ trẻ con

tầm nhìn xa trông rộng, lo việc học tập cho con em nhân dân, nhằm mở mang dân cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nớc. Và đó cũng chính là động lực để phát triển kinh tế.

Bên cạnh việc dâng sớ xin đặt trờng học, Nguyễn Công Trứ cũng đã nhiều lần dâng sớ xin đợc đặt “xã thơng” ở mỗi cấp, mỗi làng để mua bán, tích trữ thóc gạo nhằm ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội “khi nào giá gạo cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷ nạn, thiên tai thì đem cấp cho ngời thiếu, khi đợc mùa thì thu lại dự trữ cho Nhà nớc”.[ 21, 59]

Tóm lại, về mặt kinh tế Nguyễn Công Trứ đã góp một phần công lao nổi bật rất đáng đợc trân trọng trong lịch sử dân tộc và thể hiện là ngời có cách nhìn sáng suốt, mạnh dạn, thẳng thắn và tiến bộ.

C. Kết luận

Theo dõi hành trình xuôi ngợc lao lung nhng đầy hiển hách của Nguyễn Công Trứ cách đây gần 2 thế kỷ, chứng kiến những gì ông đã phải đơng đầu và giải quyết, chứng kiến những công lao của ông trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cũng nh trong lĩnh vực văn học ở nửa đầu thế kỷ XIX, chúng ta càng thấy con ngời ông gần gũi với chúng ta hôm nay rất nhiều. Có lẽ đó cũng là vì chẳng bao giờ Nguyễn Công Trứ tỏ ra mình cách biệt với dân. Suốt đời lo phục vụ đất nớc, thơng dân, ông đã đem hết tài năng và nghị lực của mình phục vụ cho đất nớc. Những ngôi đền thờ ông ở Đông Quách - Tiền Hải, ở Lạc Thiện - Kim Sơn và ở Nghi Xuân - quê ông đã nói lên công lao của ông đối với dân, với nớc.

Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Bình, tuổi thơ của ông đợc nuôi dỡng bởi phù sa của các con sông Thái Bình và sông Luộc. Cùng với Nghi Xuân - mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đã góp phần tạo nên tài năng và phẩm chất của ông sau này.

Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ không chỉ có niềm vui mà thật lắm gian nan cơ cực. Vận hạn luôn luôn đến với ông nh một ám ảnh.

Mấy chục năm đeo đẳng đèn sách, dùi mài kinh sử, ông đã phấn đấu thực hiện ớc mơ hoài bão đỗ đạt thành tài để ra phò vua giúp nớc, giúp dân. Ông hăm hở ra làm quan để đợc thực thi trách nhiệm của kẻ sĩ trớc cuộc đời. Thế nhng con đờng hoạn lộ thật lắm thăng trầm, đầy những cay nghiệt. Trong suốt 27 năm trên con đờng hoạn lộ, Nguyễn Công Trứ đã từng giữ 26 chức vụ khác nhau. Từ chức Hành tẩu (tập sự) ở Quốc sử quán cho đến Binh bộ thợng th, từng giữ chức Tổng đốc Hải An, Hàm chánh nhị phẩm, ba lần ông đợc cử đi chấm thi Hơng (có lần làm chánh chủ khảo trờng thi Hà Nội), bốn lần làm tớng cầm quân Dù ở c… ơng vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợc giao. Ông thực sự là một ông quan có đủ những phẩm chất tốt đẹp “Thanh, cần, thận, trực”, là con ngời hết lòng vì nớc, vì dân. ở ông hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của một con ngời: trung, dũng, nhân, chí, tín. Là một trí thức cao đẹp, luôn có t tởng nhập thế, luôn luôn hành động vì cuộc đời, vì con ngời. Công lao

của ông đã từng đợc vua Minh Mệnh ban thởng: một toà bạch ngọc hình núi, một con ngựa bằng mã não, một chiếc kim khách khắc 4 chữ “lao năng khổ t- ớng” (làm việc gắng sức thật đáng khen). Thế mà ba lần ông bị vu cáo là “mại trại’ (mua tiếng ngay thẳng), là buôn lậu, là làm phản, bốn lần ông bị giáng chức xuống từ một đến ba, bốn cấp. Có khi bị cánh tuột xuống làm lính thú, có lần phải chịu án “trảm giam hậu” (tội chém nhng tạm giam lại đợi lệnh). Cùng thời có nhiều ông quan lâm vào cảnh nh thế đã buồn nản cáo quan về an nghỉ, thậm chí có những ngời chống lại triều đình. Nhng Nguyễn Công Trứ đã không làm nh vậy. Ông vẫn tiếp tục tận tuỵ với công việc đợc giao dù ở cơng vị nào, dù làm việc gì. Ông đành nén chịu những oan ức để giữ lấy đạo “vi thần”, giữ lấy lòng trung thành với nớc,với vua. T tởng của ông là quyết chí lập thân, lập công để đợc gánh vác những việc quốc gia đại sự, chứ không phải để “vinh thân, phì gia”, hởng vinh hoa phú quý. Quyết chí đỗ đạt thành tài và đợc làm quan là để có điều kiện cống hiến tài năng, sức lực cho nớc, cho dân đợc nhiều hơn. Lẽ sống của ông đầy trách nhiệm với đời, với non sông đất nớc. Nghiệp lớn với núi sông là phơng châm hành động, là t tởng xuyên suốt cuộc đời ông.

Và quả thực là nh vậy, cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ lắm thăng trầm, nhiều cay đắng, nhng với t tởng canh tân sáng tạo, với t tởng nhập thế rất tích cực, Nguyễn Công Trứ đã làm đợc nhiều việc lớn có ích cho xã hội, đợc nhân dân kính yêu mến phục. Ông thực sự là một ông quan mẫn cán, một nhà quân sự có tài, một nhà chính trị kiệt xuất, một nhà thơ xuất sắc và trên hết trong những công lao của ông đó là một nhà kinh tế lỗi lạc.

T tởng lớn khai hoang lập ấp, sau khi dẹp xong khởi nghĩa của Phan Bá Vành, là cốt để yên dân. Chủ trơng hợp lòng ngời nên dân nghèo các nơi kéo đến đào mơng, đắp đập đắp đê ngăn mặn, dựng nhà dựng cửa, xẻ ruộng san vờn. Chỉ trong mấy năm với chủ trơng đúng, cách làm sáng tạo, khoa học đã chiêu tập dân nghèo, ông đã làm nên những kỳ tích khai hoang lẫn biển rực rỡ: Huyện Tiền Hải với 18.970 mẫu ruộng và 2.350 đinh, huyện Kim Sơn 14.600 mẫu ruộng và 1.260 đinh, hai tổng Ninh Nhất Và Hoành Thu với 4.200 mẫu ruộng đã đợc thành lập - những vùng đất hoang vắng, đầy lau sậy, là nơi đợc xem là

“ổ giặc” dới tầm nhìn và tài năng của Nguyễn Công Trứ giờ đây đã trở thành những làng xóm đông vui, ruộng đồng bát ngát, kênh mơng, đờng sá thuận lợi.

Ngày nay cứ nhìn những cánh đồng mênh mông bát ngát ở Tiền Hải, ở Kim Sơn với một hệ thống nông giang chạy ngang dọc nh… bàn cờ và với một hệ thống đờng giao thông thuỷ bộ rất tiện lợi. Chúng ta sẽ thấy bật lên cái tài tổ chức và đầu óc làm việc rất khoa học của Nguyễn Công Trứ. Trong điều kiện xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Công Trứ dám mở ra một cuộc tấn công quy mô vào bãi biển rậm rạp. Và với những thành công tốt đẹp, ông xứng đáng đợc coi là khẩn hoang tài giỏi nhất của Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX. Để ghi nhớ công lao của ông nhân dân Tiền Hải, Kim Sơn đã lập đền thờ sống ông để tỏ lòng biết ơn vị ân nhân của mình.

Ngời xa có nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ: “Một là lập công, hai là lập đức, ba là lập ngôn”. Lập công tất là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi, lập đức tất là đức trạch lu truyền đến muôn đời, lập ngôn tất là ngôn luận văn chơng có bổ ích cho nhân tâm thế đạo. Trong ba điều ấy, có đợc một điều đã là khó, mà gồm đợc ba điều cha dễ mấy ai. Theo cụ Lê Thớc “ở nớc ta có một bậc vị nhân nói về công thì công rất lớn, nói về đức thì đức rất dày, nói về ngôn thì ngôn luận văn chơng rất có gía trị Bậc vị nhân ấy là ai? Là cụ Uy Viễn t… ớng công Nguyễn Công Trứ vậy”. [21, 17].

Lời khen tăng ấy có quá chăng? Ngẫm lại cuộc đời của một kẻ sỹ suốt đời cống hiến, ta thấy Nguyễn Công Trứ rất xứng đáng.

Tài liệu tham khảo

1. Danh nhân Hà Tĩnh, tập 1 (1998), Sở VHTT Hà Tĩnh.

2. Lê Văn Diện (2001), Nghi Xuân địa chí, Nxb VHTT Hà Tĩnh.

3. Gia phả họ Nguyễn Công, bản chép tay lu tại nhà ông Nguyễn Công Tuấn,

ở xã Xuân Giang - Nghi Xuân - Hà Tĩnh.

4. Trần Quang Hải (1996), Dấu ấn Nguyễn Công Trứ ở vùng đất Kim Sơn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Hồ sơ di tích lịch sử - văn hoá : Nhà thờ và mộ Nguyễn Công Trứ, S VHTT

Hà Tĩnh. Hiện lu tại Th viện tỉnh Hà Tĩnh, ký hiệu HT1680.

6. Chu Trọng Huyến (1995), Nguyễn Công Trứ con ngời và sự nghiệp, Nxb KHXH.

7. Chu Trọng Huyến (1996), Nguyễn Công Trứ thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Vũ Ngọc Khánh (1996), Nguyễn Công Trứ, Nxb VHTT.

9. Bùi Quý Lộ (1987), Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải, Luận án PTS Sử học, bảo vệ tại Trờng ĐHSP 1 Hà Nội.

10. Nguyễn Cảnh Minh - Đào Tố Uyên (1990), Công cuộc khẩn hoang thành lập

huyện Kim Sơn, Huyện uỷ, UBND huyện Kim Sơn, Sở VHTT tỉnh Ninh Bình.

11. Tăng Thị Kim Ngân (1996), Nguyễn Công Trứ - con ngời giai thoại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

12. Nguyễn Viết Ngoãn (2001), Nguyễn Công Trứ ông hoàng hát nói, Nxb Trẻ & Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Viết Ngoãn (2002), Nguyễn Công Trứ - tác giả, tác phẩm, giai

thoại, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Công Trứ - con ngời, cuộc đời và thơ (1996), Nxb Hội nhà văn &

Trờng viết văn Nguyễn Du.

15. Quốc sử quán triều Nguyễn (1993), Đại nam thực lục chính biên, tập 5, 7, 9, Nxb Sử học, Hà Nội.

16. Trơng Hữu Quýnh (chủ biên) (2001), Đại cơng lịch sử Việt Nam, tập 1 từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858, Nxb Giáo dục.

17. Đặng Thanh Quê (2002), Đất Nghi Xuân ngời Nghi Xuân, Nxb VHTT tỉnh Hà Tĩnh.

18. Nguyễn Thanh (1996), Đất Thái Bình với Nguyễn Công Trứ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

19. Trần Nho Thìn (giới thiệu và tuyển chọn) (2000), Nguyễn Công Trứ về tác

gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

20. Lê Thớc (1928), Sự nghiệp và thi văn của Uỷ Viễn tớng công Nguyễn

Công Trứ. Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội.

21. Mai Khắc ứng (su tầm và biên soạn) (2001), T liệu về Nguyễn Công Trứ, Sở VHTT tỉnh Hà Tĩnh.

Mục lục

Trang Lời cảm ơn

A. Mở đầu 1

B. Nội dung 6

Chơng 1: Quê hơng - Gia đình - Dòng họ 6

1.1. Vài nét về huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình - Nơi

Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên 6

1.2 Vài nét về mảnh đất Nghi Xuân - Hà Tĩnh 9 1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trờng 9

1.2.2. Truyền thống văn hoá Nghi Xuân 14

1.3. Làng Uy Viễn - Quê hơng Nguyễn Công Trứ 17

1.4. Gia đình, dòng họ 20

Chơng 2: Cuộc đời sự nghiệp và những đóng góp của

Nguyễn Công Trứ trong lịch sử dân tộc 24

2.1. Bối cảnh lịch sử nớc ta cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX 24

2.2. Cuộc đời 26

2.2.1. Khoa Cử công danh 26

2.2.2. Hoạn lộ thăng trầm 29

2.3. Đóng góp của Nguyễn Công Trứ 34

2.3.1. Đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khẩn hoang 34 2.3.2. Đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong lĩnh vực văn học 46 2.4. Vài nét về binh nghiệp của Nguyễn Công Trứ 50 2.5. Tình cảm của nhân dân đối với công lao và sự nghiệp của

Nguyễn Công Trứ 55

2.6. Một vài nhận xét bớc đầu về cuộc đời và sự nghiệp của

Nguyễn Công Trứ 61

2.6.1. Về cuộc đời 61

2.6.2. Về hoạt động chính trị 66

2.6.3. Về hoạt động kinh tế 69

C. Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 75

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w