kỷ XIX
Đặc điểm cơ bản nhất của giai đoạn lịch sử này là chế độ phong kiến Việt Nam đi vào con đờng khủng hoảng bế tắc. Tình trạng Nam Triều - Bắc Triều chấm dứt cha đợc bao lâu thì xẩy ra sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn lại nổ ra và kéo dài hơn nửa thế kỷ (từ 1627 - 1672) đã đẩy đất nớc vào vòng hỗn loạn. Thực chất đây cũng chỉ là cuộc tranh giành quyền lực, là sự xâu xé quyền lợi, đâm chém lẫn nhau của các tập đoàn phong kiến trên lng dân tộc. ở Đàng Ngoài, tập đoàn vua Lê - chúa Trịnh với hệ thống chính quyền đợc tổ chức giống nh thời Lê sơ. Nhng vua Lê chỉ là ông vua bù nhìn, là cái bóng mờ nhạt, còn mọi quyền lực đều tập trung trong tay phủ chúa Trịnh. ở Đàng Trong, kể từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, trải qua chín đời chúa Nguyễn lúc này đã bị phe đảng Trơng Phúc Loan chuyên quyền tiếm vị. Máu xơng của nhân dân đã đổ nhiều cho cuộc chiến tranh “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tơng tàn” này. Sau chiến tranh, giai cấp thống trị phong kiến ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong lao vào ăn chơi truỵ lạc, không còn năng lực quản lý xã hội. Chính sách phong thởng và ban cấp ruộng đất cho công thần, quan tớc, quân đội và theo đó là tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ, cờng hào ngày càng phổ biến: “Bọn cờng hào, địa chủ ở địa phơng không những tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng t của dân và còn lũng đoạt ruộng đất công vốn đã bị Nhà nớc cắt xén rất nhiều”, “ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không có một miếng đất cắm dùi” [16, 395].
Để hạn chế tình trạng chấp chiếm ruộng đất của bọn địa chủ, cờng hào, năm 1773, phủ Chúa ban lệnh nghiêm cấm “Nhà quyền quý không đợc chiếm bậy ruộng đất của dân”, thế nhng hiệu quả không đáng kể. Bên cạnh đó thì tệ tham quan ô lại, sự ngng trệ của ngoại thơng và chính sách “ức thơng tỏa cảng”
của Nhà nớc... đã làm cho nền kinh tế của đất nớc rơi vào tình trạng kiệt quệ, nhân dân sống cuộc sống điêu đứng, lầm than, đói khổ “dân gian bỏ cả cấy cày, các thứ tích trữ ở làng xóm hầu nh hết sạch... dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đờng. Giá gạo cao vọt 100 đồng không đợc bữa no. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi phải ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau, số dân còn lại mời phần không đợc một...” [16, 398]. Mọi giá trị đạo đức xã hội gần nh bị đảo lộn. Trong sự hỗn loạn cùng cực này, một lôgíc lịch sử tất yếu phải xẩy ra: đó là sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng bị áp bức. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên tục từ Bắc tới Nam, tiêu biểu nh: khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phơng (1740 - 1751); khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751); khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769); cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật (1738 - 1770). Mà đỉnh cao của nó là phong trào nông dân Tây Sơn với vai trò của ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung. Đã lần lợt đánh đổ chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quền Lê - Trinh ở Đàng Ngoài. Làm chủ cả đất nớc. Nhng rồi, triều đại nhà Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi, ánh hào quang vừa loé lên đã chợt tắt... Về thực chất, nhà Tây Sơn chỉ làm công việc đập tan một vơng triều này để rồi cũng chỉ lập lại một vơng triều khác, không thể thoát khỏi phạm trù phong kiến. “Nông dân khởi nghĩa là dấu hiệu đặc trng của khủng hoảng xã hội, phản ánh xung đột giai cấp đã trở thành trầm trọng, nhng nhìn vào kết quảt của nó, hoặc là tái chuyên chế hoá, tức là lập ra nhiều triều đại mới, hoặc là thất bại, không thể coi khởi nghĩa nông dân là hình thức giải quyết mâu thuẫn xã hội có ý nghĩa cách mạng” [13, 20].
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Ngoài và Đàng Trong, Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Gia Long lập ra nhà Nguyễn. Thành lập và thống trị trong thế kỷ XIX cũng có nghĩa là Gia Long thừa hởng luôn thành quả bảo vệ và thống nhất đất nớc trớc đó của nhà Tây Sơn. Cha bao giờ trong lịch sử phong kiến Việt Nam lại có một vơng triều đất rộng, dân đông, giàu mạnh nh vậy. Và trong cơn say khát củng cố thế lực độc tôn, vơng triều nhà Nguyễn sẵn sàng loại bỏ những gì trái với tham vọng thiết chế của họ. Để rồi, từ đây lại phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng hơn... Cuộc đấu tranh giai cấp lại gay gắt và phức tạp hơn. Thế kỷ XVIII sang
đầu thế kỷ XIX đợc xem là thế kỷ khởi nghĩa nông dân. Mời bảy năm thời Gia Long, hai mơi năm thời Minh Mạng, bảy năm thời Thiệu Trị, gộp lại gần 50 năm mà đã có tới non 400 cuộc khởi nghĩa. Đó là cha kể đến thời Tự Đức và các triều đại sau này. Điều này chứng tỏ, mặc dù đợc thống nhất dới một vơng triều nhng chế độ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời và lạc hậu, đời sống của ngời nông dân không đợc cải thiện, ý thức đối lập của ngời nông dân với Vơng triều phong kiến thống trị ngày càng gia tăng. Chính vì vậy mà khi phơng Tây nổ súng xâm lợc nớc ta vào năm 1858, giai cấp thống trị không thể đứng nổi trong cùng một chiến tuyến với nhân dân... Đất nớc lại một lần nữa rơi vào vòng tay ngoại bang.
2.2. Cuộc đời