Hoạn lộ thăng trầm

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 31 - 36)

Lận đận chốn trờng thi, cuối cùng Nguyễn Công Trứ cũng có đợc danh vọng khi ông đã ở vào tuổi 42, đứng đầu bảng hổ - Giải nguyên, chuẩn bị đa gia đình vào kinh đô Huế. Những bớc thăng trầm trên con đờng hoạn lộ đang hẹn ông phía trớc.

ngày háo hức nhất cuộc đời ông. Cha đầy một năm sau, vị Giải nguyên này đợc chuyển sang ngạch chính thức biên tu (viết sử). Tham gia sơ khảo thi Hơng tại trờng Trực Lễ (Thừa Thiên) và phúc khảo thi Hơng tại trờng Sơn Nam (Nam Định), Ân khoa Tân Tỵ, 1821. Hai năm sau, tức năm 1823, Nguyễn Công Trứ đợc bổ làm tri huyện Đờng Hào (Yên Mỹ, Khoái Châu thuộc tỉnh Hng Yên ngày nay). Đến năm Minh Mệnh thứ 5, tức năm 1824, Nguyễn Công Trứ đợc thăng lên bậc Lang trung Bộ lại, giữ chức T nghiệp Quốc Tử Giám (trờng đại học quốc gia đầu tiên). Tiếp đó, năm 1825, ông đợc chuyển sang làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Rồi ra làm Tham hiệp trấn Thanh Hoa. Năm 1826, thân mẫu Nguyễn Công Trứ qua đời, sau ba tháng đợc nhà vua cho về quê lo tang lễ thân mẫu, ông lại đợc nâng lên cấp Thị lang (tơng đơng với Vụ trởng bây giờ) Bộ hình, quyền biện Hình tào Bắc Thành, để cùng với Nguyễn Hữu Thận, Trơng Văn Minh, Nguyễn Đức Nhuận tăng cờng phối hợp với Phạm Văn Lý, Phan Đình Bảo, Nguyễn Văn Phong dẹp cuộc bạo loạn của Phan Bá Vành ở Trà Lũ vào năm 1827. Năm 1828 đợc nâng lên cấp Thự hữu tham tri Bộ hình, giữ chức Doanh điền sứ Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Ông dâng sớ khẩn hoang, diệt tệ cờng hào, trực tiếp tổ chức khai hoang lấn biển lập nên hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hai tổng Hoành Thu, Ninh Nhật (Nam Định) vào năm 1829.

Vậy là, chín năm đầu tiên trên con đờng hoạn lộ, hăng hái, nhiệt thành, đánh giặc giỏi, khai hoang di dân lập ấp có tâm và có tài, từ một cử nhân, Nguyễn Công Trứ đã vơn lên trên nghiệp quan trờng một cách quá suôn sẻ mà nhiều vị tiến sĩ cha vơn tới. Chính đó cũng là nguyên do để rồi nhân trong dịp ông tổ chức khai hoang ở huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam Hạ có hai ngời tên là Phạm Nguyên Trung, ngời xã Liêu Đông và Ngô Huy Phúc ngời xã An Đạo đa cho ngời giúp việc của ông một số bạc (khoảng 70 đến 90 lạng) nhờ xin quan Doanh điền sứ dành riêng cho họ một số ruộng làm t điền. Nguyễn Công Trứ cho bắt giam hai kẻ hối lộ cùng tang vật rồi dâng sớ báo lên vua. Việc làm quang minh chính đại đó lẽ ra phải đợc mọi ngời suy nghĩ, noi theo, thì ngợc lại các quan ở Bắc Thành vòng vo đình nghị buộc tội Nguyễn Công Trứ “... Xin giáng ba cấp, đổi đi nơi khác...” [21, 44].

Thì ra thời xa là thế, ngời có tài mà lại trung thực thờng hay bị ghen ghét. Bọn giá áo túi cơm không làm nên trò trống gì lại canh cánh sợ mất ăn mới nghĩ ra trăm nghìn thứ xấu mà khoác cho ngời khác. Tiền Hải, Kim Sơn nh hai tấm bảng vàng làm lòng ngời lơng thiện xôn xao mà bụng bọn xu thời lại ghen ghét.

Một hành vi đi cửa sau theo kiểu “gửi bà để mua ông” rành rành nh thế mà các vị đại thần thay mặt vua cai quản xứ Bắc Thành vòng vo đổi trắng thay đen quả là đáng sợ. May thay, sự vụ này nhà vua Nguyễn Thánh Tổ chứng tỏ mình còn là một đấng minh quân.

“... Công Trứ đi theo đờng thẳng, tại sao lại cho là mua tiếng ngay thẳng. Đó chẳng qua là ý kiến sai lầm cho nên bất giác đã bàn quá đáng. Vậy truyền chỉ nghiêm trách thành thần mà Công Trứ thì miện nghị...” [21, 45].

Tháng 4 nhuận, năm Minh Mạng thứ 11, tức năm 1830, Nguyễn Công Trứ đợc triệu về kinh và đợc bổ làm Hữu tham tri bộ Hình. Lúc này Trơng Minh Giảng là Tả tham tri, Nguyễn Công Trứ đợc giao nhiệm vụ thanh tra khám xét nhập khẩu.

Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 12, năm 1831, nhân dịp về kinh, Thự Hiệp trấn Nam Định Nguyễn Nhợc Sơn có cho Phí Quý Trại cùng đi. Phí Quý Trại vốn là ngời trợ lý đắc lực của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lập huyện Tiền Hải năm 1828. Bởi nhận biết năng lực, t cách của Phí Quý Trại nên Nguyễn Công Trứ đồng tình với Nguyễn Nhợc Sơn tâu xin nhà vua cho Phí Quý Trại làm chân Huyện thừa huyện Tiên Hải. Xét cho cùng, việc hai ông bàn là vì lợi ích chung, không hề có t túi gì. Thế nhng Hoàng Quýnh tài đức tầm thờng nhng xu nịnh thì có bài bản, muốn hạ uy tín của Nguyễn Công Trứ để leo cao hơn mới thêu dệt rằng:

“... quan tớc là do các tiên dế cùng Thế Tổ Cao Hoàng đế để lại cho Hoàng Thợng, để đại kẻ hiền tài trong thiên hạ, cho nhà nớc dùng, cho nên dù một tri hay nửa cấp Hoàng Thợng cũng cha tầng lấy tình thân ái mà cho riêng ai. Hai gã kia nghĩ thế nào, mà giám lấy quan tớc của triều đình làm cái quà của mình để thù đáp riêng. Xin trị tội để ngăn chặn con đờng cầu cạnh, mà răn những kẻ bề tôi dối vua làm riêng” [21, 49].

Trớc những lời thêu dệt của Hoàng Quýnh, nhà vua Nguyễn Thánh Tổ đã xuống chỉ giáng bổ Nguyễn Công Trứ làm tri huyện Kinh huyện. Nh vậy là một việc tốt lại một lần nữa Nguyễn Công Trứ bị vu oan, để rồi từ Hữu Tham tri bộ Hình, Nguyễn Công Trứ bị giáng 4 cấp xuống làm tri huyện Kinh - quan huyện không quản lý ai.

Lịch sử đã đi vào quá khứ. Thế nhng ngày nay khi tìm hiểu lại sự việc này, chúng ta nh thấm thêm nỗi đau nhân thế. Thiết nghĩ, thời nào dờng nh cũng vậy. Bọn gian thần thì bao giờ cũng nhờ mồn mép xua nịnh mà leo cao, ngời ngay thẳng thờng hay bị nỗi oan chà đạp. Nhìn lại cả một vùng đầm lầy hoang vu, dới bàn tay và đầu óc tài tình của Nguyễn Công Trứ đã biến thành những thửa ruộng màu mỡ đã làm nên làng, nên xóm. Những điều ấy Hoàng Quýnh không mảy may hay biết. Và chúng tôi thiết nghĩ, những ngời nh kiểu Hoàng Quýnh không nói đến làm gì, đáng tiếc là nhà vua lại thiếu minh mẫn để đình thần cách tuột ngời có công thực sự. Cũng phải nhìn nhận một cách thực tế rằng, Nguyễn Công Trứ bị hạ xuống rồi lại đợc nâng lên một chút để ban ơn và dờng nh đây cũng là một thủ đoạn cai trị của các ông vua triều Nguyễn.

Bị giáng chức cha đợc bao lâu, vài tháng sau, nhà vua lại u ái nâng Nguyễn Công Trứ lên làm Viên Ngoại Lang ở nội vụ phủ, rồi nhanh chóng cho lên Lang trung nội vụ. Cha kịp mừng thì tháng 5 năm Nhâm Thìn, tức năm 1832, Nguyễn Công Trứ lại nhận đợc chiếu chỉ đợc bổ làm Bố chánh Hải Dơng. Bốn tháng sau đã đợc giữ chức Tham tri Bộ hình, Thự Tổng đốc Hải - Yên (Hải Dơng - Quảng Yên). Tám tháng sau, tức tháng 5 năm Quý Tỵ, 1833, Nguyễn Công Trứ đợc bổ làm Tham tán quân vụ, tham gia dẹp cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân. Bởi khâu tiếp tế, triều thần tổ chức quá kém, binh sỹ thiếu lơng thực thờng xuyên, vào mùa ma miền rừng núi Việt Bắc lại quá khắc nghiệt, nên Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ tiến quân chậm hơn so với mong muốn của nhà vua. Vậy là các quan ở Bộ hình không biết gì về chuyện chiến trờng, đón ý vua không vui, tâu xin khép hai ông vào tội xử tử. May thay nhà vua Nguyễn Thánh Tổ không nghe họ, chỉ xuống chiếu: “...Nguyễn Công Trứ giáng ba cấp khiến cho thu công về sau để chuộc tội trớc”.

Nh thế đây là lần thứ ba Nguyễn Công Trứ bị án oan, phải lấy chiến công mà gở tội. Thật ra, nếu xét cho đúng tội là do bộ phận tiếp tế chậm và không đủ. Nếu có định tội lẽ ra phải trị bọn đánh giặc mồn ở phía sau, thì đằng này lại hành hạ ngời đang xông pha ở phía trớc.

Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa do Tri Châu Nông Văn Vân khởi xớng, tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 16, tức ất Mùi, 1835, Nguyễn Công Trứ đợc trở về lỵ sở thự Tổng đốc Hải - Yên. Tháng 7 cùng năm đợc thăng bổ hàm Thợng Th bộ Binh vẫn kiêm Tổng đốc Hải Yên. Nhng không lâu sau ngày hân hoan ấy, bởi những ngời coi tù để tớng cớp Đoàn Danh Lại trốn thoát, Nguyễn Công Trứ lại bị giáng bốn cấp nhng đợc “chuẩn cho lu dụng, định hạn điều tra lùng bắt”.

Năm 1839, Nguyễn Công Trứ đợc triệu về kinh, bỗng dng hơn một tháng sau thì bị giáng chức xuống Hữu tham tri Bộ binh kiêm tả đô Ngự sử viện Đô sát là chủ khảo trờng thi Hà Nội (1840), khi trở về đợc nâng lên làm thự Đô Ngự sử vẫn kiêm Hữu tham tri Bộ binh rồi cho sung Tán lý cơ vụ trấn Tây Thành.

Nguyễn Thánh Tổ mất, Thiệu Trị lên nối ngôi lấy niên hiệu là Nguyễn Hiến Tổ. Tháng giêng năm Thiệu Trị nguyên liên, tức Tân Sửu, năm 1841, Nguyễn Công Trứ đợc bổ làm Tham tán đại thần. Nguyễn Công Trứ hai lần dâng sớ gián kín mật tấu về tình hình Tây Thành xin rút quân bị án trảm giam hậu giáng chức làm Lang trung Bộ binh, nhng cho cách lu, quyền Tuấn phủ An Giang.

Đến năm 1843, Nguyễn Công Trứ đợc thăng làm Tham tri Bộ binh, quyền Tuần phủ An Giang. Lúc này ông ở dới quyền của Tổng đốc An Giang là Nguyễn Công Nhàn. Nguyễn Công Nhàn đã tầng là cấp dới của Nguyễn Công Trứ nên khi ngồi đợc vào ghế Tổng đốc rồi, y nơm nớp lo sợ Nguyễn Công Trứ. Vì thế mà vụ thứ nhất Nguyễn Công Nhàn vu cáo Nguyễn Công Trứ nhận tiền hối lộ của dân thôn Tân Hữu, tỉnh An Giang không thành, bởi quá lộ liễu. Tiếp đó Nguyễn Công Nhàn lại nhân việc Đoàn Quang Mật bắt đợc Đội trởng đồn Chu Giang đi sang Chân Lạp do thám, Nguyễn Công Nhàn lại tâu về triều vu cáo Nguyễn Công Trứ tổ chức buôn lậu. Nguyễn Công Trứ bị cắt tuột chức cũ, giáng làm lính thú Quảng Ngãi. Vậy là một bậc trọng thần danh tớng, tiếng tăm

lừng lẫy khắp ngoài quận trong triều, mà nhất đán vì cái miệng đứa tiểu nhân mà phải đem mình làm kẻ thú binh, thật quả là:

Trên trờng danh lợi vinh liền nhục

Giữa cuộc trần ai khóc lẫn cời” [22, 146]

Đến 1845, Nguyễn Công Trứ đợc khôi phục làm chủ sự Bộ hình, quyền Viên ngoại lang rồi lại đổi quyền Viên ngoại lang Đại lý tự.

Năm 1846, giữ chức Quyền án sát xứ Quảng Ngãi, sau đó làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1847, đợc nâng lên làm Thự phủ Doãn phủ Thừa Thiên. Đến 1848, đợc phong hàm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Cùng năm Tự Đức lên ngôi, Nguyễn Công Trứ xin về hu trí tại quê nhà, lúc này ông đã 70 tuổi.

Tóm lại trên con đờng hoạn lộ, Nguyễn Công Trứ thật lắm niềm vui nhng cũng lắm nỗi buồn. Cái hoạn hải ba đào trên con đờng hoạn lộ luôn đeo đẳng ông cho đến tận lúc ông nghỉ. Xét về nguyên do, chúng tôi xin mợn lời cụ Lê Thớc trong “Sự nghiệp và thơ văn Uy Viễn tớng công Nguyễn Công Trứ”. “Xét ra Nguyễn Công Trứ làm quan sở dĩ hay bị truất giáng nh thế là bởi cái cớ tại ông cũng có. Ngời có tài thờng có cậy tài và hay mang oán. Nhng phần nhiều là bởi tại nhà vua có lòng hẹp hòi, không phân đinh công minh...”.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w