Khoa cử công danh

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 28 - 31)

Nh trên đã nói, Nguyễn Công Tần đem gia đình về quê khi Nguyễn Công Trứ đã bớc sang tuổi 12 và mời một năm sau (1800) Giải nguyên Nguyễn Công Tần qua đời, lúc này Nguyễn Công Trứ đã bớc sang tuổi 23 và trở thành trụ cột của một gia đình. Từ ngày ông Tần mất đi, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nguyễn Công Trứ phải gánh vác nghĩa vụ của một ngời con, một ngời chồng, chủ của một gia đình neo đơn và nghèo khổ. Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ vẫn không lơi lỏng bút nghiên. Mọi vất vả thiếu thốn do cảnh một gia đình nhà nho thất lộc rồi ngày một sa sút. Dần dần Nguyễn Công Trứ đã nếm trải: “Phên vách ngăn nửa bếp, nửa buồng; ống mía đựng đầu kê, đầu đỗ” (bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ). Đó là cảnh sống thực của gia đình ông, của một hàn nho lúc này. Thế nhng cũng trong cảnh bần hàn đó Nguyễn Công Trứ không nguôi rèn chí làm trai và nuôi mộng công danh. Công và danh gắn liền với học và thi. Bảy năm làm mọi nghĩa vụ với gia đình nhng không sao nhãng việc học. Và, phải học nh thế nào đó mới dám vác lêù chõng ra trờng thi: Tự tin, hy vọng ông viết:

Đi không há lại trở về không Cái nợ trần hoàn phải trả xong Rắp mợn điền viên vui tuế nguyệt

Quyết đem thân thế hẹn tang bồng Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Giữa cuộc trần ai, ai dễ biết

Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng.

Nợ núi sông mà đấng nam nhi phải trả, theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ là “công danh” mà muốn đạt đến công danh thì phải có học vị, nghĩa là phải qua khoa cử. Và rồi khoa thi đầu tiên cũng đến.

Vào thời gian cuối triều Quang Toản (1793 - 1802) và đầu triều Gia Long (1802-1820) việc thi cử không tiến hành đợc. Đến năm Đinh Mão (1807) mới có khoa thi Hơng đầu tiên dới triều Nguyễn. Nguyễn Công Trứ ứng thí và năm đó ông đã 30 tuổi. Theo dân gian truyền lại thì đêm trớc của ngày lên đờng, ông còn đi hát ả đào. Khi kéo lều chọng ra đi, tự tin ông còn làm giúp vợ đôi câu đối tặng chồng và tự chúc mình:

Nhờ trời phù hộ chồng tôi, miếng khoa giáp ăn xanh phờng sĩ tử.

Ơn chúa yêu vì bố nó, nợ trần hoàn trang trắng mặt nam nhi .

Khoa thi này Nguyễn Công Trứ là sĩ tử trờng Nghệ An, do Tả tham tri bộ lễ Nguyễn Gia Cát làm Đề điệu, hiệp trấn Hng Hoá Nguyễn Đình Tú làm giám thí, Thiêm sự Bộ binh Hoàng Trọng Toản làm Giám khảo. Kết thúc khoa thi, tr- ờng Nghệ An chỉ có 8 ngời trong số hàng ngàn sĩ tử dự thi “đợc ban mũ áo và đại an yến” [22, 8)]. Nguyễn Công Trứ không qua đợc kỳ thứ nhất. Bạn ông, một ngời hay chữ nh Phan Huy Chú cũng chỉ vào nhị trờng (tú tài) mà thôi.

Tay trắng trở về không, con ngời ông lại bị thắt chặt thêm vào cảnh túng quẫn, đói nghèo của gia đình. Lễ của triều đình lúc này lại cứ 6 năm mới có một khoa thi. Nguyễn Công Trứ vẫn hăm hở, hy vọng, chờ đợi trong cảnh túng quẫn, đói nghèo ấy. Ông biết, muốn có công danh thì phải tập rèn cho văn hay, chữ tốt, phải qua thi thố nên ông vẫn không ngừng việc nấu sử sôi kinh.

Thế rồi khoa thi Hơng thứ hai dới triều Nguyễn cũng đến - khoa thi Hơng năm Quý Dậu (1813). Nguyễn Công Trứ rất tự tin, chắc rằng khoa thi này thế nào mình cũng đỗ cao và nh thế sẽ kết thúc việc thi cử để lo xây dựng sự nghiệp. Cũng trớc khi kéo lều chõng đến trờng thi ông làm đôi câu đối:

“Anh em ơi, băm sáu tuổi rồi, khắp Đông Tây Nam Bắc bốn phơng trời, đâu cũng lừng danh công tử xác;

Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm th vào một gánh, làm cho nổi tiếng trợng phu kềnh”.

Khoa thi này, trờng Nghệ An do Lê Quýnh, Hữu tham tri bộ lễ làm đề điệu; Phạm Quý Thích, Thị trung học sĩ làm Giám thí; Trần Hữu, Đông Các học sĩ làm giám khảo. Lấy đỗ 12 ngời [22, 54]. Nguyễn Công Trứ qua vòng hai thì vắng tên. Phan Huy Chú, ngời đã vào đợc kỳ thi thứ hai (nhị trờng) khoa thi Đinh Mão (1807), giành bảng tú tài, lần này cũng vậy. Một con ngời nổi tiếng hay chữ đến nh Nguyễn Công Trứ còn nể trọng, hai lần thi cũng chỉ đạt đợc mức tú tài và đợc coi là ông “Kép Chú”.

Tự tin là thế, háo hực, hy vọng là thế mà kết quả là thế ! Chân tú tài mà Nguyễn Công Trứ nhận đợc ở khoa thi này chẳng bõ bèn gì với sức học, thực tài và nhất là niềm tự tin mà ông đã ớc định. Lại về làng, ngời mẹ càng già yếu, các con thì đông thêm, ông Tú càng thấm thía thêm về cảnh nghèo, về thân phận của kẻ nghèo. Nhng rồi ông tìm cách tự động viên mình: “Hay là trời còn cho rảnh để mình còn đợc vui chơi”. Và cũng trong thời gian này ông càng dốc tài cầm thi của mình vào những sinh hoạt trò bội, phờng ca trù. Để rồi từ sinh hoạt hát ả đào đã nâng Nguyễn Công Trứ lên tầm cao về hồn ngời, hồn thơ. Và chính những ngời nh Nguyễn Công Trứ đã góp phần làm cho hát ả đào Cổ Đạm lừng danh thuở ấy.

Thời gian vui chơi thì thờng là ngắn, những đêm vui trong sinh hoạt hát ả đào rồi cũng phải gác lại cho một trận bút khoa sắp tới - khoa thi Hơng năm Kỷ Mão (1819). Lần này Nguyễn Công Trứ lại lều chọng lên đờng “nợ sách đèn, cơm áo đã dày lắm rồi mà học tài thi phận, chỉ một phen này nữa mà đã chắc chi danh toại công thành”. Ông tú tâm sự với vợ nh vậy [6, 49]. Và lần này ông đi thi trong sự yên lặng.

Khoa thi Hơng năm Kỷ Mão (1819) Nguyễn Công Trứ ứng thí tại trờng thi Nghệ An, lúc này ông 42 tuổi. Khoa thi này tại trờng Nghệ An do quan Vũ Đức Thông, hữu Tham tri Bộ hình làm Đề điệu; Hoàng Long Hoán, Ký lục dinh Quảng Bình làm Giám thí; Nguyễn Chân Ngôn, Thiêm sự bộ hình làm Giám

khảo. Tơng truyền lúc này tiếng tăm của Nguyễn Công Trứ đã nổi lên khắp nơi. Lúc đến kỳ thi, Tả quân Lê Văn Duyệt vì đang cần ngời cùng mình chèo chống công việc nên đến gặp chủ khảo khoa thi, dặn phải lấy đỗ Nguyễn Công Trứ ở học vị cao. Nhng đó chỉ là một câu chuyện tơng truyền trong dân gian. Kết quả khoa thi này lấy đỗ 14 ngời, Nguyễn Công Trứ đỗ Giải nguyên, đứng đầu bảng hổ:

1. Nguyễn Công Trứ, làng Uy Viễn, Nghi Xuân 2. Đặng Huy Tuất, Kim Khê, Nghi Lộc

3. Hồ Minh Tịnh, Phú Minh, Quỳnh Lu.

4. Nguyễn Năng Tĩnh, Thịnh Trờng, Nghi Lộc 5. Hồ Sĩ Lâm, Quỳnh Đôi, Quỳnh Lu

6. Lê Sĩ Thờng, Đồng Xuân, Nam Đàn

7. Nguyễn Chơng Đạt, Trung Cần, Thanh Chơng 8. Bùi Văn Tán, Yên Đồng, Đức Thọ

9. Nguyễn Huy Triêm, Vạn Lộc, Nghi Lộc 10. Nguyễn Hữu Tố, Đô Lơng, Nam Đàn 11. Lê Hữu Tuệ, Lạc Phố, Hơng Sơn

12. Nguyễn Đức Hiển, Hoành Sơn, Thanh Chơng 13. Phan Bá Đạt, Việt Yên, Đức Thọ.

14. Nguyễn Bùi Nhã, Nộm Liễu, Nam Đàn. [21, 20]

Nh vậy sự khổ công của ông đã đợc đền đáp. Nguyễn Công Trứ đứng đầu bảng hổ trớc 3000 sĩ tử. Sang năm sau Canh Thìn, năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) Nguyễn Công Trứ 43 tuổi đợc bổ làm Hành tẩu ở Quốc Sử quán tại kinh đô Huế.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w