B Nội dung
2.2.2 Những làng và những dòng họ tiêu biểu
Với u thế gần với kinh đô có điều kiện theo đuổi nghiệp học hành và với truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, suốt thời kỳ phong kiến mảnh đất xứ Đoài đã hình thành nên một lực lợng nho sĩ đông đảo. Không những thế nơi đây còn xuất hiện nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học. Trờng hợp cha con cùng đỗ tiến sĩ là khá nhiều nh cha con Nguyễn Phi Khanh – Nguyễn Trãi, cha con Ngô Hoan và hai con Ngô Hoàng, Ngô Ước, cha con Nguyễn Trí Quảng – Nguyễn Viết Thứ, cha con Trần Khái - Trần Phi, cha con Nguyễn Thợng Phiên – Nguyễn Thợng Hiền.
Đặc biệt có dòng họ ba đời đỗ đại khoa nh dòng họ Tạ ở xã Đan Phợng: Tạ Đăng Vọng đỗ tiến sĩ năm 1683 con là Tạ Đăng Huân đỗ năm 1700, cháu nội Tạ Đăng Đạo đỗ năm 1760. Dòng họ Hoàng ở thôn Hoàng Xá, xã Đồng Phú (Chơng Mỹ) cha là Trần Khắc đỗ tiến sĩ năm 1484, con đổi sang họ Hoàng Là Hoàng Nghĩa Phú đỗ trạng nguyên năm 1511, cháu là Tiến sĩ Hoàng Tế Mỹ thi đỗ năm 1538. Dòng họ Nguyễn ở làng Canh Hoạch, cha là Phạm Bá Kỳ, đỗ tiến sĩ năm 1463, con đổi sang họ Nguyễn là Nguyễn Đức Lợng đỗ Trạng nguyên năm 1514, cháu nội là Nguyễn Khuông Lễ đỗ tiến sĩ năm 1535.
Các dòng họ khác nhiều ngời trong gia đình cùng học hành và thi đỗ nh họ Nguyễn (Đông Sơn, Hoài Đức) có 4 ngời là Nguyễn Văn Quảng (1640), con là Nguyễn Viết Thứ (1664) và hai anh em con chú bác là Nguyễn Trí Cung (1703) và Nguyễn Trí Vị (1712). ở làng Nghiêm Xá, Thờng Tín có 3 bố con họ Ngô là Ngô Hoan (1487) và Ngô Ước, Ngô Hoành cùng đỗ năm 1526. Họ Nguyễn (Làng Kim Bài, Thanh Oai) có 3 cha con, họ Ngô làng Chi Nê... Gần nh một quy luật, các dòng họ có nhiều ngời đỗ đại khoa cũng là những dò họ có nhiều ngời đỗ trung khoa.
Làng Canh Hoạch (Thanh Oai) là làng duy nhất của cả nớc có hai vị đỗ Trạng nguyên, dân gian quen gọi là trạng cậu trạng cháu. Ngời cậu là Nguyễn Đức Lợng đỗ Trạng nguyên đời Lê năm 1514, cháu là Nguyễn Thuyến đỗ Trạng nguyên đời Mạc năm 1532. Làng Sơn Đồng huyện Hoài Đức là làng duy nhất mà gần nh thời nào cũng có ngời đỗ đại khoa...
Nhìn chung, nếu chỉ tính hàng đại khoa thì 13 làng khoa bảng của Hà Tây có một ngời giữ cơng vị tể tớng (Nguyễn Viết Thứ), 2 phó tể tớng kiêm thợng th một bộ (Ngô Khuê và Ngô Duy Viên), 9 ngời làm thợng th, 13 ngời đi sứ, 2 ngời làm tế tửu Quốc Tử Giám. Nhiều ngời nổi tiếng thanh liêm, cần mẫn, có vai trò và cống hiến to lớn đối với nền hành chính quốc gia. Khá nhiều ngời nổi tiếng về mặt chính trị, văn học, sử học nh Nguyễn Trực, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Viết Thứ... Hầu hết họ là những ngời có đức, có tài, đem tài năng ra thi thố với đời theo lý tởng sống của kẻ sĩ “thành danh, lập công, lập ngôn và lập
đức”. Những tên tuổi nh Nguyễn Trãi và Nguyễn Trực đợc sách “ Lịch triều hiến chơng loại chí” của Phan Huy Chú chép là những ngời phò tá có công với
nớc, Lý Tử Tấn, Nguyễn Bá Ký, Trình Thanh là gơng mặt nho sĩ tiêu biểu mà ông gọi là “có đức nghiệp” của nhà Lê Sơ (trong tổng số 9 vị). Một số ngời khác có công đóng góp xây dựng làng xóm nh hiến ruộng, hiến tiền để xây dựng tu bổ đình chùa, đền miếu, văn chỉ đợc dân làng dựng bia ghi công. Ta sẽ thấy cụ thể đóng góp của các nhà khoa bảng ở 13 làng khoa bảng qua bảng thống kê sau:
Bảng 2: Đóng góp tiêu biểu của các nhà khoa bảng ở 13 làng khoa bảng. TT Làng Số Tiến sĩ Các chức danh Tể tớng Phó tể t- ớng Thợng th Đi sứ Tế tửu uốc Tử Giám 1. Chi Nê 10 0 1 1 4 0 2. Sơn Đồng 8 1 0 0 3 0 3. Nghiêm Xá 7 0 0 0 1 0 4. Kim Bài 5 0 0 1 0 0 5. Bối Khê 4 0 0 0 1 1 6. Canh Hoạch 4 0 0 2 0 0 7. Đại Định 4 0 0 1 0 0 8. ỷ La 4 0 0 0 1 0 9. Liên Bạt 4 0 0 1 0 0 10. Vĩnh Kỳ 4 0 0 0 1 0 11. Hơng Ngải 4 0 0 2 1 0 12. Phùng xá 4 0 0 1 1 1 13. La Khê 4 0 1 0 0 0 Cộng 66 1 2 9 13 2 Cả tỉnh 4 4 36 41 12 % so với cả tỉnh 25 50,0 25,0 31,7 16,7 Ghi chú: Bảng này do Tiến sĩ Bùi Xuân Đính (viện dân tộc học) lập đợc rút ra từ “Một số vấn đề về văn hiến Hà Tây – truyền thống hiện đại”.
Trong bảng thống kê trên, trừ Nguyễn Thợng Phiên quê Liên Bạt làm quan Thợng th cho triều Nguyễn (1851) còn hầu hết tất cả các vị đại khoa của các làng đều làm việc cho các triều đại trớc đó. Để hiểu hơn về truyền thống khoa bảng Hà Tây đợc thể hiện qua các làng khoa bảng ta sẽ tìm hiểu một số làng tiêu biểu:
Vùng Quốc Oai và Thạch Thất, nổi bật lên là Kẻ Than trên bờ sông Ngọc x- a nh trong “ Đăng khoa lục” và các tấm văn bia mai, long, hổ của làng đã ghi rõ ràng tên tuổi, khoa thi, thứ bậc đỗ đạt của 124 vị khoa bảng, bao gồm 2 tiến sĩ, 28 cử nhân và 94 tú tài. Làng Than còn gọi là làng thầy đồ vì phần lớn các vị đỗ đạt đều chọn con đờng làm thầy. Đức tính hiếu học của dân làng luôn đợc cộng đồng khuyến khích, ghi chép quy định trong cả hơng ớc của làng với nội dung khuyến học. Hiện nay núi Bút, gò Nghiên trớc đình làng vẫn đợc nhân dân giữ gìn, chăm sóc, tu tạo.
ở làng Bùng từ thời Lý đã có Đại t mã Nguyễn Cảnh Câu, thời Trần có Thám hoa Nguyễn Đăng Đạt, thời Lê có các tiến sĩ Vũ Đình Dung, hai cha con
Nguyễn Nhan, Nguyễn Thì Lơng và nhà văn hoá, nhân vật lịch sử Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan, đợc tôn là Trạng Bùng...
Các bậc hiền sĩ của làng Bùng đã làm cho quê hơng mình thêm rạng rỡ trong lòng vùng văn hoá xứ Đoài với núi Phật Tích, với chùa Thầy nơi mà xa kia thiền s Từ Đạo Hạnh dạy đạo lý cho nhân dân, chu thần Cao Bá Quát mở tr- ờng dạy học cho con em đất trạng; dòng họ Phan Huy... Sang kế bên Kẻ Ngái, một làng cổ hiếu học coi việc học hành là mục đích của các trai làng. Theo văn chỉ lu tồn của hai tấm bia đá, dới hàng đại từ “Lịch đại đại khoa” ghi rõ tên 6 vị đại khoa của làng. Liêu Hiến Chơng, Liêu Hiến Quang đỗ Thái học sinh triều Lý; triều Lê Sơ có tiến sĩ Đỗ Hịch, triều Mạc có hoàng giáp Phí Thạc tiến sĩ Đỗ Thê thời Lê Trung Hng ... Nhằm duy trì truyền thống hiếu học của làng, Kẻ Ngái còn tổ chức phần ruộng “học điền” để khuyến khích con em đi học, nhất là đối với các gia đình nghèo có con học giỏi. Dân làng coi trọng tài năng, đức độ của các vị khoa bảng, toả sáng nh sao Bắc Đẩu chỉ đờng.
Vùng Hoài Đức có làng La Cả là làng văn học, khoa bảng. Dân làng rất ham học và học rất giỏi, con em trong làng hiếu học, dân làng quan tâm đến việc học nên hơng ớc của làng có điều khoản miễn “ lực dịch, binh phần” cho ngời chăm chỉ học hành, ngời đỗ đại khoa đợc thởng tiền và ruộng. Làng Sơn Đồng có tiến sĩ Nguyễn Trí Quảng làm Quốc Tử Giám tế tửu đời Lê Trung H- ng. Rồi Kẻ Canh đợc mệnh danh là mảnh đất “thắng địa”, đất ngàn năm văn vật. Có nhiều ngời đỗ đạt, đặc bịêt có trờng hợp trong một gia đình có cha con, anh em, ông cháu đều đỗ đại khoa: Tiến sĩ Nguyễn Hành có con là tiến sĩ Nguyễn Lang. Hoàng giáp Lê Củ Phơng có hai con là tiến sĩ Lê Địch Văn và tiến sĩ Lê Địch Giao và cháu nội là tiến sĩ Lê Địch Vọng. Hai anh em ruột Lý Trần Quán và Lý Trần Dự đều là tiến sĩ ...
Vùng Đan Phợng có làng văn hiến Đại Phùng có dòng họ Tạ ba đời cha con, ông cháu đều đỗ tiến sĩ. Khai khoa của làng là tiến sĩ Tạ Đăng Vọng, con trởng là hoàng giáp Tạ Đăng Đạo. Tiến sĩ Đặng Đình Tớng ở hàng “ngũ lão trọng thần” của triều Lê - Trịnh, là tác giả của cuốn “ Thuật cổ quy huấn lục”một quyển sách giáo khoa gồm hai tập chia làm 8 thiên,ông cũng viết thêm nhiều cuốn sách khác nữa.
Bia văn chỉ “Đại khoa tiên hiền bi ký” của xã Trung Hoà huyện Chơng Mỹ có bài minh với 4 câu mở đầu:
Núi Sóc in gió vút Sông uốn sóng văn trào Đất thiêng sinh ngời giỏi Kế nối đỗ đạt cao...
Văn bia cũng ghi lại danh sách các vị khoa bảng gồm 2 tiến sĩ và một phó bảng của làng Trung Hoà; làng Chi Nê có 11 tiến sĩ thuộc triều Lê. Đặc bịêt, d- ới triều Trần năm 1247 có Đặng Ma La ngời làng Tốt Động mới 14 tuổi đã đỗ Thám hoa.
Thờng Tín có làng Nhị Khê (tên nôm là làng Rũi) là quê hơng của nhà văn hoá lớn: ức Trai - Nguyễn Trãi. Hiện nay trên tấm bia bên Bãi Sếu của dòng Tô Lịch (Nhị Khê) vẫn còn ghi : “Nguyễn Phi Khanh 19 tuổi, đỗ đệ nhất giáp tiến
sĩ cấp đệ, đệ nhị danh...”, “Nguyễn Trãi 21 tuổi, đỗ tiến sĩ đệ nhị danh khoá Canh Thìn...”. Hiện vẫn còn dấu tích nhà trờng của Phi Khanh ở xóm Hạ, trại
ổi.
Vùng ô trũng Phú Xuyên có Phợng Dực, với tên Nôm là làng Rực. Trên tấm bia đá khắc từ thời Lê niên hiệu Hồng Đức, cả trong cuốn “Phợng Dực đăng
khoa lục” ghi chép tên tuổi, quê quán, khoá thi, học vị của 272 ngời làng đỗ h-
ơng cống, sinh đồ, khoa y dợc, th toán... Làng Giẽ Hạ có họ tộc cụ Trần Văn Huy với 5 đời đỗ đại khoa. Cụ Huy đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442), con tr- ởng Trần Cẩn đỗ tiến sĩ năm 1469 khoa Kỷ Sửu, cháu là Công Toản đỗ tiến sĩ năm 1520 khoa Canh Thìn và Trần Công Chất (cháu đời thứ 5) đỗ Trạng nguyên năm 1661, khoa Tân Sửu...
Trình độ học vấn, khoa bảng của mỗi làng, mỗi vùng tuy có khác nhau nhng truyền thống hiếu học là đặc điểm chung của mảnh đất xứ Đoài xa và nay, nó tồn tại mãi trong kí ức, ăn sâu trong máu ngời dân Hà Tây và là niềm tự hào của đất “địa linh nhân kiệt” ấp hai vua... Ta cũng không quên đợc những lời truyền tụng về di tích “văn miếu trấn Sơn Tây” toạ lạc trên một khu đồi cạnh bờ sông
Tích thuộc địa phận Mông Phụ, xã Đờng Lâm, dù mãi sau này khi Minh Mệnh lên ngôi nó mới đợc xây dựng.
Tóm lại, Hà Tây là vùng đất có nhiều truyền thống văn hiến tốt đẹp với một nền giáo dục phát triờ̉n, kết quả khoa cử rạng rỡ... Nơi đây còn nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học của nhiều làng khoa bảng, chính truyền thống đó đã làm cho làng xã thêm hng thịnh mãi mãi. Sự hiếu học và thành đạt trên con đờng khoa cử của các ông nghè, ông cống đã làm cho quê hơng Hà Tây thành những vùng văn hiến, đem lại niềm tự hào cho thôn xóm và rạng rỡ cho gia đình họ tộc. Nhiều làng không trội về mặt khoa bảng nhng lại là đất danh thơm về ngời hiền tài đức độ, đợc nhân dân mến phục tôn thờ.
Chơng 3: Một số nho sĩ tiêu biểu và đặc điểm giáo dục khoa cử Nho học Hà Tây từ 1075 đến 1802.