Nguyễn Phi Khanh

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 58 - 59)

B Nội dung

3.3.1Nguyễn Phi Khanh

Chúng ta đã biết tiờ̉u sử tóm tắt của Nguyễn Phi Khanh ở mục 2.2.1 trang 37-38 nên ở đây tôi chỉ xin nói thờm khía cạnh Nguyễn Phi Khanh - nhà văn hoá.

Tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh, ngoài “Nhị Khê thị tập” (đã mất), “Nguyễn Phi Khanh thi văn” (do Dơng Bá Cung su tập in trong ức Trai thi tập) còn có “Thanh H động ký” viết năm 1384, ca ngợi Trần Nguyên Đán là áng văn rất nổi tiếng trong văn học sử Việt Nam.

Trong các nhà thơ thời Trần - Hồ, Nguyễn Phi Khanh có lẽ là ngời đã thể hiện đợc trong thơ cái tôi trữ tình một cách sâu sắc, day dứt nhất. Đọc hơn 70 bài thơ hiện còn của ông đợc viết từ khi còn trẻ đến lúc “cảnh già” đã “xồng

xộc tới”, thấy thơ ông phản ánh khá rõ hoàn cảnh xã hội đơng thời đầy biến

động, loạn lạc, dân tình khổ sở vì phải chạy giặc, vì thiên tai, mất mùa... Đồng thời thơ Nguyễn Phi Khanh cũng ghi lại chân thực số phận vất vả, lận đận của ông, một ngời có đức có tài sống vào thời kỳ đang sung sức nhất thì không đợc trọng dụng; khi đợc dùng, đợc có điều kiện mang tài năng giúp đời thì tuổi đã già và vơng triều ông phục vụ bị tan vỡ, cả vua, tôi đều bị bắt lu đầy biệt xứ.

Đó là nỗi đau của một trái tim bất lực giữa cuộc đời tao loạn, không ổn định, mà ở đây nhà thơ chỉ là ngời lữ khách phiêu bạt với bao nỗi buồn về “thế

đạo”.

Bên cạnh những dòng thơ giãi bày nỗi buồn tâm thế, Nguyễn Phi Khanh đã dành nhiều tình cảm thắm thiết để viết về bạn bè, về quan T đồ Trần Nguyên Đán, ngời bố vợ có ảnh hởng rất lớn đối với t tởng, tình cảm của ông và nhất là viết về nhân dân lao động, tầng lớp cùng khổ của xã hội mà ông thờng có dịp

sống gần gũi với tất cả sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu đến ngọn nguồn những bất hạnh họ phải chịu đựng:

“Ruộng lúa nghìn dặm đỏ nh lửa cháy

Khắp đồng quê tiếng kêu than không biết dựa vào đâu Núi sông của thần đất khô nứt nẻ,

Ma móc của trời còn xa lắc Lới tham quan lại vơ vét cạn kiệt

Sinh mạng dân nh dầu mỡ tiêu hao một nửa Xin đem bài thơ mới làm thay tờ tâu trình

Hiện giờ vì đang mắc bệnh không thể vào hầu đợc”.

Ông cũng là nhà thơ sử dụng điêu luyện thể thơ Đờng luật với phong cách của một đại gia. Những câu thơ đầy phong vị Đờng thi gặp rất nhiều trong thơ ông.

Nguyễn Phi Khanh thờng hay nhắc đến Đào Tiềm, Tạ Linh Vận, Lý Bạch nhng hình nh Đỗ Phủ là nhà thơ ông yêu thích và chịu ảnh hởng sâu đậm hơn cả. Tuy nhiên, chính ngời bố vợ Trần Nguyên Đán, mới là ngời có ảnh hởng sâu sắc, cả về t tởng lẫn thái độ nhân sinh của Nguyễn Phi Khanh. Và ông lại là thi gia để một dấu ấn rất rõ nơi tâm hồn Nguyễn Trãi con ông.

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 58 - 59)