B Nội dung
3.3.5 Phùng Khắc Khoan
Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan có lẽ là 2 gơng mặt lớn nhất và tiêu biểu nhất cho lịch sử văn hoá dân tộc ta thế kỷ XVI - XVII. Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngời có ý thức tìm về cội rễ tinh thần dân tộc rất sâu sắc nhng cũng thấm nhuần đến cốt lõi văn hoá Trung Hoa và mang một phong độ sống cao khiết của nhà hiền triết á Đông ít ai sánh đợc thì Phùng Khắc Khoan tuy học vấn sâu rộng, song lại là ngời có cuộc sống hết sức lão thực, hết sức dân dã, gần gũi với cuộc sống, gần gũi với công việc đồng áng, nông tang... ông đợc tôn
là trạng Bùng với nhiều giai thoại, truyền thuyết, lời ca phổ biến ở xứ Đoài. Hà Nội cũng rất ngỡng mộ ông, đã đặt tên cho đờng phố - phố Phùng Khắc Khoan.
Phùng Khắc Khoan là danh sĩ quê ở làng Phùng Xá, tên nôm Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất Sơn Tây. Ông có hiệu là Hoằng Phu, Nghị Trai, Mai Nham Tử. Ông thi đậu Hoàng Giáp năm Canh Thìn (1580) khi ấy đã 53 tuổi và là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê (18,330). Ông đợc giao nhiều chức vụ quan trọng nh Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Tán trị Thừa chính sử ty, Thừa chính sứ các xứ Thanh Hoa, Tả Thị Lang bộ Công, Thợng th bộ Công, Thợng th bộ Hộ, tớc Mai quận Công, đợc nhà Lê trọng vọng vì có công trong việc dẹp nhà Mạc.
Nổi bật nhất trong cuộc đời làm quan của Phùng Khắc Khoan là thời gian đi sứ nớc ngoài, năm 1597 ông đợc cử làm chánh sứ dẫn đầu một sứ bộ sang triều Minh. Với trí tuệ uyên thâm, mu lợc vốn có, cộng với tài đối đáp, ứng xử linh hoạt, uyển chuyển, Phùng Khắc Khoan nhiều lần làm cho vua tôi nhà Minh kinh ngạc, kính nể, cảm phục. Cuộc đi sứ thành công lớn và đợc Lê Quý Đôn đánh giá trong “Kiến văn tiểu lục” là “Phùng Khắc Khoan phụng mệnh đi sứ,
tuổi đã ngoại bẩy mơi.. biện bạch quang minh chính đại, hoàn thành sứ mệnh vua giao, làm mạnh mẽ thể chế trong nớc...” (18,330) Đặc biệt trong lần đi sứ
này Phùng Khắc Khoan đã kết giao đợc với sứ thần triều Tiên Lý Tối Quang cũng là một ngời có văn tài. Trong các cuộc gặp gỡ “bút đàm” Phùng Khắc Khoan đã để lại trong ký ức Lý Tối Quang nhiều ấn tợng đẹp đẽ. Lý Tối Quang ghi lại hình ảnh Phùng Khắc Khoan nh một bức ảnh chụp: “Sứ thần họ Phùng,
tên Khắc Khoan, tự hiệu là Nghị Trai, tuổi ngoài bảy mơi, hình dáng lạ lùng, răng nhuộm đen, tóc vấn thành búi, áo dài, ống tay rộng, khăn đội trên đầu thì lấy cả khổ vải đem trùm lên đầu nh dáng khăn ông s. Ông ngời tuy đã già nhng sức khoẻ, thờng đọc sách, viết sách luôn...”(18,331).
Trong ngoại giao, Phùng Khắc Khoan luôn ở thế chủ động, giữ vững khí tiết của ngời Việt Nam, vững vàng tự tin trong đối đáp, lúc bằng thơ văn lúc bằng lời nói hùng biện đầy sức thuyết phục. Sự nhún nhờng, khéo léo của Phùng Khắc Khoan trong những tình huống cần thiết đã làm cho đối phơng phải cảm
phục, bớt giận làm lành. Nhiều lần, sau những buổi tiếp kiến, dù có ấm ức trong lòng, vua Minh vẫn ngầm ra lệnh cho quân thần đối xử tử tế với Phùng Khắc Khoan(17,257).
Phẩm chất và tài năng ngoại giao của Phùng Khắc Khoan đã gây tiếng vang về nớc và lan toả sang các nớc láng giềng thời bấy giờ.
Là một vị trung thần, tài kiêm văn võ, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, đợc ngời đơng thời suy tôn là “nhân vật đệ nhất”. Khi về hu, tuổi gần 80 Phùng Khắc Khoan gần gũi, giúp nhân dân xây dựng quê hơng, mang nghề dệt lụa, giống và cách trồng ngô, trồng đỗ cho dân làng Phùng Xá. Để tởng nhớ ông, nhân dân Phùng Xá lập đền thờ ông(17,256-257).
Bên cạnh tài năng ngoại giao lỗi lạc, Phùng Khắc Khoan còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông đã sáng tác hàng trăm bài thơ đi sứ, hoặc tự xớng, tự hoạ, hoặc vịnh cảnh, vịnh ngời, hoặc tặng đáp vua quan Trung Quốc, sứ thần Triều Tiên,... bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có 3 tác phẩm quan trọng là Ngôn Chí thi
tập, Lâm tuyền vãn, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.
Lâm Tuyền vãn (còn gọi là Đào Nguyên Thành) dài 185 câu đợc viết bằng
chữ Nôm với nội dung miêu tả cách trồng rau, quả cùng công dụng của từng loại đối với con ngời nhất là đối với nhân dân vùng Con Cuông Nghệ An, nơi Phùng Khắc Khoan viết tác phẩm này, khi vì có chuyện trái ý vua bị đầy tới đây. “Lâm Tuyền vãn” không những cho ta thấy ở Phùng Khắc Khoan có một vốn trí thức nông nghiệp hết sức phong phú mà còn là tác phẩm nói lên tâm sự của cụ và tâm hồn đôn hậu, giản dị, mộc mạc, gắn bó với đời, với thiên nhiên một cách hài hoà.
Mai Lĩnh sứ hoa thi tập là tập thơ dài nhất của Phùng Khắc Khoan đợc
sáng tác trong thời gian Cụ đi sứ Trung Quốc. Ngoài những bài viết với tính chất giao tế, thủ tục, phục vụ quan hệ bang giao, những bài khác thờng bộc lộ tâm sự nhớ nớc thơng nhà, ý chí bảo vệ quân mệnh, quốc uy và thể hiện tinh thần hoà hảo của nhân dân ta với nhân dân các nớc láng giềng.
Phùng Khắc Khoan là một tác giả lớn có nhiều tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hớng nhập thế tích cực của văn học viết buổi suy thời. Ông là ngời đầu tiên dùng ngôn ngữ dân tộc để diễn tả kinh truyện.
“Ngôn chí thi tập” là tập thơ chính, rất dài của Phùng Khắc Khoan, đợc sáng tác liên tục từ thuở thiếu niên đến buổi văn niên. Nội dung tập thở trải ra trên mọi mặt sinh hoạt, tâm tình, hành vi, lý tởng trong gần suốt cuộc đời tác giả, với hàng trăm tuyệt tác đầy chất triết lý và trữ tình, thể hiện sâu sắc tình yêu quê hơng, tổ quốc và quý trọng những con ngời lam lũ trên đồng ruộng, thơ văn của ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức dân tộc, tuy sống trong buổi suy vi của chế độ phong kiến nhng ông vẫn tin vào tơng lai xán lạn của đất nớc(17,258).
Thơ văn Phùng Khắc Khoan vừa nói cái chí lớn của kẻ nam nhi phải lập công danh ở đời, khẳng định một quan niệm sống tích cực, một niềm u ái chân tình, một tiếng nói tự cờng, hữu nghị, vừa nêu cao vai trò của sách vở, văn ch- ơng, của văn hoá với quan niệm rằng tất cả những ngời làm nên sự nghiệp “khanh tớng” đều có học vấn cao:
“Tự cổ khởi thân khanh tớng giả,
Phúc trung toàn yếu hữu thi th".
(Từ xa những ngời lập thân làm nên khanh tớng, Là những ngời trong bụng phải có sách vở).
(Tự thuật) Nội dung thơ văn Phùng Khắc Khoan cũng phong phú, đẹp đẽ nh chính cuộc đời Phùng Khắc Khoan, một cuộc đời lớn, tất cả vì nớc, vì dân.