Nguyễn Gia Phan

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 71)

B Nội dung

3.3.7Nguyễn Gia Phan

Nguyễn Gia Phan còn gọi là Nguyễn Thuyên, tự là Thế Lịch, hiệu Dỡng Am, Từ Am c sĩ. Ông sinh năm 1748 tại làng Yên Lũng xã Dỡng An huyện Từ Liêm nay là xã An Khánh, Hoài Đức trong một gia đình danh giá (Ông nội là Khâm quận công Nguyễn Thế Khoan, thân phụ là Xơng Thọ hầu Nguyễn Thế Xứng) có truyền thống y học, mấy đời làm thuốc.

Nguyễn Gia Phan là học trò và con rể tham tụng Nguyễn Quý Cảnh. Ông đỗ tiến sĩ năm ất Mùi (1775) cùng khoa thi với Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích.

Sau khi thi đỗ Đại khoa Nguyễn Gia Phan đợc bổ nhiệm chức Cấp sự khoa bộ Hộ, rồi thăng Giám sát ngự sử đạo Sơn Tây. Nguyễn Gia Phan đợc gọi về triều, làm quan ở Thái y viện. Sau ông đợc thăng chức làm Binh bộ hữu thị lang (hàm chánh tam phẩm) và đợc phong tớc bá (Hoàng Phong bá). Dới thời Lê Chiêu Thống (1787 - 1788) ông đợc sung chức Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng.

Trong hơn 10 năm làm quan dới thời Lê - Trịnh, thành tích nổi bật của Nguyễn Gia Phan vẫn là về y học. Ngoài việc chữa bệnh cho chúa Trịnh và những ngời trong cung vua Lê, phủ Chúa Nguyễn Gia Phan đã có công lớn

trong việc khống chế dịch bệnh lan tràn ở vùng Sơn Tõy vào khoảng năm 1777. Ông rất giỏi về nghề thuốc, đặc biệt là nhi khoa. Hiện trong kho sách Hán Nôm còn giữ đợc một số tác phẩm nh: “Tiểu nhi khoa, Thai sản điều lý phơng pháp,

Hộ nhi phơng pháp tổng lục...”.

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ nhất Nguyễn Gia Phan trở về quê làm thuốc và dạy học. Trong các năm 1789, 1791 ở Bắc Hà lại bị bệnh dịch hoành hành và Nguyễn Gia Phan đã chữa trị đợc cho rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi tử thần của dịch bệnh.

Năm 1791 theo lời triệu gọi của vua Quang Trung, Nguyễn Gia Phan đã vào kinh đô Phú Xuân nhận chức làm quan cho triều Tây Sơn. Vua Quang Trung rất mến tài, tin cậy và rất thích thơ Nôm của ông.

Dới triều Cảnh Thịnh (1793 - 1801) Nguyễn Gia Phan đợc giao chức thợng th bộ Lại, nhng ông vẫn tham gia vào công việc chữa bệnh cứu ngời (18,338).

Dới triều Tây Sơn, Nguyễn Gia Phan đợc phong tớc Trung thọ hầu(18,338). Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Gia Phan cùng với số ngời khác bị Gia Long bắt đem đến Văn miếu ở Thăng Long đánh đòn. Sau Nguyễn Gia Phan đợc tha và ông về quê vợ ở Đại Mỗ chuyên chữa bệnh cứu ngời.

Năm 1805 ông đợc triệu vào kinh đô Huế chữa bệnh cho bà mẹ Gia Long. Gia Long muốn bổ dụng Nguyễn Gia Phan làm quan nhng chữa bệnh xong, ông cáo từ xin trở về quê hơng. Ông thọ 70 tuổi.

3.4. Một số đặc điểm nổi bật của giáo dục khoa cử Nho học Hà Tây từ 1075 - 1802.

Hiếu học đã trở thành truyền thống của không chỉ riêng ngời Hà Tây mà là chung cả dân tộc Việt, việc học hành đã in sâu vào tiềm thức của mỗi ngời nh là một lý tởng, một sự u ái của cộng đồng c dõn. Theo nhận định của ngời xa thì ngời đi học có ba mục đích, thứ nhất là để hiểu biết cơng thờng đạo lý; mục đích thứ hai là cố sao thi đậu làm quan để mang tài ra kinh bang tế thế ngõ hầu làm tròn cái sứ mạng của kẻ sĩ đối với vua, với nớc và cũng là để hởng công danh lâu dài; mục đích thứ ba là đối với dân quê dù chân lấm tay bùn cũng cố bắng cho con đi học 3 năm. Họ không hề mong cho con thi đậu làm quan mà

chỉ để biết đọc bản gia phả của dòng họ, biết viết một cái bằng khoán mua bán nhà cửa hoặc trâu bò để khỏi bị ngời khác lừa dối. Đến tận bây giờ, ngời đi học và nhất là thầy dạy học vẫn đợc dân tộc Việt Nam rất quý trọng.

Chính bởi điều đó nên ngay tại mỗi địa phơng, tại các làng xã các chính sách khuyến học đợc quy định thể hiện ngay trong lệ làng, hơng ớc, những tấm gơng hiếu học đợc vinh danh, tôn trọng và đợc lu truyền từ đời này đến đời khác. Nhìn vào truyền thống khoa bảng của Hà Tây ta thấy rất rõ điều này. ở

đây việc học tập thi cử diễn ra từ rất sớm và có nhiều thành tựu nổi bật hơn so với các vùng khác trong cả nớc. Có thể nói trên đất Hà Tây khoa bảng đời nào cũng có, mà số ngời thi đỗ trong từng khoa cũng chiếm tỷ lệ rất lớn so với cả n- ớc. Các t liệu lịch sử hiện còn đã nói rõ điều đó, đặc biệt là nguồn t liệu khai thác trong bia tiến sĩ ở khu văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Trong ngót hơn một ngàn năm lịch sử Hà Tây có tới 338 nhà đại khoa, từ 1075 đến 1802 có tới 287 vị, họ đã có nhiều đóng góp cho đất nớc trên các ph- ơng diện khác nhau. Dới thời Lý - Trần - Hồ giáo dục, đào tạo và khoa cử Nho học mới bớc đầu phát triển. Với u thế gần kinh đô Thăng Long, Hà Tây đã vợt lên một số địa phơng khác, chiếm 14,46% số ngời đỗ đại khoa của cả nớc, trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng nh Đặng Ma La mới 14 tuổi đã đỗ Thám hoa khoa thi năm 1247 và đặc biệt là Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn cùng đỗ khoa thi năm 1400 là những gơng mặt văn hoá tiêu biểu của dân tộc ta ở thế kỷ XV. Thời Lê Sơ, thế kỷ XV, nền giáo dục đào tạo và khoa cử nớc ta phát triển mạnh và đạt những kết quả rực rỡ. Đây cũng là thời kỳ mà khoa bảng Hà Tây có bớc tiến vợt bậc (chỉ riêng số lợng có tới 133 trong tổng số 321 nhà khoa bảng của địa ph- ơng trong suốt chiều dài lịch sử thi cử phong kiến từ 1075 - 1919, chiếm tỷ lệ 41,43%). Tơng quan với cả nớc đây cũng là thời kỳ khoa bảng Hà Tây chiếm tỷ lệ cao (13,22%), một tỉ lệ mà sau đó không bao giờ có đợc nữa. Thời Mạc, khoa bảng Hà Tây có sút kém chút ít (chỉ chiếm tỷ lệ 9,62% so với toàn quốc) nhng trong tổng số đó lại nổi lên một gơng mặt văn hoá rất tiêu biểu, đó là Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên bớc sang thời Lê - Trịnh, Hà Tây lại tiếp tục phát huy đợc truyền thống của mình, với t cách là một trong những trung tâm giáo dục và

đào tạo Nho học lớn của cả nớc: tỉ lệ ngời đỗ so với toàn quốc vợt lên 12,2%. Trong số đó có nhiều nhân vật tiêu biểu nh Giang Văn Minh, Đặng Đình T- ớng... Đến thời Nguyễn, u thế gần kinh đô không còn nữa, số ngời đỗ đại khoa của Hà Tây chỉ chiếm tỉ lệ 6,63% so với cả nớc. Nhng dù vậy Hà Tây vẫn ở vị trí nhóm các địa phơng đứng đầu cả nớc với những gơng mặt nổi bật nh Hà Tông Quyền, Nguyễn Thợng Hiền...

Song đây mới chỉ là thống kê về những ngời đỗ đại khoa, trong thực tế còn rất nhiều ngời khác, tuy không đỗ đạt cao nhng vẫn là những nhà văn hoá xuất sắc. Nh ở thế kỷ XIX, Phan Huy Chú, nhà bác học lớn, tác giả bộ bách khoa th “Lịch triều hiến chơng loại chí” chỉ đỗ đến tú tài hai lần...

ở Hà Tây thì hầu nh huyện nào cũng có làng khoa bảng, nhiều làng khoa bảng nổi danh cả nớc nh Vân Canh ở Hoài Đức, Canh Hoạch ở Thanh Oai, Chi Nê ở Chơng Mỹ, mỗi làng có đến chục ngời đỗ đại khoa. Theo số liệu thống kê tên làng xã trong các sách “Hà Đông tỉnh tổng xã thôn danh hiệu” và “Sơn Tây

tỉnh chí”thì vào đầu thế kỷ 20 trên địa bàn tỉnh Hà Tây có 950 làng. Bảng thống

kê các làng có ngời đỗ đại khoa trong sách “Ngời Hà Tây trong làng khoa

bảng” cho thấy Hà Tây có 160 làng có ngời đỗ đại khoa, chiếm tỷ lệ khoảng

20%, phân bố khắp cả 14 huyện thị trên đất Hà Tây.

Xét về địa bàn phân bố các vị đại khoa của Hà Tây là không đồng đều. Các vùng gần kinh thành Thăng Long Nho học và khoa cử phát triển mạnh hơn những nơi khác, tỉ lệ đỗ đạt cao hơn so với Hà Tây vùng núi, trung du. Một khuynh hớng khác dờng nh thể hiện rõ hơn là hiện tợng tập trung với mật độ đậm đặc, số ngời đỗ đạt vào một số làng. Chỉ với 10,24% số làng có từ 4 nhà đại khoa trở lên đã chiếm tới 28,34% số ngời đỗ (nếu tính từ ba trở lên thì các tỉ lệ trên là 20,48% và 46,60%). Nh vậy, rõ ràng là có truyền thống khoa cử ở một số làng. Nhng cũng chỉ có một làng duy nhất mà gần nh thời nào cũng có ngời đỗ đại khoa, đó là làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Mặt khác, những làng này cũng chỉ tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc tỉnh Hà Đông cũ.

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, thế kỷ XV là thời kỳ gặt hái nhiều thành tựu nhất (1006 ngời đỗ đại khoa, chiếm tỷ lệ 34,71% số nhà khoa bảng).

Tuy nhiên với Hà Tây thì thành tựu đó còn lớn hơn (133 ngời đỗ đại khoa chiếm tỷ lệ 41,43% số nhà khoa bảng của Hà Tây, 13,22% so với cả nớc). Đặc biệt có nhiều khoa thi mà tỉ lệ ngời Hà Tây chiếm đợc bảng vàng rất cao nh khoa 1442 (27,27%), khoa 1448 (37,03%), khoa 1458 (25,00%), khoa 1463 (22,72%)... Điều nàykhông chỉ cho thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục và khoa cử của Hà Tây trong nền giáo dục khoa cử của cả nớc dới thời Lê Sơ mà còn chứng tỏ vị trí to lớn của Hà Tây trong nền giáo dục và khoa cử cả nớc thời kỳ này.

Không chỉ dừng lại ở số lợng, các nhà khoa bảng Hà Tây thế kỷ XV, một phần đáng kể trong số đó, đã trở thành những gơng mặt văn hoá tiêu biểu của đất nớc, có những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực. Hầu hết đều tham gia chính sự các mức độ khác nhau (124/133), 24 ngời làm đến chức Thợng th, nhiều ngời nổi tiếng thanh liêm cần mẫn, có vai trò cống hiến to lớn đối với nền hành chính quốc gia. Sách “ Lịch triều hiến chơng loại chí” của Phan Huy Chú chép Nguyễn Trãi và Nguyễn Trực trong danh sách những ngời phò tá có công với n- ớc. Và trong số chín gơng mặt nho sĩ tiêu biểu mà ông gọi là “có đức nghiệp” của nhà Lê Sơ thì Hà Tây có ba vị. Đó là Lý Tử Tấn, Trình Thanh, Nguyễn Bá Ký, bên cạnh những tên tuổi khác nh Lý Tử Cấu, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Nhân Thiếp, Đặng Minh Khiêm, Vũ Tự, Vũ Quỳnh.

Thực tế cho thấy lịch sử đã ghi nhận các nhà khoa bảng Hà Tây đều có những đóng góp xứng đáng cho đất nớc về các mặt chính trị, văn hoá, giáo dục. Hầu hết các tiến sĩ khi thi đỗ đều đợc giao trọng trách. Có ngời đợc sung vào Đài gián nh Hoàng Nghĩa Phú, Nguyễn Thuyến, Dơng Trực Nguyên, có ngời giữ trọng trách làm quan đầu triều nh Nguyễn Viết Thứ, Đặng Đình Tớng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Bá Lân... Tài năng của các nhà khoa bảng còn thể hiện ở lĩnh vực văn học, sử học. Nhiều vị khoa bảng Hà Tây đã có những tác phẩm bất hủ để lại cho đời nh Nguyễn Trãi với “Bình ngô đại cáo”, Ngô Sĩ Liên với “Đại

Việt Sử ký toàn th”, Phùng Khắc Khoan với “Ng phủ nhập Đào nguyên truyện”... Nhiều ngời đợc sung vào làm giáo thụ, t nghiệp tế tửu Quốc Tử Giám,

Trực, Hoàng Nghĩa Phú, Nguyễn Duy Đôn. ở Hà Tây cũng có ba vị tiến sĩ tham gia soạn thảo văn bia tiến sĩ ở văn miếu Hà Nội, là Hoàng Giáp Nguyễn Đôn Phục, tiến sĩ Nguyễn Nham, Hoàng Giáp Nguyễn Duy Đôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đặc điểm nổi bật nữa của giáo dục khoa cử Nho học Hà Tây đó là nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học. Có trờng hợp cha con cùng đỗ tiến sĩ, có dòng họ ba đời đỗ đại khoa cũng có dòng họ nhiều ngời trong gia đình cùng học hành và thi đỗ... Có một điểm đáng chú ý là nhiều nhà khoa bảng Hà Tây dù thi đậu nhng lại không ra làm quan mà thích về quê dạy học, có ngời chú trọng giáo dục, đào tạo cho con cháu trong gia đình, dòng họ, tạo cho gia đình gia tộc mình một nền nếp học vấn, một truyền thống văn chơng lâu dài, khó có gia đình nào theo kịp nh Ngô Thì ức. Dới sự chỉ đạo, dìu dắt của ông mà sau này chúng ta mới có những tài năng nh Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sĩ... Có lẽ nhờ giữ gìn, duy trì lâu dài truyền thống hiếu học của quê hơng, gia đình, dòng họ nên ở Hà Tây mới có nhiều nhà khoa bảng đậu đại khoa đến vậy?

Nho giáo quan niệm, vai trò của ngời học trò và thầy giáo đợc đề cao, ngời thầy đợc đặt trớc cả cha mẹ “quân, s, phụ”, chứng tỏ chỗ đứng của ngời thầy thật là cao cả. Các nhà khoa bảng Hà Tây không chỉ đóng góp tài năng trong việc xây dựng đất nớc mà họ còn mang nặng một tấm lòng gắn bó với quê h- ơng. Nhiều ngời sau khi nghỉ hu đã về quê mở lớp dạy học, bồi dỡng tài năng cho các thế hệ trẻ sau này và trong số họ có không ít ngời đã trở thành những ngời thầy nổi tiếng cả nớc nh Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trực, Nguyễn Đình Trụ, Phan Huy Chú...

C. Phần kết luận

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo nghịch

Có nhân, có trí, có anh hùng.

Nguyễn Trãi

Đã mấy trăm năm qua đi nhng khi đọc lại hai câu thơ ấy ta vẫn cảm nhận sâu sắc đợc cái khí tiết của ngời anh hùng xa. Phải, nho sĩ xa kia đi học không chỉ để làm quan, để đợc vinh danh cho đến muôn đời sau mà còn để đợc hành đạo, giúp đời, giúp ngời thoả chí của kẻ anh hùng. Nh Trạng nguyên Nguyễn Trực có viết “Trị nớc lấy nhân tài làm gốc, dùng ngời lấy chữ tín làm đầu ...” nhân tài là tinh hoa của đất nớc, khoa cử đặt ra cốt để kén chọn nhân tài cho đất nớc. Các nhà khoa bảng Hà Tây là vốn quý của quốc gia, nhân tài của nớc nhà qua các thời đại.

Con ngời là vốn quý nhất trong mọi hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội, ở Hà Tây con ngời và việc học hành thi cử đợc coi trọng và đặt lên hàng đầu, nó trở thành tiêu chí so sánh giữa các gia đình , dòng họ trong làng, giữa các làng với nhau và có sự thi đua giữa các huyện trong cùng tỉnh, biểu hiện cụ thể nhất là ở chế độ chiêu hiền đãi sĩ và thái độ kính trọng, yêu quý của ngời dân đối với những ai học hành chăm chỉ, thi cử đỗ đạt. Ngay trong hơng ớc hay quy định của mỗi làng, mỗi huyện đều có những điều khoản nhất định đề cập đến sự u đãi dành cho các ông nghè, ông cử, những bậc đại khoa của cộng đồng. Họ đợc miễn tạp dịch, su thuế, ngời đỗ đại khoa đợc thởng tiền và ruộng, đợc ghi danh vào văn bia của làng... Trong các bữa tiệc hay công việc lớn của cả làng, hội làng thì thứ tự chức t- ớc thể hiện ở các vị trí ngồi. Tất cả trở thành niềm trọng vọng và mơ ớc từ nhiều đời của các kẻ sĩ ở Hà Tây ngay cả ngời phụ nữ cũng đợc kính trọng nếu họ có học, có tài và đem tài năng ấy ra giúp nớc nh bà Nguyễn Thị Lộ... ở Hà Tây, ngời phụ nữ không chỉ là những bà nghè, bà cử núp sau bóng chồng con, nuôi chồng con ăn học thành tài mà chính bản thân họ cũng tham gia học hành trở thành ớc mơ, niềm say mê của chung cả cộng đồng, từ già, trẻ, gái trai, nho sĩ hay kẻ nghèo hèn ... những ngời hiếu học đợc gia đình và cả cộng đồng quan tâm, giúp đỡ, yêu quý. Đó là đặc điểm của ngời dân Việt Nam nói chung, ngời Hà Tây nói riêng.

Một phần của tài liệu Giáo dục, khoa cử nho học hà tây từ 1075 1802 (Trang 71)